Nam diễn viên được phong NSND trẻ nhất nhì Việt Nam, cuộc sống “bỉm sữa” bình yên ở tuổi 50
Ở tuổi 50, NSND Tự Long đang có cuộc sống viên mãn bên người vợ thứ hai và hạnh phúc ở vai trò “bố bỉm sữa”.
Năm 2015, Tự Long được phong tặng danh hiệu NSND ở tuổi 42 và góp mặt trong danh sách những diễn viên trẻ nhất được phong tặng danh hiệu cao quý này.
Gia thế “khủng” trong giới nghệ thuật, 42 tuổi đã là NSND
Tự Long được sinh ra và lớn lên trong một cái nôi nghệ thuật khi bố là NSƯT Tự Lẫm. Ông là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh và từng giữ chức trưởng đoàn.
Mẹ của Tự Long là nghệ sĩ Minh Phức công tác tại đoàn Quan họ Bắc Ninh, bà cũng sinh ra trong gia đình có nhiều thế hệ làm nghệ thuật. Ông ngoại của anh từng là tay trống cự phách của Nhà hát Chèo Việt Nam. Các bác của Tự Long cũng đều học trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Tự Long từng kể trong chương trình Cuộc hẹn cuối tuần: ” Bố mẹ tôi đi theo nghệ thuật nên từ khi sinh ra, tôi đã nằm gầm sân khấu để đợi bố mẹ lên diễn“. Vì công việc của bố mẹ đều đi biểu diễn nhiều nên từ lúc chưa đầy 1 tuổi, Tự Long đã được đưa về ở với bà nội tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Mãi tới năm 15 tuổi, anh mới về sống với bố mẹ.
Tự Long và bố mẹ.
Tuy lớn lên trong cái nôi nghệ thuật nhưng theo lời Tự Long, anh không được bố mẹ ủng hộ khi theo nghề này.
Video đang HOT
” Hồi nhỏ, mỗi lần lên chơi với bố, tôi đều được dẫn sang giao lưu với các cô chú nghệ sĩ bên đoàn chèo. Họ hay thi diễn chèo. Tôi ngồi xem mà say mê lắm, học lỏm từng chút để về quê diễn lại cho các bạn xem. Cứ như vậy, chèo ngấm vào máu tôi từ bao giờ không biết.
Sau này, bố mẹ không hề ủng hộ tôi theo nghệ thuật. Thậm chí, tôi còn bị bố mẹ cấm đi học nghệ thuật. Bố tôi bảo: “Nghề này vắt chanh bỏ vỏ, theo làm gì” (nguồn: Cuộc hẹn cuối tuần).
Tự Long từng được gia đình cho đi học nghề mộc dân dụng với mong muốn xuất khẩu lao động. Dù đã có tấm bằng trong tay nhưng vì vóc dáng nhỏ con nên đợi mãi mà Tự Long vẫn không được đi xuất khẩu lao động. Lúc này, người chú kêu anh lên đoàn chèo Bắc Giang thực tập và học tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật của tỉnh.
Năm 1995, Tự Long khăn gói lên Hà Nội học trung cấp Chèo của trường Sân khấu điện ảnh. Năm 1999, anh tốt nghiệp và đầu quân về đoàn chèo Tổng cục hậu cần. Trong suốt sự nghiệp của mình, Tự Long không chỉ là một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu chèo mà anh còn đặc biệt nổi tiếng diễn hài.
Năm 2015, Tự Long được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND ở tuổi 42 khi đang giữ hàm Đại tá quân đội. Hiện tại, Tự Long đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội với rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ qua các kỳ liên hoan sân khấu.
Tự Long và bà xã Minh Nguyệt.
Cuộc sống bố bỉm sữa bình yên ở tuổi 50
Có thể nói, ở tuổi 50, Tự Long không chỉ có sự nghiệp nghệ thuật rực rỡ mà còn có cuộc sống gia đình viên mãn. Tính đến thời điểm hiện tại, Tự Long và bà xã Minh Nguyệt đã có 8 năm về chung một mái nhà.
