Nấm da nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho người bị nấm da
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần rất quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh nấm da Kết hợp việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ với ăn uống lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát là việc vô cùng cần thiết.
Có những loại thực phẩm tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại có tác dụng tuyệt vời, góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp quá trình hồi phục sau chữa trị tốt hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho những người mắc bệnh nấm da.
1. Nấm da nên ăn thực phẩm giàu protein
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “nấm da nên ăn gì” chính là các thực phẩm giàu protein. Đây là một sự lựa chọn tốt cho những ai có da bị nhiễm nấm..
Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt lợn, nấm… giúp các mô liên kết dưới da của bạn trở nên bền vững hơn. Không những thế, chúng còn có tác dụng hạn chế những tổn thương do nấm da gây ra trên cơ thể của bạn.
Vì thế, khi bị nấm da, hãy tăng cường các thực phẩm giàu protein trong khẩu phần ăn của mình nhé.
2. Ngũ cốc
Bên cạnh các thực phẩm giàu protein, các loại ngũ cốc là một trong các nhóm thực phẩm mà những người bị nấm da cần bổ sung ngay vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Các loại ngũ cốc như lúa, ngô, khoai,… thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất cần thiết cho việc cải thiện tình trạng các loại bệnh da liễu như nấm da. Hơn nữa, chúng có khả năng tăng cường sức đề kháng, tạo ra kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây bệnh.
Những người bị nấm da nên thêm ngũ cốc vào khẩu phần ăn của mình – Ảnh Internet
Hơn nữa, người bệnh viêm da nên sử dụng lúa mạch, các loại đậu, lạ,c… Những loại ngũ cốc này có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ ở người bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều ngũ cốc trong khẩu phần ăn cũng giúp chống lão hóa da, giúp da căng mịn, mềm và khỏe hơn.
3. Các loại rau củ quả
Nấm da nên ăn gì? Một trong những câu trả lời đúng đắn nhất là những người mắc căn bệnh khó chịu này nên tăng cường các loại rau củ quả vào trong bữa ăn của mình.
Người bị nấm da nên ăn các loại rau củ quả vì đây là nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều các loại vitamin cho cơ thể. Từ đó, chúng đem lại hiệu quả giúp tăng sức đề kháng và tốt cho da, giúp bệnh nấm da được cải thiện.
Video đang HOT
Một số loại rau của quả thường dùng tốt cho những người bị nấm da cụ thể như: cà chua, rau cải xanh, bắp cải, súp lơ xanh, rau má, bưởi, dâu tây, kiwi,… Nhóm thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E này sẽ giúp cải tạo lớp tế bào sừng trên da, giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh nấm da.
Hơn nữa, các loại rau củ quả tươi còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp cải thiện khả năng tiết mồ hôi qua da. Nhờ đó, da của người bệnh sẽ khô thoáng hơn, giúp các triệu chứng của bệnh nấm da giảm đi.
Một trong những loại rau tốt nhất cho người bị nấm da chính là súp lơ xanh. Súp lơ xanh không những ngon, có thể chế biến nhiều món mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe, được ví như một “siêu thực phẩm”.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, súp lơ xanh rất giàu chất xơ, cùng beta – carotene, phytochemical, chất chống oxy hóa, khoáng chất, axit folic,… Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kháng thể chống lại nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch từ đó hỗ trợ cực kỳ tốt cho quá trình điều trị bệnh nấm da.
Súp lơ xanh là thực phẩm rất tốt cho người bị nấm da – Ảnh Internet.
4. Nước lọc
Đối với người bị bệnh nấm da, việc uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày là cực kỳ quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh. Nước giúp cho quá trình hồi phục của da diễn ra nhanh hơn.
Ngược lại, nếu người bệnh không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến da khô nứt, gây khó khăn trong việc điều trị, đồng thời kéo theo những cơn ngứa ngáy khó chịu diễn ra dai dẳng và liên tục.
5. Thịt lợn là thực phẩm người bệnh nấm da nên ăn
Một trong những loại thịt người bệnh nấm da nên chính là thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn nạc. Theo nhiều nghiên cứu, thịt lợn nạc màu đỏ có tác dụng rất tốt cho da.
Theo đó, hàm lượng protein của thịt lợn nạc nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% . Hàm lượng protein cao làm cho thịt lợn trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất, có chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ thịt lợn trong khẩu phần ăn của mình. Với những người có da bị nhiễm nấm, nguồn thực phẩm này được sử dụng thay thế cho các loại thịt bò, thịt gà, thịt chó.
6. Cá biển
Nấm da nên ăn gì? Cá biển chính là loại thực phẩm những người bị nấm da nên ăn. Các loại cá biển như cá thu, cá hồi… có chứa nhiều Omega 3 tự nhiên. Đây là chất có khả năng chống viêm, kháng viêm rất tốt. Vì vậy, người bị viêm da ăn nhiều cá biển có thể khắc phục các dấu hiệu của bệnh.
Chẩn đoán nấm da: Dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm đều quan trọng
Nấm da là tình trạng nhiễm nấm trên vùng thân mình và ở các vùng khác nhau của tay chân. Tuỳ vào tác nhân gây bệnh khác nhau mà gây ra các bệnh nấm da tại các vị trí khác nhau. Chấn đoán nấm da sớm rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.
