Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới?
Năm 2025 có thể chứng kiến một trật tự thế giới hoàn toàn mới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong khi các quốc gia Nam toàn cầu đang nỗ lực thách thức sự thống trị của phương Tây thông qua các sáng kiến đa phương và công cụ pháp lý quốc tế.
Tay sún.g Hezbollah tấ.n côn.g các mục tiêu của Israel. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo nhận định của Richard Falk – Giáo sư danh dự về Luật quốc tế Milbank tại Đại học Princeton và là cựu báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về Palestine, với hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/12, năm 2024 đã để lại nhiều nỗi thất vọng và lo ngại với những cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine và Gaza.
Điều đáng nói là Liên hợp quốc tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn cuộc chiến đẫm má.u ở Gaza, xung đột ở Ukraine và thả.m sá.t hàng loạt ở Sudan.
Giáo sư Falk lưu ý đã có nhiều nỗ lực đa phương vào năm 2024 để thoát khỏi sự thống trị quốc tế của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Sự thống trị này đã thúc đẩy một nền chính trị toàn cầu đầy biến động và tìm kiếm một trật tự thế giới thay thế được quản lý theo luật pháp. Hiện tại, 5 cường quốc chiến thắng trong Thế chiến II được trao quyền phủ quyết không hạn chế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, điều này đã làm tê liệt các nỗ lực đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế trong thời gian dài. Đặc biệt, tất cả năm quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu những diễn biến này trong năm nay có tiếp tục trong năm tới hay không. Một diễn biến gần như chắc chắn là sự chuyển hướng sang cánh hữu của chính trị nội bộ ở phương Tây, với một bước ngoặt đáng kể do triển vọng thay đổi lớn liên quan đến sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump. Tổng thống đắc cử Trump đã đề cử những nhân vật chính trị gây nhiều tranh cãi vào Nội các của mình, với kỳ vọng thực hiện một chương trình nghị sự trong nước cực hữu. Ngoài ra, các chính phủ hàng đầu của châu Âu, bao gồm Đức, Pháp và Italy, đều cho thấy dấu hiệu nghiêng nhiều hơn về chủ nghĩa chuyên chế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có một số tín hiệu tích cực khi ông Trump có vẻ sẽ thúc đẩy đàm phán hòa bình ở Ukraine và chấm dứt “cuộc chiến địa chính trị” của Tổng thống Joe Biden, bao gồm việc ngừng cung cấp viện trợ cho Kiev và quay trở lại con đường ngoại giao.
Về tình hình Israel-Palestine, viễn cảnh năm 2025 có vẻ ảm đạm hơn khi ông Trump được dự đoán sẽ ủng hộ vô điều kiện cho Israel, đặc biệt là ủng hộ dự án mở rộng nhà nước Israel, bao gồm việc sáp nhập Bờ Tây, một số phần của Dải Gaza và mở rộng “vùng đệm” ở Syria và Liban. Ngoài ra, Israel cũng có thể tăng cường nỗ lực phá hủy chương trình hạt nhân của Iran.
Đáng chú ý là những nỗ lực của các quốc gia Nam toàn cầu trong việc viện dẫn luật pháp quốc tế thông qua Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). ICJ đã có những phản ứng tích cực khi ủng hộ các biện pháp tạm thời đáp lại đơn đệ trình của Nam Phi và tuyên bố vô hiệu hóa việc Israel tiếp tục chiếm đóng Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Năm 2025 cũng được dự báo sẽ chứng kiến làn sóng các sáng kiến đa phương mới, đặc biệt là sự tăng cường của các mạng lưới đa cực theo mô hình BRICS. Việc phi USD thương mại và tài chính có thể dẫn đến phản ứng dữ dội dưới hình thức thuế quan cao và mối đ.e dọ.a về một cuộc chiến tranh thương mại. Tình hình này càng trở nên phức tạp hơn khi xu hướng thay thế lao động con người bằng công nghệ số ngày càng gia tăng.
Tóm lại, Giáo sư Falk cho rằng 2025 sẽ là năm chứng kiến sự căng thẳng gia tăng giữa việc Mỹ tiếp tục duy trì vị thế thống trị trong an ninh toàn cầu và sự trỗi dậy từ Nam toàn cầu trong cuộc chiến chính danh đang diễn ra với phương Tây.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo AA)
Nga bình luận về việc Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn gia nhập BRICS
Việc mở rộng thành viên, bao gồm cả các quốc gia như Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ góp phần củng cố vị thế của BRICS mà còn làm phong phú thêm các mối quan hệ kinh tế và chính trị.
Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN
Sự tham gia của Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ vào BRICS, nếu được thực hiện, sẽ tạo ra một động lực mới cho tổ chức này trong việc định hình lại các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư và an ninh.
Trong bối cảnh khối BRICS (gồm các thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày càng mở rộng và thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới, việc Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ mong muốn gia nhập khối này đã thu hút sự chú ý. Đại sứ Nga tại Mexico, ông Nikolai Sofinsky và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã có những phát biểu quan trọng về vấn đề này, phản ánh quan điểm của Moskva trước các động thái từ Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, Đại sứ Nga tại Mexico Nikolai Sofinsky mới đây đã có những bình luận đầu tiên về việc Mexico có thể nộp đơn xin gia nhập BRICS. Theo ông Sofinsky, Mexico sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào nếu nước này muốn gia nhập khối. Nhà ngoại giao Nga giải thích rằng BRICS có nhiều hình thức tham gia khác nhau, không chỉ là tư cách thành viên đầy đủ mà còn có thể là đối tác hay thành viên liên kết. Điều này tạo điều kiện linh hoạt cho các quốc gia mong muốn tham gia mà không cần phải cam kết hoàn toàn từ đầu.
Ông Sofinsky cũng nhấn mạnh rằng việc Mexico nộp đơn gia nhập BRICS sẽ được xem xét ngay lập tức. Về phía Nga, ông khẳng định Moskva sẵn sàng ủng hộ yêu cầu của Mexico nếu nước này chính thức nộp đơn. Điều này cho thấy sự hợp tác thân thiện giữa hai nước và sự đồng thuận giữa các thành viên BRICS hiện tại trong việc mở rộng tổ chức.
Nhà ngoại giao Nga cũng tiết lộ rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới được tổ chức vào cuối tháng 10/2024 tại Kazan (Nga), các nước thành viên sẽ thảo luận về danh sách các quốc gia muốn gia nhập cũng như các phương thức tham gia. Số lượng quốc gia quan tâm đến BRICS hiện nay lên đến 34 quốc gia, cho thấy sức hấp dẫn của khối này đối với cộng đồng quốc tế.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng có những phát biểu quan trọng về việc Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ryabkov cho biết Moskva tôn trọng quyết định của Ankara và ủng hộ sự mở rộng của BRICS, với điều kiện các quốc gia mới gia nhập phải góp phần củng cố và nâng cao tiềm năng cũng như uy tín quốc tế của khối.
Ông Ryabkov nhấn mạnh rằng mọi quyết định về việc gia nhập BRICS đều được đưa ra dựa trên sự đồng thuận của các thành viên hiện tại. Đây là một quy tắc quan trọng, đảm bảo tính thống nhất và đoàn kết của khối trong quá trình mở rộng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập BRICS không chỉ cần thể hiện mong muốn, mà còn phải có sự ủng hộ từ tất cả các thành viên hiện tại.
BRICS hiện đang trải qua giai đoạn mở rộng quan trọng. Năm 2024, Nga sẽ giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của khối này và đây được coi là cơ hội để Moskva thúc đẩy những thay đổi chiến lược. Kể từ năm 2023, BRICS đã mở rộng với sự gia nhập của các quốc gia mới như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia. Belarus và Kazakhstan cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia, và các nhà lãnh đạo Kazakhstan thường xuyên tham dự các hội nghị thượng đỉnh BRICS .
Sự mở rộng này không chỉ đơn thuần là việc tăng số lượng thành viên mà còn phản ánh một xu hướng địa chính trị mới. Nga cùng với các đồng minh và đối tác của mình đang xây dựng một hệ thống quan hệ quốc tế mới bình đẳng và độc lập với ảnh hưởng từ phương Tây. BRICS, với tư cách là một nền tảng kinh tế và chính trị đa phương, đang ngày càng trở thành trụ cột cho hệ thống này. Việc các quốc gia như Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự quan tâm đến BRICS cho thấy tầm ảnh hưởng của khối này ngày càng mở rộng và không chỉ giới hạn trong khu vực Á-Âu.
Ông Trump chọn Đại sứ Mỹ tại Panama vài ngày sau cảnh báo đòi lại kênh đào Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Ủy viên Hội đồng Quận Miami-Dade (bang Florida), ông Kevin Marino Cabrera, làm đại sứ tại Panama. Con tàu di chuyển qua Kênh đào Panama ở Panama City, Panama. Ảnh: THX/TTXVN Theo trang politico.com, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social ngày 25/12: "Tôi vui mừng thông báo rằng ông Kevin Marino...