Nam công nhân 25 tuổi thuê phòng trọ là tủ chứa ống nước thải, dùng chai làm toilet, ngủ phải khoanh chân để tiết kiệm
Để có thể bám trụ lại ở thành phố, nam công nhân 25 tuổi đã chấp nhận ở trong phòng trọ từ 1 chiếc tủ với giá thuê chỉ bằng 3 bát phở cộng lại.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh phòng trọ “tí hon” của một công nhân nhập cư ở Trung Quốc đã khiến dân mạng “dậy sóng”. Theo video, phòng trọ của anh là chiếc tủ đựng ống nước dài 1,5m, trong khi người đàn ông 25 tuổi cao 1,7m.
Trong bối cảnh chính quyền Đại lục đang tiến hành trấn áp thông tin sai lệch trực tuyến, nhiều người không khỏi hoài nghi về tính xác thực của đoạn clip. Trang SCMP cho biết rằng khi video này lan truyền trên nền tảng Douyin, không ít cư dân mạng đã đưa ra những luồng ý kiến trái chiều.
Theo tờ Jiefang Daily viết, người công nhân trong video đã xác nhận những gì mình nói là đúng. Anh cho biết mình đã tìm thấy phòng trọ thông qua một “cò” cho thuê trên mạng.
Chàng trai chia sẻ về căn phòng trọ tí hon khiến nhiều người bán tín bán nghi
Ban đầu, người môi giới quảng cáo tủ đựng ống nước này được cho thuê để cất giữ đồ đạc. Nhưng sau khi thuê, anh đã “biến” hộc kỹ thuật này thành nơi ngủ của mình. Anh sử dụng “kỹ thuật ngủ của hải cẩu”, nghĩa là sẽ cong chân lên để vừa vặn với không gian chật hẹp của tủ đựng ống nước.
Vào ngày video được quay, người công nhân trên đã ở Thượng Hải được 8 ngày. Được biết, giá thuê trung bình cho một căn hộ một phòng ngủ ở Thượng Hải là hơn 5.134 nhân dân tệ/tháng (hơn 18 triệu đồng). Nhưng với căn phòng “tí hon”, số tiền anh phải trả chỉ khoảng 50 nhân dân tệ/tháng (hơn 170.000 đồng).
Thường ngày, anh sử dụng nhà vệ sinh công cộng cách đó 300m. Ban đêm, nếu “bí” quá sẽ sử dụng một chai nhựa để… “thoát nước”. Với nước sinh hoạt, anh dùng một can lớn để đựng.
Căn phòng được làm lại từ chiếc tủ đựng ống nước thải
Ngoài ra, nam công nhân còn nhận được những bữa ăn miễn phí nhờ vào công việc dọn dẹp một ngôi chùa hoặc mua mì ăn liền với giá 1 nhân dân tệ/gói và sử dụng nước nóng ở nơi làm việc để nấu chín. Để tránh thiếu chất, anh mua thêm các viên thuốc thực phẩm chức năng.
Video đang HOT
Sau khi nghe chia sẻ, cư dân mạng vẫn “bán tín bán nghi” trước những thông tin được cung cấp. Một tờ báo địa phương đã nhận định câu chuyện của nam công nhân hoàn toàn không có thật.
Dù bất tiện nhưng nó giúp anh tiết kiệm được 1 số tiền lớn
Trang này cung cấp thông tin nam công nhân đã nhận được 600 nhân dân tệ (hơn 2,1 triệu đồng) từ khán giả xem kênh của mình, phân nửa số tiền này đến từ nền tảng Douyin. Tuy nhiên, bài báo không tiết lộ nam thanh niên có chịu bất kỳ hình phạt nào nếu đối mặt với việc đưa “tin giả” hay không.
1 đêm của những công nhân làm nghề 'kỳ lạ'
Đều đặn mỗi ngày từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, các công nhân sẽ di chuyển khắp các con hẻm ở TP.HCM để dò tìm ống cấp nước bị bể dưới lòng đất, góp phần giảm thất thoát nước sạch cho TP.
Mỗi ngày, khi người dân TP.HCM chìm vào giấc ngủ cũng là lúc các công nhân bắt đầu công việc "kỳ lạ".
Nghề tìm ống nước bể dưới lòng đất
Tối ngày 9-5, phóng viên PLO có mặt tại hẻm 115, đường Lò Siêu (quận 11), để theo chân những công nhân làm công việc "kỳ lạ" đó là dò ống nước cấp bị bể dưới lòng đất.
Khi đồng hồ điểm đúng 22 giờ, 5 công nhân thuộc công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân bắt đầu tập kết. Họ chuẩn bị các thiết bị cần thiết, mặc áo phản quang và rảo bước khắp các con hẻm thuộc khu vực được chỉ định dò tìm ống nước bể.
