Nam Định: Vùng đất chiêm trũng dân đổi đời nhờ nuôi con đặc sản cực sợ thuốc trừ sâu, bắt bán đắt tiền
Xuất hiện chưa lâu nhưng nghề nuôi ốc nhồi đã nhanh chóng mở rộng và cho thấy tiềm năng giúp phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả ở nhiều vùng quê trong tỉnh Nam Định.
Sau một thời gian dài do tác động của các loại thuốc trừ sâu sử dụng trên đồng ruộng, nhất là thuốc diệt ốc bươu vàng, ốc nhồi hầu như vắng bóng trong tự nhiên và trên thị trường. Tuy nhiên vài năm trở lại đây ốc nhồi (ốc bươu đen) được người dân các huyện của tỉnh Nam Định tìm được cách nhân giống, nuôi thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi ốc nhồi sinh sản của gia đình anh Nguyễn Văn Nghị, xóm 10, xã Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cho hiệu quả kinh tế cao.
Nói đến nuôi ốc nhồi trong tỉnh thì không thể không nhắc đến ông Nguyễn Văn Nghị, xóm 10, xã Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Sinh năm 1967, đã từng bươn trải với nhiều nghề từ xây dựng, làm sơn, cốt pha… ở khắp nơi trên cả nước nhưng cuộc sống của ông vẫn chật vật.
Năm 2017, tình cờ trong một lần đọc báo ông biết đến mô hình nuôi ốc nhồi nên đã nhanh chóng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, so sánh về giá trị thương phẩm của con ốc trên thị trường. Lúc này, gia đình lại sẵn vườn, sẵn ao, nên ông Nghị quyết định chuyển hướng sản xuất. Bước đầu, ông sang Thái Bình, Hải Dương học hỏi các mô hình nuôi ốc nhồi.
Vốn liếng ban đầu của ông khi vào nghề là 2 vạn con ốc giống với giá 12 triệu đồng cùng hơn 100m2 ao đất được cải tạo lại và xây thêm 4 bể xi măng nuôi ốc. Bao hy vọng dồn vào con ốc, vậy nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thả giống cả vạn con ốc cứ bảo nhau “miệng sưng trắng” không bơi, không ăn… rồi chết thối.
Video đang HOT
Không để tâm huyết của mình bị thất bại, ông tự mày mò tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi ốc nhồi qua các trang mạng internet; đêm hôm, sớm tối “ăn cùng ốc, ngủ cùng ốc” tự nắm bắt quy luật sinh tồn, tập tính của ốc. Nhờ đó, ông phát hiện ra nguyên nhân ốc bị chết là do môi trường, độ pH trong ao nuôi chưa ổn định. Khắc phục tình trạng này, ngay lập tức tỷ lệ ốc nhồi chết được cải thiện dần.
Đến nay ông đã tự nhân giống đàn ốc nhồi lên 2.500 cặp ốc bố mẹ, mỗi tháng cung ứng ra thị trường khoảng 30 vạn con ốc nhồi giống, với giá 5 triệu đồng/vạn. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại ốc của mình, ông Nghị cho biết: Ốc nhồi giờ trở thành “đặc sản”, có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Về đặc tính, ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc nên có tiềm năng nuôi thương phẩm cho thu nhập khá.
Ốc nhồi “dễ tính” nhưng cũng có những yêu cầu như đảm bảo ốc được nuôi trong nguồn nước sạch tự nhiên, chưa bị ô nhiễm bởi hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ… Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là cây cỏ tự nhiên như bèo tấm, rau, củ quả thả nổi trên mặt nước.
Ốc nhồi sống tốt, phát triển và sinh sản ở nhiệt độ từ 20-320C. Chỉ sau 4 tháng kể từ khi ốc đẻ trứng là trọn vẹn một quy trình sinh trưởng, đã có thể xuất bán ốc ra thị trường với giá từ 100-120 nghìn đồng/kg. Để ốc sinh sản tốt cần quy vùng ốc giống bố mẹ vào diện tích hẹp; đắp bờ đất quanh miệng bể xi măng tạo môi trường tự nhiên cho ốc đẻ.
Để tránh rét và sương muối vào mùa đông, phải quây bạt chắn gió lùa xung quanh ao, bể nuôi hoặc thả lớp bèo tấm dày trên mặt ao. Việc cho ốc ăn cũng vừa đủ, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước khiến ốc dễ bị chết. Ốc nhồi ít bệnh tật, có sức đề kháng tốt nhưng có bệnh sưng vòi dễ gây chết hàng loạt.
Do vậy, người nuôi cần chú ý quan sát, nếu thấy ốc có dấu hiệu bỏ ăn, vòi bị sưng to cần phải cách ly ngay để tránh dịch bệnh lây lan… Từ kinh nghiệm của bản thân, ông Nghị đã hỗ trợ nhiều hộ dân trong xã, trong huyện và các địa phương lân cận nắm bắt quy trình, kỹ thuật nuôi, cung ứng con giống để nhân rộng quy mô nuôi ốc nhồi thương phẩm trên toàn tỉnh. Nhờ đó, nhiều hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi nuôi cá nước ngọt, cải tạo ao vườn sang nuôi ốc nhồi thương phẩm.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết: Đến nay, quy trình nuôi ốc nhồi từ khâu nhân giống đến nuôi thương phẩm cũng như tổng hợp các bệnh thường gặp và cách trị bệnh cho ốc được các hộ nuôi trong tỉnh tự hoàn thiện cho phù hợp với thực tế địa phương.
Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản không chỉ giúp nhiều hộ nông dân làm giàu ngay trên vùng đất trũng quê hương mà còn giúp bảo tồn giống ốc quý đang đứng trước nguy cơ biến mất trong tự nhiên. Đặc biệt tỉnh ta là nơi có nhiều ao, đầm thuận lợi cho việc nuôi ốc nhồi; người dân lại giỏi thâm canh, chịu khó học hỏi nên nên phong trào nuôi ốc phát triển rất nhanh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng 100 hộ nuôi ốc nhồi thành công. Trong đó có gần chục hộ nuôi ốc quy mô lớn hàng vạn con ốc mỗi lứa, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Tiêu biểu như hộ gia đình các ông Trần Văn Cấp, xóm Xuân Thắng, xã Giao Xuân (Giao Thủy); Nguyễn Văn Bảy, xã Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Hưng); Phạm Văn Diện, xã Hải Đường (Hải Hậu)… đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi ốc nhồi.
Để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi theo hướng sản xuất hàng hóa, Hiện tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, các địa phương chú trọng tuyên truyền, vận động các gia đình hướng dẫn, hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật chăm sóc ốc; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, giữ sạch nguồn nước, tạo môi trường sống an toàn cho con ốc.
Đáng báo động: Kẻ trộm bắt sạch gần 700.000 con ốc nhồi giống của 1 nông dân tỉnh Thanh Hóa
Lợi dụng đêm tối, kẻ trộm đã lẻn vào khu ao nuôi ốc nhồi và mò, bắt trộm đi gần 700.000 con ốc nhồi giống của anh nông dân Nguyễn Văn Chính ở xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Vụ việc mất trộm ốc nhồi giống gây hoang mang ở địa phương.
Ngày 9/9, đại úy Nguyễn Ngọc Vịnh - Trưởng Công an xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết, Công an xã Định Liên đã tiếp nhận đơn trình báo của anh Nguyễn Văn Chính ở thôn 7, xã Định Liên về việc gia đình anh Chính bị kẻ trộm đột nhập vào mò, bắt trộm gần 700.000 con ốc nhồi giống.
Lợi dụng trời tối kẻ trộm đã cắt hàng rào dây thép gai để thực hiện vụ trộm ốc nhồi giống của anh Nguyễn Văn Chính ở xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa). (Ảnh Hữu Dụng).
Cũng theo đại úy Vịnh, do trị giá số tiền trong vụ mất trộm ốc nhồi giống nói trên lớn nên Công an xã Định Liên đã chuyển hồ sơ lên Công an huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) thụ lý điều tra, truy tìm kẻ xấu.
Trao đổi với Báo điện tử Dân Việt nông dân Nguyễn Văn Chính ở thôn 7, xã Định Liên huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết: Sáng 6/9, tôi ra cho ốc nhồi ăn thì tá hỏa phát hiện toàn bộ 26 cái tráng nuôi gần 700.000 con ốc nhồi giống từ 15 - 20 ngày tuổi của gia đình bị kẻ xấu đột nhập mò bắt hết.
Kẻ xấu lẻn vào trộm 700.000 con ốc nhồi giống từ 15 - 20 ngày tuổi của gia đình anh Nguyễn Văn Chính. xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh Hữu Dụng).
"Trích xuất camera an ninh của gia đình thì phát hiện khoảng lúc 23 giờ ngày 5/9/2020, có hai kẻ trộm đã đột nhập vào trộm ốc nhồi giống của gia đình. Hiện 700.000 con ốc nhồi giống bị mất của gia đình trị giá khoảng 350 triệu đồng" - anh Nguyễn Văn Chính buồn rầu cho biết thêm.
700.000 con ốc nhồi giống trị giá khoảng 350 triệu đồng của anh Nguyễn văn Chính, xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa bị trộm khoắng sạch. (Ảnh Hữu Dụng).
Hiện Công an huyện Yên Định (Thanh Hóa) đang xác minh, điều tra làm rõ vụ mất trộm trên. Báo điện tử Dân Việt tiếp tục theo dõi, phản ánh vụ việc trên.
Tuyên Quang: Chàng "soái ca" nhà người ta bỏ về quê nuôi ốc nhồi mà lời 1,7 tỷ mỗi năm Là giám sát thi công ngành xây dựng, nhưng anh Phạm Văn Chung, thôn 2, xã Trung Môn (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) cũng là người nông dân tài ba. Ở tuổi 37, anh là chủ sở hữu mô hình V-A-C, nuôi ốc nhồi với thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Nhắc đến anh, nhiều người dân địa phương gọi bằng cái...