Nam giới có bị ung thư vú không?
Nam giới thường quan niệm ung thư vú là bệnh của phụ nữ nên rất nhiều người chủ quan, thờ ơ với bệnh tật. Qua đây chúng ta nên học cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú ở nam giới rất hữu ích cho việc phát hiện sớm và điều trị.
Nam giới và phụ nữ mặc dù đều trải nghiệm những triệu chứng ung thư vú tương tự nhau nhưng bệnh này vẫn thường rất khó được chẩn đoán ở nam giới.Ung thư vú phát triển như là kết quả của sự tăng trưởng tế bào ác tính trong mô vú. Các tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.Các triệu chứng của bệnh ung thư vú ở nam giới – cho dù đó là các khối trong mô, trong da hoặc thay đổi núm vú cũng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nào đó nhưng nó vẫn thường khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh hoặc chẩn đoán nhầm.
Một số triệu chứng bệnh ung thư vú ở nam giới
Sưng vú hoặc nổi cục bất thường ở vú
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là xuất hiện những cục ở mô vú. Vì nam giới có mô vú ít hơn nữ giới nên những cục u này dễ hình dung và sờ thấy hơn. Các cục u có thể xuất hiện trong mô vú và kéo dài đến nách. Ngoài ra ung thư vú ở nam giới có thể gây sưng to vùng vú. Nam giới nên tự khám và đi khám khi thấy vùng vú có những biến đổi bất thường.
Trong giai đoạn đầu của bệnh bạn có thể thấy một số biến đổi ở khu vực núm vú. Núm vú có thể bị tụt vào trong và chỉ thấy các mô vú. Trong một vài trường hợp núm vú có thể to hơn, rộng hơn kèm theo đó là tăng dịch xả từ núm vú. Những dịch xả này thường mờ đục, có máu, mùi khó chịu. Các triệu chứng này có thể đi kèm với các cơn đau ngực. Trong một vài trường hợp cũng không xuất hiện cơn đau.
Thay đổi sắc tố da
Video đang HOT
Thay đổi tiếp theo trên vùng vú có thể quan sát được là sắc tố da bị thay đổi. Ung thư vú làm thay đổi rõ rệt vùng da xung quanh vú. Một người bị ung thư vú vùng da xung quanh thường trở nên nhăn và chảy xệ. Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư vú được gọi là ung thư do viêm vú.
Tấy đỏ
Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng này bởi có thể do va chạm, dị ứng dẫn đến tẩy đỏ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo sưng, ngứa thì nam giới cần đi khám ngay vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ung thư vú hay các bệnh về tuyến vú.
Vài ngày nay trên ngực bạn phần dưới núm vú có xuất hiện 1 mô cứng to bằng đầu tay cái, sờ vào thấy cứng và đau. Với biểu hiện này có thể là triệu chứng của viêm tuyến vú, nhưng cũng không loại trừ được khả năng
Phải làm gì nếu có triệu chứng ung thư vú ở nam?
Ung thư vú ở nam giới cũng nghiêm trọng như các bệnh ung thư vú ở phụ nữ, do đó đừng trì hoãn việc đi khám. Đừng chờ đợi các triệu chứng biến mất hoặc tệ hơn là lờ nó đi vì bận việc hay lý do nào khác.
Những khối u lành tính (không ung thư) ở vú có thể phổ biến ở phụ nữnhưng hiếm ở nam giới. Một tình trạng lành tính được gọi là gynecomastia hay là bệnh nữ hóa tuyến vú (chứng vú to ở nam) làm tăng lượng mô vú ở nam giới và cục u có thể phát triển như vậy. Có nhiều nguyên nhân khác nhau của chứng gynecomastia và điều quan trọng là xác định nguyên nhân, vì vậy để chắc chắn hãy đi khám.
