“Năm 2045, con người sẽ không còn là loài thống trị”
Đó là những phát biểu của nhà nghiên cứu, vật lý học Louis Del Monte sau quá trình tìm hiểu về con người cùng trí thông minh nhân tạo.
Sau quá trình nghiên cứu kéo dài, nhà vật lý Louis Del Monte, tác giả của cuốn “Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo” đã có những phát biểu về công nghệ trong tương lai: “Công nghệ ở thời điểm hiện tại không có bất kì giới hạn nào về trí thông minh của một cỗ máy và nó có thể liên kết với nhau ra sao. Nếu như những phát kiến tiếp tục xuất hiện và trở thành xu hướng, con người sẽ sớm gặp phải tình trạng được dự đoán từ cách đây khá lâu, khi mà chúng ta không còn là loài thống trị nữa. Thay vào đó, những cỗ máy sẽ làm chủ cuộc sống của con người”.
Ngày một nhiều robot với hình dáng con người đang xuất hiện, trong tương lai, chúng sẽ có thêm khả năng suy nghĩ và học tập giống hệt chúng ta.
Theo tính toán của Del Monte, năm 2040 hoặc muộn nhất là năm 2045, một cuộc cách mạng robot sẽ diễn ra. Tất nhiên, đây sẽ không phải là một tương lai “hủy diệt” con người như những bộ phim viễn tưởng vẫn tạo nên, thế nhưng trí thông minh nhân tạo sẽ phát triển đến ngưỡng chúng có khả năng chi phối con người và bắt buộc chúng ta phải sống dựa vào chúng.
Theo Del Monte, viễn cảnh robot hủy diệt con người sẽ không thể diễn ra.
Del Monte cho rằng trong tương lai, khái niệm “nửa người, nửa máy” sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều người sử dụng các linh kiện điện tử trong cơ thể mình. Những linh kiện này được sử dụng để thay thế cho các phần khiếm khuyết trong cơ thể hoặc được sử dụng ở những người trong nhóm bio-hacker khi họ muốn sử dụng sức mạnh công nghệ để hoàn thiện hơn cuộc sống chính mình.
Những khiếm khuyết trong cơ thể sẽ được thay thế bằng cách linh kiện máy móc hiện đại hơn.
“Chỉ 3 thập kỉ nữa thôi, máy móc sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong y học, con người sẽ có nhiều khoảng thời gian thư giãn hơn, cuộc sống cải thiện hơn những gì chúng ta từng có. Thế nhưng, thứ mà tôi lo ngại chính là việc chúng ta bị phụ thuộc vào máy móc mà quên dần đi chúng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới con người”, Del Monte phát biểu.
Video đang HOT
Louis Del Monte, tác giả cuốn “Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo”.
Ông tin rằng, máy móc cùng robot sẽ có khả năng tự chủ cao hơn đồng thời là có “suy nghĩ” để biết tự bảo vệ bản thân cũng như những cá thể giống chúng. Máy móc sau này có thể xem con người như một giống loài có hại khi bất ổn, tạo nên chiến tranh và có thể hủy diệt thế giới chỉ với những suy nghĩ lệch lạc.
Hiện nay, robot đang giúp ích cho con người ở rất nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau.
Vào năm 2009, một số thử nghiệm tại Thụy Sĩ đã cho thấy robot có thể tự lừa lẫn nhau. Bài thử nghiệm được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu hệ thống thông minh về khả năng tìm tài nguyên cũng như tránh các mối nguy hiểm. Mặc dù các robot được thiết kế để hỗ trợ lẫn nhau, thế nhưng chúng sử dụng thủ thuật để lừa robot còn lại và chiếm tài nguyên về cho mình.
Robot được thử nghiệm trong năm 2009 đã có thể “lừa” những robot khác để đạt mục đích.
Đây là điều chúng ta không hề mong muốn, thế nhưng nó lại là một trong những dấu mốc quan trọng của con người – hình thành trí thông minh nhân tạo. Các loại máy móc sẽ có nhiều cảm biến hơn trước đây, kết nối tốt hơn con người và chúng sẽ có khả năng học hỏi nhanh hơn cả một thiên tài thông minh nhất.
Tất nhiên, đây vẫn chỉ là những dự đoán mà Del Monte đưa ra sau các nghiên cứu của ông. Con người sinh ra máy móc, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát những gì mình tạo ra. Thế nhưng, liệu một viễn cảnh khi robot làm chủ thế giới có còn quá xa vời?
Theo Trí thức trẻ
4 lý do khiến đồng hồ thông minh chưa thể "hot"
Mang trên mình nhiều tiềm năng, đâu là lý do khiến đồng hồ thông minh tới nay vẫn chưa thực sự "phát nổ"?