Hai người quen nhau vào năm 2009, khi Tự Long theo học lớp đạo diễn tại trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. Ngôi trường này cũng là Minh Nguyệt đang công tác. Khi đi qua lớp Minh Nguyệt đang dạy, khuôn mặt xinh đẹp dịu hiền và phúc hậu của cô khiến anh xao xuyến. Thế là Tự Long tìm cách làm quen với Minh Nguyệt và nên duyên từ đó.
Tự Long rất tự hào về bà xã. Theo lời anh, Minh Nguyệt là người rất tâm lý. Là giảng viên lại làm trong môi trường quân đội nên vợ Tự Long khá kín tiếng, giản dị, khéo nấu ăn, chăm sóc chồng con.
Ở cuộc hôn nhân thứ hai này, tổ ấm của Tự Long lần lượt chào đón 3 người con. Hai bé gái đầu tiên được gọi thân mật là Táo lớn và Táo nhỏ. Bé trai kháu khỉnh giống bố y như đúc chào đời vào năm 2021 càng khiến tổ ấm của vợ chồng anh thêm đông vui, ấm cúng.
Trở thành một “ông bố bỉm sữa” ở độ tuổi ngũ tuần nhưng NSND Tự Long vô cùng hạnh phúc. Anh thường xuyên chia sẻ niềm vui và những khoảnh khắc bình yên bên vợ con trên trang cá nhân.
Tự Long hạnh phúc được làm bố bỉm sữa ở tuổi 50.
Nam nghệ sĩ bày tỏ được làm bố bỉm sữa ở tuổi 50 là ơn tổ tiên, ông bà. “Điều mong muốn nhất của tôi là sự ổn định về tất cả mọi thứ. Ổn định về công việc, gia đình và cả kinh tế. Từ ổn định tưởng đơn giản nhưng để có nó thì rất khó, đòi hỏi phải phấn đấu và nỗ lực. Từ sự ổn định sẽ có sự bình yên“, Tự Long tâm sự trong chương trình Cuộc hẹn cuối tuần.
Tuy công việc bận rộn nhưng Tự Long luôn là người đưa đón các con đi học và rất yêu thích công việc này. Những lúc rảnh rỗi, Tự Long cũng tranh thủ đưa các con đi chơi, dạy các con chơi bóng, tập xe đạp, cùng xem với các con chương trình chúng yêu thích…
Tuổi thơ 'dữ dội' của NSND Tự Long
Ngày nào không thấy hàng xóm tới nhà kiện, ngày đó không bình thường đối với Tự Long - đó là tuổi thơ dữ dội mà anh chia sẻ trong chương trình Cuộc hẹn cuối tuần.
NSND Tự Long xúc động khi chia sẻ tuổi thơ dữ dội của mình: "Chú tôi làm cho tôi một thùng xốp, xếp được khoảng 100 que kem. Tôi cứ đi bán như vậy từ 9h sáng tới 4h chiều. Toàn bộ tiền bán được suốt 3 tháng hè, tôi gửi lại cho bà tôi để khi nào đi học có thể mua sách vở, quần áo... Thời đó tôi nhỏ, gầy, đen, đi bán kem toàn bị bắt nạt".
NSND Tự Long tại Cuộc hẹn cuối tuần.
Tuổi thơ của NSND Tự Long cũng nghịch ngợm như bao đứa trẻ khác. Tự Long nghịch và thèm đi chơi tới độ, chú của anh đã phải xích lại, không cho đi vì cứ ra ngoài là "có chuyện", ngày nào không thấy hàng xóm tới nhà kiện vì sự nghịch ngợm của Tự Long, ngày đó là ngày "không bình thường".