Theo www.phunutoday.vn
90% đàn ông ngơ ngác khi bị ung thư... vú
Gần như 90% nam giới khi đến bệnh viện được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú đều khá bất ngờ với căn bệnh này
Ung thư vú ở nam giới được xem là căn bệnh khá quen thuộc với giới chuyên khoa, bác sĩ, tuy nhiên đối với đa phần người dân cũng như những người không may mắc phải căn bệnh này thì ung thư vú vẫn là căn bệnh mới, không quen thuộc. Do đó hơn 80% bệnh nhân đến điều trị đều rơi vào giai đoạn cuối, khó điều trị.
Đàn ông mà cũng mắc ung thư vú
Hầu hết quý ông, nam thanh niên khi bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú đều có chung một xu hướng đó là đặt câu hỏi cho bác sĩ rằng "Đàn ông cũng bị ung thư vú sao? Tôi chỉ nghe ung thư vú ở phụ nữ, sao đàn ông cũng bị?"... Đó là thực tế mà các bác sĩ chuyên khoa về ung thư, ngoại vú đã nhìn nhận khi tầm soát và công bố kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.
Có nhiều trường hợp, không chỉ người bệnh ngỡ ngàng mà cả gia đình đều sốc khi biết người đàn ông trong gia đình bị ung thư vú. Điển hình như trường hợp anh PVT (37 tuổi), làm nghề lái xe, sau nhiều lần xuất hiện các triệu chứng đau tức vú, anh đến một cơ sở y tế tại Hà Nội xét nghiệm, được các bác sĩ tại đây cho biết mình bị ung thư vú. Vì quá hoang mang, bất ngờ với căn bệnh này, anh T. sau một thời gian ngắn tìm hiểu và chấp nhận căn bệnh mới cùng người thân đến Bệnh viện (BV) K Trung ương thăm khám, điều trị.
"Bệnh nhân bàng hoàng, không tin được mình lại bị ung thư, mà lại là ung thư ở vú. Được bác sĩ giải thích nhiều lần về bệnh thì anh với gia đình mới chấp nhận là chồng bị ung thư vú và đồng ý điều trị tại đây" - TS-BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, BV K Trung ương, kể lại.
Một ca điều trị ung thư vú ở nam tại BV K. Ảnh: TL
Nam giới mắc ung thư vú thường đến BV ở giai đoạn cuối vì họ không để ý bệnh nhưng gần như 100% chịu điều trị theo phác đồ đều sẽ thành công . Tuy nhiên, không phải ai nghe bị ung thư cũng tin và đến điều trị. Trường hợp hy hữu xảy ra khi ông KTH (64 tuổi), người dân tộc H'Mông, ngụ Thái Nguyên, ba lần xét nghiệm được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn T3 nhưng ông vẫn không tin và cho rằng y học sai vì trên đời này chỉ có phụ nữ mới bị ung thư vú. Vì thế ông khám lần cuối ở BV Ung bướu Hà Nội vào tháng 7-2017 sau đó về nhà, mặc kệ cơn đau tức ở vú, ông chỉ dùng thuốc tự chế theo công thức riêng đắp vào người.
Đến tháng 11 vừa qua, khi một bên vú phải đã lở loét sâu, tình trạng viêm nhiễm nặng ông mới trở lại BV, tuy nhiên không thể cứu chữa được, đành phải về nhà chờ chết vì quá nhiều bệnh chồng chéo. Theo các bác sĩ, nếu ông chịu điều trị tại BV thì chắc chắn không có tình trạng này xảy ra.
Ít được quan tâm
Thực tế, bản thân tuyến vú của nam giới rất ít các tổ chức tuyến vú nên khi u phát triển sẽ nhanh chóng xâm lấn sang các cơ quan lân cận như da và thành ngực, chính các yếu tố xâm lấn đó khiến giai đoạn ung thư chuyển biến rất nhanh.
