Nam Cực vừa ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong gần 40 năm
Một cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay của lục địa này trong bối cảnh lo ngại gia tăng về sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng tốc độ tan chảy của các tảng băng quanh Nam Cực.
Cơ sở Esperanza ở mũi phía Bắc của Nam Cực hôm 6/2 ghi nhận mức nhiệt 18,3 độ C, nhiệt độ cao nhất đo được từ năm 1982 (19.8 độ C)
“ Đây không phải là con số mà bạn mà có thể liên tưởng tới Nam Cực ngay cả trong mùa hè. Nó đánh bại kỷ lục cũ 17,5 độ C, được thiết lập vào năm 2015″, người phát ngôn của Tổ chức Khí tượng Quốc tế (WMO) Clare Nullis cho biết hôm 7/2.
Mức nhiệt kỷ lục được ghi nhận tại cơ sở Esperanza hôm 5/2. (Ảnh: Twitter)
Nam Cực hiện là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái đất. Các nhà khoa học tin rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu làm gia tăng tốc độ tan chảy của các tảng băng quanh Nam Cực.
Video đang HOT
Số lượng băng bị mất đi ở Nam Cực hàng năm tăng lên ít nhất 6 lần trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 2017, theo ông Nullis, trích dẫn hình ảnh cho thấy các vết nứt trên sông băng ở Nam Cực.
“Bạn biết đấy, sự tan chảy của các dòng sông băng này có nghĩa là chúng ta đang gặp rắc rối khi nước biển dâng”, ông Nullis cho hay.
Theo thống kê, mực nước biển đã dâng cao 10 m so với 125.000 năm trước. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (Đức) cho biết nhiệt độ toàn cầu cứ tăng thêm 1 độ C thì mực nước biển lại tăng thêm 2,3 m.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Nam Cực vừa có ngày nóng nhất lịch sử, hậu quả toàn cầu nghiêm trọng
Một trạm nghiên cứu ở mũi bắc của Nam Cực đo được nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận vào ngày 6/2, theo các nhà khoa học.
Nhiệt độ ở trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina đạt 18,3 độ C, các nhà khoa học từ cơ quan khí tượng nước này cho biết. Con số trên phá vỡ kỷ lục 17,5 độ C ở cùng địa điểm vào ngày 24/3/2015. Dữ liệu nhiệt độ tại trạm Esperanza đã có từ năm 1961, theo CNN.
Như vậy, nhiệt độ ngày 6/2 tại trạm Esperanza còn cao hơn nhiệt độ 14-18 độ C được dự báo ở Hà Nội cho ngày 8/2. Nam Bán cầu đang trải qua mùa hè.
Trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina ở mũi bắc của Nam Cực trong bức ảnh năm 2014. Ảnh: AFP.
Tổ chức Khí tượng Quốc tế (WMO) cho biết sẽ thành lập một ủy ban để xác nhận nhiệt độ phá kỷ lục này. Nhưng trong một thông cáo, tổ chức này cũng nói "mọi thứ chúng tôi chứng kiến cho đến nay cho thấy đây có thể là kỷ lục thật".
Nam Cực đang nóng lên nhanh do các khí thải của con người giữ lại nhiệt, và sẽ có hậu quả toàn cầu nghiêm trọng, đặc biệt cho hàng triệu người đang sống ven biển, dễ chịu ảnh hưởng của nước biển dâng.
Khu vực thuộc Nam Cực mà nhiệt độ kỷ lục trên được ghi nhận là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất, đã tăng 3 độ C chỉ trong vòng 50 năm, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
Các nghiên cứu cho thấy sông băng khổng lồ của Nam Cực đang tan nhanh do sự nóng lên toàn cầu. Và băng ở Nam Cực có đủ nước để khiến nước biển dâng gần 60 m.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nước biển nóng lên đang làm tan sông băng Thwaites ở phía tây Nam Cực, riêng sông băng này có thể làm nước biển dâng 3 m. Tương tự, sông băng Pine Island cũng cho thấy dấu hiệu tan chảy bất thường trong 25 năm qua, theo CNN.
Theo news.zing.vn
Nóng lên toàn cầu và hệ lụy khủng khiếp mà con người phải đối mặt Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, đe dọa tới cuộc sống của hàng tỷ người trên hành tinh xanh. Hành tinh của chúng ta đang ấm dần lên, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực. Kể từ năm 1906, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,9 độ C, kể...