Nam Á đối mặt với khủng hoảng y tế liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em
Ngày 28/4, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo Nam Á có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế công trầm trọng hơn khi trẻ em bị lỡ mất tiêm vaccine định kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đảo ngược những thành quả phải khó khăn mới đạt được tại khu vực này.
Tiêm vaccine bị gián đoạn tại Nam Á do dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) khẳng định hàng trăm nghìn trẻ em đang phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe, khi các biện pháp phong tỏa trên khắp khu vực Nam Á khiến hoạt động tiêm vaccine bị đình trệ và phụ huynh ngần ngại đưa trẻ tới tiêm chủng.
Giám đốc UNICEF tại Nam Á Jean Gough cho rằng dù virus SARS-CoV-2 không khiến nhiều trẻ em mắc bệnh nghiêm trọng, nhưng sức khỏe của hàng trăm nghìn trẻ em có thể bị ảnh hưởng khi dịch vụ tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn. Theo quan chức này, đây là mối đe dọa nghiêm trọng và các nước cần hành động sớm.
Bangladesh và Nepal đã tạm dừng chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi và rubella, trong khi Pakistan và Afghanistan đang ngừng chương trình tiêm chủng phòng bại liệt kể từ khi COVID-19 bùng phát.
UNICEF lưu ý rằng một số dịch bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi và bạch hầu đã bùng phát tại Bangladesh, Pakistan và Nepal. Một số nước trong khu vực cũng đang bị thiếu vaccine do các biện pháp phong tỏa và lệnh cấm đi lại làm gián đoạn nguồn cung.
Video đang HOT
Trước tình hình này, UNICEF đề nghị tại những quốc gia đang phải tạm ngừng chương trình tiêm chủng, chính phủ cần khẩn trương lên kế hoạch tăng cường hoạt động tiêm chủng khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng chỉ cần các nhân viên y tế đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng ngừa, không có lý do gì để không duy trì chương trình tiêm chủng.
UNICEF ước tính khoảng 4,5 triệu trẻ em tại Nam Á đã bị lỡ mất tiêm vaccine định kỳ, kể cả trước khi COVID-19 bùng phát.
Đặng Ánh
Quỹ từ thiện của Bill Gates kêu gọi sản xuất vắc-xin cho... 7 tỷ người
Đại diện Quỹ Bill & Melinda Gates - tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới vừa đưa ra lời kêu gọi hợp tác trên toàn cầu để sẵn sàng có vắc-xin Covid-19 cho 7 tỷ người.
Đồng thời cung cấp thêm 150 triệu USD để phát triển phương pháp trị liệu và điều trị virus corona chủng mới.
Mark Suzman, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates cho biết, mặc dù có thể mất tới 18 tháng để phát triển và thử nghiệm đầy đủ vắc-xin coronavirus an toàn, nhưng các nhà chức trách và doanh nghiệp toàn cầu cần bắt đầu ngay bây giờ về kế hoạch sản xuất nó.
"Đó là điều hoàn toàn bình thường cần phải có, hàng trăm triệu liều có thể được sản xuất khi bạn đang đối phó với một mầm bệnh mới như Covid-19. Khi chúng ta xác định được một loại vắc-xin thành công, chúng ta sẽ cần hàng tỷ liều cho toàn thế giới. Có 7 tỷ người trên hành tinh, chúng ta sẽ cần phải tiêm phòng gần như mọi người. Không có đơn vị nào một mình đủ năng lực sản xuất để làm điều đó", ông Mark Suzman nói.
Quỹ Bill & Melinda Gates hiện đang bổ sung 150 triệu USD và 100 triệu USD đã được công bố vào tháng 2 để giúp đỡ các nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch virus corona chủng mới. Phần lớn số tiền là để hỗ trợ phát triển các xét nghiệm chẩn đoán Covid-19, phương pháp điều trị và vắc-xin để chúng có thể có sẵn trên toàn thế giới.
Một số khác là để giúp các nước nghèo nhất ở Nam Á và châu Phi hạ Sahara, nơi thiếu nguồn cung cấp, thiết bị và cơ sở hạ tầng để chống lại dịch bệnh mới.
Nhưng cơ bản Quỹ Bill & Melinda Gates đang quan tâm tập trung vào việc chuẩn bị tạo ra một loại vắc-xin có thể ngăn chặn sự lây lan của virus corona một cách hiệu quả nhất.
"Khoảng 100 loại vắc-xin tiềm năng đang được phát triển và thử nghiệm bởi các nhà khoa học trên thế giới. Một loại vắc-xin thành công phải có sẵn cho 7 tỷ người. Cần phải kiểm tra xem nó có tác dụng phụ không mong muốn đối với các đoàn hệ hoặc nhóm hay không, cho dù đó là phụ nữ mang thai hay người già và trẻ nhỏ. Phần lớn các ứng cử viên vắc-xin thất bại trong các thử nghiệm lớn hơn.
Nhưng ngay cả khi những thử nghiệm đó diễn ra, cần phải có một nhóm các chuyên gia, các quốc gia khác nhau và công ty quốc tế chung tay. Kể cả Trung Quốc và Mỹ cũng phải là một phần của nỗ lực chung, cũng như Tổ chức Y tế Thế giới. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ cắt tiền viện trợ của Mỹ cho WHO. Với chúng tôi, Tổ chức Y tế Thế giới là một đối tác rất mạnh mẽ, đáng tin cậy. Quỹ Bill & Melinda Gates là nguồn tài trợ lớn thứ hai của WHO sau Mỹ", Suzman nhấn mạnh.
Người đại diện cho Quỹ Bill & Melinda Gates cũng cho rằng có thể lạc quan khi có một hoặc nhiều loại vắc-xin thành công có thể được chứng minh trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Đây sẽ là loại vắc-xin nhanh nhất từng được phát triển trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, việc sản xuất sẽ tiêu tốn vài tỷ USD.
Mỗi loại vắc-xin cuối cùng được phê duyệt sẽ yêu cầu quy trình sản xuất riêng và nếu không bắt đầu chuẩn bị trong vòng vài tháng, sẽ mất rất nhiều thời gian.
"Sẽ không có sự trở lại bình thường cho đến khi có vắc-xin. Nhưng rất tiếc là không có cách nào để cắt ngắn thời gian tạo ra nó", Suzman cho biết.
Trang Phạm
Covid-19 khiến hàng triệu phụ nữ không thể thực hiện kế hoạch hóa gia đình Theo báo cáo của Liên đoàn Kế hoạch hóa Gia đình Quốc tế (IPPF), hơn 1/5 số phòng khám thành viên của tổ chức này trên thế giới đã phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Hơn 5.000 phòng khám di động ở 64 quốc gia đã đóng cửa, chủ yếu ở khu vực Nam Á và châu Phi. Một phụ nữ cầm...