Nếu như nữ giới kích thước khối u từ trên 5 cm mới được tính là T3 và tùy theo từng kích thước sẽ tính T2 hoặc T1 thì ở nam giới, bất kỳ khối u ở kích thước nào, chỉ cần xâm lấn vào da dù 1, 2 hay 3 cm đều được đánh giá ở mức độ T4 (T1 là giai đoạn đầu, tiến triển đến T4 là giai đoạn cuối - PV). Do khối u tiến triển nhanh, xâm lấn nhanh nên khi nam giới không để ý, bệnh đã đến giai đoạn cuối.
Theo báo cáo mới đây nhất của các chuyên gia ung thư ở Việt Nam thì nước ta chưa có trường hợp ung thư vú nam giới nào được công bố rộng rãi. Thế nhưng ở Mỹ con số mắc và được phát hiện hằng năm lên tới gần 2.000 ca.
Theo TS-BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, BV K Trung ương, thông thường số lượng bệnh nhân nam vào BV cũng chưa nhiều, mỗi năm 8-10 ca, thế nhưng khi đến đều ở giai đoạn cuối , rất khó cho việc điều trị. Ung thư vú ở nam giới và nữ giới về cơ bản tiên lượng và điều trị cũng khá giống nhau. Tuy nhiên, tất cả ung thư được điều trị sớm sẽ tốt hơn là điều trị muộn. "Điều khó khăn khi điều trị ung thư vú ở nam là họ không biết về căn bệnh này, ai đến được chẩn đoán cũng đều có tâm lý chưng hửng, ngỡ ngàng. Do đa phần họ đều phát hiện ở giai đoạn muộn nên thường kết quả điều trị kém hơn" - BS Quang nói.
Phân tích về nguyên nhân ung thư vú, BS Quang cho rằng nam cũng như nữ, nguyên nhân gây ra ung thư đều xuất phát từ gen gia đình, tuổi tác, lối sống. Tuy nhiên, do ung thư vú ở nữ giới quá nhiều nên các nghiên cứu để tìm yếu tố nguy cơ, tìm nguyên nhân tác động nhiều, phân tích tác động để đưa ra những số liệu rõ ràng mang tính chất định hướng, khuyến cáo cao hơn mức kết luận. Còn nam giới vẫn chưa có đủ số liệu lớn đến mức đáng tin cậy để đưa ra, do đó nhận xét khuyến cáo về mặt nguyên nhân vẫn ít nên chưa có kết luận.
"Những con số thống kê về ung thư vú của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, hằng năm thì bất kỳ ung thư nào cũng đều có nghiên cứu ở hai giới (trừ cổ tử cung), thế nhưng ung thư vú ở nam giới lại không có kết luận mà chỉ có tính chất báo cáo về mặt ca bệnh, trường hợp đặc biệt. Đây là lý do mức quan tâm về sức khỏe cộng đồng chưa được nhiều" - BS Quang cho hay.
Để có thể điều trị sớm ở giai đoạn đầu, nam giới khi thấy xuất hiện u cục ở phía ngực dù là nhỏ hoặc không đau, nam giới có vú to hai bên nên đến cơ sở y tế để khám loại trừ, trường hợp nếu phát hiện bị ung thư cũng không nên chủ quan và phải đến khám, điều trị ở cơ sở chuyên khoa. Theo BS Quang, không nên đến cơ sở y tế nhỏ lẻ khám, đôi lúc người khám không có kinh nghiệm hoặc trang thiết bị chưa đầy đủ cũng có thể bỏ sót bệnh.
Theo Hà Phượng (Pháp luật TPHCM)
4 thói quen khiến hàng nghìn phụ nữ bị ung thư Hơn 26.000 trường hợp ung thư ở phụ nữ và 24.000 trường hợp cũng có thể được ngăn chặn ở nam giới nếu họ thay đổi những thói quen này. Alison Cox, giám đốc dự phòng tại Cancer Research UK, nơi tiến hành nghiên cứu, nhận định: "Những con số này cho thấy các bước tích cực hàng ngày mà mỗi người có...