Hiểu rõ, nấm da là một bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh lớn nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác ngứa ngáy do nấm da gây ra nhiều ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt, lao động, luyện tập.
Vì vậy, chẩn đoán nấm da sớm và chẩn đoán đúng bệnh đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
Chẩn đoán bị nhiễm nấm da có thể thực hiện qua thăm khám lâm sàng hoặc kết hợp với cách cạo tìm nấm trên da và soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, còn một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu hơn giúp chẩn đoán nấm da trong các trường hợp khó, kháng trị và cho kết quả chính xác.
1. Nấm da được chẩn đoán qua lâm sàng
Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám cơ bản ban đầu có tác dụng trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và giúp người bệnh cũng như bác sĩ phát hiện những bất thường. Lâm sàng được hiểu là bác sĩ chỉ nhìn qua, khám bằng cách sờ, gõ, nghe,... vào các bộ phận cơ thể mà chưa có bất kỳ can thiệp hay xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nào khác.
Vì vậy, khám lâm sàng là bước đầu tiên trong sử dụng trong thăm khám tất cả các bệnh và bệnh nấm da cũng được thăm khám bằng cách này.
Từ kết quả khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu các yếu tố gây ra tác động đến người bệnh như độ tuổi, môi trường, nguy cơ mắc bệnh để chỉ định được thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về bệnh nấm da mà người bệnh đang mắc phải.
Dù khám lâm sàng đơn giản và cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng và định hướng được tình trạng cũng như nguyên nhân và nguy cơ mắc nấm da.
Các triệu chứng lâm sàng do nấm da gây ra có dạng cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, bệnh nấm da thường mãn tính dai dẳng. Thường do T.rubrum gây nên. Do đó, chẩn đoán phân biệt với các bệnh nấm da khác như: vảy nến, chàm, phong, viêm nang lông sâu, bệnh da có phỏng nước khác, chốc do liên cầu...
Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm da thông qua khám lâm sàng - Ảnh Internet
2. Chẩn đoán nấm da dựa vào dịch tễ
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tình trạng sức khỏe quần chúng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đó. Từ đó tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp để can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe.
Do đó, kiểm tra dịch tễ nấm da với người nghi ngờ bị bệnh và có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh bị nấm da.
- Thực hiện kiểm tra nấm da bằng cách lấy mẫu để kiểm tra nấm: Từ đó đưa ra chẩn đoán nấm da xuất hiện do nguyên nhân nào? Những vị trí cần được kiểm tra dịch tễ các vị trí bị nấm như: da mặt, da tóc, da bẹn, nấm trên da hay trên móng tay, móng chân,...
Sau đó sẽ được soi bằng kính hiển vi hoặc nhiều phương pháp khác để tìm ra loại vi khuẩn, virus gây nấm trên da. Kiểm tra dịch tễ xong có thể tìm ra mối liên quan gây ra bệnh nấm da để tìm kiếm giải pháp can thiệp, hỗ trợ điều trị nấm da hiệu quả.
Nấm da cần được chẩn đoán dựa vào dịch tễ của người có nghi ngờ bị bệnh hoặc có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người đang bị bệnh nấm da - Ảnh Internet
3. Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nấm da
Kết quả bệnh nấm da được chẩn đoán đúng thông qua các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm bằng đèn Wood:
Đèn Wood tạo ra tia cực tím bước sóng 3.660 Ao. Thực hiện xét nghiệm bằng cách cho bệnh nhân vào buồng tối, chiếu đèn cách da đầu bệnh nhân 15 - 30 cm, những sợi tóc nhiễm nấm sẽ phát huỳnh quang (có màu xanh vàng sáng nếu tóc nhiễm M.audouinii, M.canis, M.ferrugineum, màu xanh trắng đục nếu tóc nhiễm T.schoenleinii).
- Xét nghiệm trực tiếp nấm da:
Đối với những trường hợp bị nấm da tại các vị trí như tóc, móng, vẩy da có thể được xét nghiệm bằng dung dịch KOH 10 - 20%. Xét nghiệm này có thể thấy sợi nấm, bào tử đốt.
Hình ảnh sợi nấm và bảo tử đốt trong vẩy da - Ảnh Internet
- Xét nghiệm nấm da bằng cách nuôi cấy:
Thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud có cloramphenicol và cycloheximid để ở nhiệt độ phòng. Sau khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần sẽ thấy nấm mọc.
Sau đó, thực hiện định loại nấm đưa vào hình thái đại thể, vi thể và các nghiệm pháp sinh học như nghiệm pháp xuyên tóc, các yếu tố cần thiết cho sự phát triển để nhận định loại nấm mà người bệnh đang mắc phải.
Đây là một trong những biện pháp xét nghiệm đối với những trường hợp nấm da khó tìm ra nguyên nhân, tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn và vi nấm ký sinh cơ hội gây bệnh nấm da.
Bạn muốn tăng cơ, nên ăn và nên tránh những loại protein nào? Không phải tất cả thực phẩm giàu protein đều như nhau. Một số loại đã được chứng minh là có nhiều lợi ích sức khỏe còn số khác lại tăng nguy cơ. Protein tốt cho cơ bắp không chỉ đến từ các loại thịt mà còn có trong thực vật - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Do vậy, nếu đang muốn tăng cơ, giảm...