" Đó là tuổi thơ khá buồn với tôi. Chính vì bố mẹ đi theo nghệ thuật nên từ 9 tháng tuổi đã sống cùng bà, cho tới năm 15 tuổi. Nhà nghèo lắm, bà đi chợ, tôi cứ đứng ở đầu làng ngóng bà về. Đúng là chỉ có những người trải qua tuổi thơ thiếu thốn mới hiểu được câu 'Ngóng mẹ về chợ' nó ý nghĩa như thế nào'. Tôi nhớ rất rõ hình ảnh nhà dột, các chậu thau đồng bà đem ra hứng những đêm mưa. Đình màn căng lớp áo mưa, khi nào nhiều nước lại lấy cái gậy chọc cho nó chảy xuống thau đồng. Nhà bên cạnh cháy, bà hai tay hai đứa cháu ôm chạy ra ngoài, ngã mất mồm mất miệng. Bà đã mất từ năm 2012, nhưng như lời hứa, tôi đã làm cho bà căn nhà gỗ 5 gian, có ô tô để đưa bà đi chơi, mua được sập gụ để bà nằm", NSND Tự Long xúc động kể về tuổi thơ coi bà như mẹ.
NSND Tự Long và NSND Đoàn Thanh Bình - cô giáo có ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh.
Sinh ra trong gia đình Quan họ, nhưng NSND Tự Long lại theo Chèo. Nói về cơ duyên này, NSND Tự Long chia sẻ: " Mỗi lần lên chơi với bố, được giao lưu với các cô chú ở đoàn Chèo Hà Bắc, thấy cô chú tập Lý trưởng mẹ đốp,... tôi nghe say mê. Về tới nhà,tôi lại diễn lại cho các bạn xem, nó ngấm vào máu tôi lúc nào không hay. Tôi theo nghệ thuật bố mẹ còn cấm vì nghề "vắt chanh bỏ vỏ". Gia đình bảo đi học Trung cấp xây dựng để xuất khẩu lao động. Bằng tốt nghiệp đầu tiên trong đời là thợ bậc 3/7, nghề mộc dân dụng. Nhưng mà chờ mãi chẳng được gọi đi xuất khẩu lao động nên ông chú thấy chơi rảnh quá bảo lên đoàn Chèo Bắc Giang đi học. Lên đó tôi học Trung cấp Nghệ thuật của tình. Sau đó tôi ra Thủ đô học Trung cấp Chèo của trường Sân khấu điện ảnh".
Nếu như những câu chuyện tuổi thơ cho thấy niềm đam mê ngấm vào máu thịt với nghệ thuật nói chung, sân khấu chèo nói riêng thì sự xuất hiện của NSND Đoàn Thanh Bình - cô giáo của Tự Long những ngày học trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội lại cho thấy tài năng nổi trội "thò ra ngón nào bị học hết ngón đó" của anh.
NSND cũng tiết lộ, tuy công việc của một nghệ sĩ, lại làm công tác quản lý - Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội rất bận rộn nhưng thời gian rảnh, anh hạnh phúc vì nấu ăn cho vợ, các con và đặc biệt là các Táo. " Tôi nấu được món cá rán dứa, trám kho má lợn, kho cá, thịt kho tàu, thịt nấu đông, dưa muối, sườn chua ngọt...", NSND Tự Long chia sẻ.
Ở tuổi gần 50, NSND Tự Long chỉ mong muốn có sự ổn định. Nam nghệ sĩ bảo, chỉ có ổn định mới mang lại sự bình yên.
NSND Tự Long và cuộc hôn nhân hạnh phúc bên vợ hai kém 12 tuổi NSND Tự Long hẳn là cái tên không còn xa lạ đối với các khán giả yêu nghệ thuật, đặc biệt là các vở hài hay tuồng chèo. Trong suốt những năm theo đuổi con đường nghệ thuật, Tự Long luôn cháy hết mình trên sân khấu để mang lại cho các khán giả thật nhiều tiếng cười. Vì thế, lượng người mến...