Năm 2025, Việt Nam cần có ít nhất 5 công ty công nghệ ‘kỳ lân’
Có ít nhất 5 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD (unicorn) vào năm 2025, có ít nhất 10 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD vào năm 2030.
Theo dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt vị trí thấp nhất là 60, đến năm 2030 đạt vị trí thấp nhất là 30 về Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc.
Về Chỉ số Tham gia Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đạt vị trí thấp nhất là 50, đến năm 2030 đạt vị trí thấp nhất là 25. Đến năm 2025, 100% các cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% các đơn vị sự nghiệp công ứng dụng CNTT trong giao tiếp với người dân và áp dụng thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng thiết bị di động.
Về ứng dụng, chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, dự thảo đề ra mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0 đạt ít nhất 20% vào năm 2025, đạt ít nhất 40% vào năm 2030.
Đạt ví trí thấp nhất là 40 vào năm 2025, thấp nhất là 30 vào năm 2030 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Có ít nhất 5 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD (unicorn) vào năm 2025, có ít nhất 10 công ty công nghệ đạt giá trị từ 1 tỉ USD vào năm 2030.
Về đầu tư, thúc đẩy hoạt động công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ của CMCN 4.0, tổng đầu tư xã hội cho R&D đạt ít nhất 1,5% GDP đến năm 2025, ít nhất 2% GDP đến năm 2030.
Video đang HOT
Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 30 nước dẫn đầu về số sáng chế trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Có ít nhất 5 công ty vào năm 2025 và ít nhất 10 công ty vào năm 2030 có xuất khẩu sang các nước G7 hàng hóa, dịch vụ có sử dụng các công nghệ của CMCN 4.0 hoặc các công nghệ thế hệ tiếp theo, điển hình như 5G, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Phân tích dữ liệu…
Xây dựng mạng lưới nhân tài công nghệ
Về nguồn nhân lực cho CMCN 4.0, dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng 90%, năm 2030 đáp ứng 100% nhu cầu của doanh nghiệp về lao động có kỹ năng cần thiết cho các công việc mới, nhất là kỹ năng CNTT. Đến năm 2025 đạt vị trí thấp nhất là 60, thấp nhất là 30 vào năm 2030 về Chỉ số Kỹ năng trong bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Để đạt được mục tiêu này, dự thảo nêu rõ cần áp dụng các giải pháp sáng tạo để tăng nhanh số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo về CNTT, nhất là các chuyên ngành An ninh mạng, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Truyền thông và giải trí, Mô hình hóa (simulation), Tự động hóa, Điều khiển học…
Ảnh minh họa
Điều chỉnh giáo trình và rút ngắn thời gian đào tạo của một số chương trình đại học chuyên ngành kỹ thuật; tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu kết hợp với thực hành, gắn với nhu cầu thị trường… đặc biệt tăng cường kỹ năng tiếng Anh.
Tăng đầu tư ngân sách và đổi mới cách thức quản lý đầu tư cho nghiên cứu phát triển trong trường đại học; Đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học; Khuyến khích trường đại học, viện nghiên cứu thành lập hoặc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để thành lập các doanh nghiệp KH-CN, tạo điều kiện cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tạo động lực cho nghiên cứu, nâng cao chất lượng đạo tạo.
Xây dựng mạng lưới nhân tài công nghệ, trong đó, phát triển các mạng lưới trí thức, nhân tài để tập hợp sức mạnh KH-CN và đổi mới sáng tạo. Xây dựng chính sách đột phá, thiết thực để thu hút các chuyên gia công nghệ người Việt và thế giới tham gia các hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Đặc biệt, kết nối các nhân tài với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các dự án nghiên cứu, và các doanh nghiệp công nghệ trong nước để khai thác sức mạnh tri thức của người Việt Nam và thế giới…
Theo Một Thế Giới
Xây dựng trục liên thông văn bản điện tử với doanh nghiệp
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc sẽ cùng nhau xây dựng trục liên thông văn bản điện tử.
Qua đó, tích hợp dữ liệu và số hóa các hoạt động quản lý điều hành của ủy ban với doanh nghiệp, theo đúng yêu cầu, chỉ đạo và định hướng của Chính phủ.
Ông Trần Công Hòa, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) cho biết, 19 doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban đã tham gia khảo sát về các vấn đề liên quan tới xây dựng trục liên thông văn bản điện tử của ủy ban.
Mỗi doanh nghiệp sử dụng nền tảng công nghệ khác nhau, nên rất cần thiết phải xây dựng trục tích hợp dữ liệu để đảm bảo sự đồng bộ nhằm chia sẻ thông tin, báo cáo phục vụ công việc. Các doanh nghiệp sẽ liên thông qua trục với Ủy ban để kết nối các bộ, ngành, địa phương thông qua trục liên thông văn bản quốc gia. Do đó, doanh nghiệp cần khẩn trương đầu tư nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản, đáp ứng yêu cầu chuẩn dữ liệu theo quy định.
Hội thảo số hóa quản lý điều hành và xây dựng trục liên thông văn bản điện tử theo mô hình Chính phủ điện tử của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
"Nếu xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử, cả ủy ban và doanh nghiệp sẽ cùng đạt được mục tiêu nâng cao năng lực quản trị; đổi mới công nghệ, tiết kiệm và gia tăng lợi nhuận; kết nối chặt chẽ, từ đó nâng cao hiệu quả vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ trong ủy ban cùng cần tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và triển khai với các doanh nghiệp khác", ông Hòa nhấn mạnh.
Đại diện các doanh nghiệp trực thuộc, ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cho biết, VNPT đang triển khai hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia cho Chính phủ.
Tới đây, VNPT sẽ cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc với nhau và có thể kết nối vào trục liên thông văn bản quốc gia.
Theo Chính Phủ
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Doanh nghiệp công nghệ hãy 'thức dậy và chạy' Đặt ra mục tiêu phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT trên cả nước, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng kêu gọi các doanh nghiệp công phải 'thức dậy' và chạy như chưa bao giờ được chạy để đạt các mục tiêu lớn. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng Phát biểu khai mạc...