Không ai bảo ai, các công nhân chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 người bắt đầu dò tìm. Với mỗi nhóm công nhân, công việc được phân chia rõ ràng, người sẽ cầm đèn pin, sơ đồ đường đi, người còn lại sẽ đeo thiết bị dò tìm ống nước bể và di chuyển lần theo đường ống nước.
Công nhân vừa di chuyển, vừa đeo thiết bị dò tìm đường ống nước bể.
Thiết bị dò tìm ống nước bể dưới lòng đất.
Công việc này được thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Những công nhân với ánh đèn pin thấp thoáng, bước chân chậm rãi cầm máy dò, đeo tai nghe để tìm ống nước bể. Mỗi khi phát hiện âm thanh của ống nước bể vang lên thông qua ống đeo tai nghe, người công nhân sẽ đánh dấu để hôm sau sẽ có nhóm công nhân khác đến sửa.
Trung bình mỗi đêm, các công nhân làm nghề dò tìm ống nước bể sẽ di chuyển từ 4-5 km đường, tùy vào khu vực, khối lượng công việc.
Công việc dò tìm ống nước bể cần tập trung cao độ để phân biệt các âm thanh dưới lòng đất.
Vị trí ống nước bể, rò rỉ được công nhân đánh dấu.
Công việc đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng chuyên môn, sự tập trung cao độ, cẩn thận và quan sát tốt. Bên cạnh đó, đặc thù công việc dành cho nam vì nghề này chỉ có thể làm vào đêm khuya, thanh vắng, khi đó người công nhân mới có thể lắng nghe được rõ nhất tiếng nước chảy dưới lòng đất để xác định vị trí ống nước bể.
"Tìm thấy ống nước bể là vui"
Chính vì đặc thù công việc chỉ có thể làm vào ban đêm nên những người công nhân này phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm với công việc dò tìm ống nước bể, cho hay ông bén duyên với nghề do yêu thích công việc này. Từ đó, ông bắt đầu đi học rồi làm nghề.
Ông Ngô Văn Gất, người có tuổi nghề hơn 27 năm.
Đối với ông Gất, nghề nào cũng vậy, cũng có sướng, có khổ riêng. Suốt 27 năm làm nghề với ông là vô vàn câu chuyện dở khóc, dở cười.
"Giữa đêm khuya cầm máy rảo bước trong hẻm hóc, ngỏ ngách nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của chủ nhà, người đi đường xung quanh. Có khi người ta nghĩ mình là ăn trộm. Có khi gặp người say xỉn người ta kiếm chuyện. Có khi chó sủa, chó rượt, cũng có khi gặp xe cộ chạy ẩu vì ban đêm đường vắng"- ông Gất nói.
Bên cạnh đó, ông Gất cho biết, việc đeo máy dò ống nước bể có phần khó chịu, máy gây ù tai vì phải nghe đồng thời nhiều tạp âm dưới lòng đất. Ngoài ra, người công nhân đeo máy dò tìm ống nước bể phải có kỹ năng để phân biệt đâu là tiếng ống nước bể, ống nước rò rỉ, đâu là tiếng đường ống nước thải của máy lạnh.
Việc đeo máy dò ống nước bể gây ù tai vì người công nhân phải nghe nhiều tạp âm dưới lòng đất.
Anh Trần Đăng Khoa (sinh năm 1997) là người có tuổi đời lẫn tuổi nghề nhỏ nhất trong nhóm. Anh Khoa bén duyên với nghề vì nối nghiệp gia đình và cũng vì đam mê đặc biệt với công việc này.
Anh Trần Đăng Khoa, người có tuổi đời lẫn tuổi nghề khá nhỏ.
Chia sẻ về kỉ niệm đặc với nghề, anh Khoa cho biết: "Trong 2 năm làm nghề, tôi đặc biệt nhớ lần đi kiểm tra ống nước cho nhà dân, vô tình bị chó của chủ nhà lao ra cắn, phải đi tiêm ngừa và may hết 4 mũi".
Tuy phải đối mặt với nhiều nguy hiểm cũng như khó khăn là vậy, nhưng đối với anh Khoa, việc tìm ra được vị trí ống nước bể, giảm thất thoát nước sạch cho TP là một việc làm ý nghĩa, giúp xua tan mệt mỏi.
Chàng trai bán bánh mì trở thành shipper đặc biệt, hàng ngày kết nối yêu thương Bỏ làm công nhân, chàng trai bán bánh mì trở thành shipper đặc biệt khi ngày ngày tự tay chuẩn bị hàng nghìn suất ăn theo yêu cầu rồi chở đến phát tặng những người khó khăn. Công việc thiện nguyện đặc biệt Đầu giờ chiều, Trần Văn Toàn (SN 1997, TP. Đà Nẵng) tất bật chuẩn bị gần 100 ổ bánh mì...