Hiện nay, đồng hồ thông minh đang trở thành phân khúc nóng nhất thị trường các thiết bị mang mặc. Nếu như trước đây chỉ có một vài cái tên "e dè" nhảy vào thị trường này thì hiện nay các ông lớn làng công nghệ đều đang rục rịch tham chiến. Đáng chú ý, Apple cũng được cho là đang ấp ủ một thiết bị smartwatch mang tên iWatch để ra mắt vào cuối năm nay. Theo đó, iWatch được kì vọng là một thiết bị phá băng thị trường đồng hồ thông minh. Tuy nhiên, để làm được điều này bất kì thiết bị nào cũng cần vượt qua được 4 rào cản lớn đang chặn bước.
1. Thiết kế quá dày
Thống kê độ dày thân thiết bị của một số dòng smartwatch phổ biến.
Theo thống kê của WatchStation, độ dày tiêu chuẩn cho đồng hồ đeo tay hiện nay đang dao động ở mức 8 - 12 mm, tuy nhiên người mua tỏ ra nồng nhiệt hơn với những sản phẩm có độ dày nằm trong khoảng 6 - 8 mm. Đáng tiếc, hầu hết các thiết bị đồng hồ thông minh hiện có trên thị trường đều dày trên dưới 10 mm, thực tế này làm chúng bớt hấp dẫn đi đáng kể.
Samsung Gear Live (8,9 mm), LG G Watch (9,9 mm) và Sony SmartWatch 2 (9 mm) đang là những thiết bị đồng hồ thông minh mỏng nhất hiện có.
Tất nhiên, đối với dân nghiền công nghệ, độ dày của một phụ kiện không thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nhìn trên phương diện thị trường đại trà, đồng hồ thông minh sẽ khó có thể phát triển mạnh nếu không giải quyết được vấn đề nêu trên.
2. Giá thành quá cao
Tổng hợp giá thành của một số đồng hồ thông minh phổ biến.
Hiện nay, giá của những chiếc đồng hồ thông minh nằm trong khoảng từ 100 USD cho tới 250 USD. Đây không hẳn là một con số quá lớn cho người dùng ở các nước phát triển, tuy nhiên đối với các thị trường đang phát triển, nhóm khách hàng có đủ điều kiện mua những chiếc smartwatch này đôi khi lại thực sự không có nhu cầu với chúng bởi tính ứng dụng còn chưa cao.
Theo dự báo của tạp chí TIME, giá thành tối ưu để đồng hồ thông minh được thị trường đón nhận là từ 50 USD đến 100 USD.
3. Bài toán thời lượng pin vẫn chưa thể giải quyết
Số liệu cho thấy dung lượng pin khiêm tốn của hầu hết các thiết bị smartwatch hiện có.
Hiện nay, ngoài cá biệt một số dòng smartwatch có thể chạy được tới một vài tháng như Citizen Eco-Drive Proximity hay ConnecteDevice Cookoo, hầu hết smartwatch chỉ có thời lượng sử dụng dưới một tuần. Theo đó, phụ kiện càng thông minh, màn hình càng hiển thị đẹp, thời lượng pin càng tệ.
4. Chưa tìm ra một vấn đề riêng để giải quyết
Hiện chưa có thiết bị đồng hồ thông minh nào thực sự nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thị trường.
Tất cả những điều nêu trên mới chỉ là các lý do nhãn tiền ngăn cản sự tấn công mạnh mẽ của smartwatch, nguyên nhân sâu xa của nó nằm ở việc đồng hồ thông minh chưa thực sự giải quyết được nhiều vấn đề cho người dùng.
Moto 360, thiết bị tiếp theo chạy Android Wear ra mắt mùa hè năm nay, được kì vọng là một nhân tố có khả năng thay đổi cuộc chơi.
Nếu như những chiếc MP3 đầu tiên cho phép mang theo hàng nghìn bài hát bên mình để thưởng thức, smartphone mang trọn thế giới Internet vào túi quần của người dùng hay những thiết bị theo dõi sức khỏe cho phép theo dõi các thông tin hoạt động thể dục thể thao thì đồng hồ thông minh chưa thực sự tìm ra một vấn đề cốt lõi để tập trung giải quyết.
Rõ ràng, cho đến lúc này đồng hồ thông minh vẫn chỉ là một phụ kiện chưa mang tính đột phá cao của những chiếc điện thoại thông minh và chúng cần làm được nhiều hơn thế để ghi dấu đậm nét hơn.
Theo Trí thức trẻ
8 bí kíp để sử dụng được iPhone lâu hơn Những bí kíp này không những giúp bạn kéo dài được thời gian sử dụng máy mà còn giữ tối ưu được tuổi thọ iPhone. Bạn nghĩ rằng nên liên tục đóng các ứng dụng chạy nền vì chúng có vẫn ngốn pin kể cả khi không sử dụng hay bạn luôn luôn sạc pin đầy tới 100%? Đây là hai trong số...