Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại
Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành quái vật vũ trụ, bùng cháy trong nhiều ngày.
Sự kiện năm 1217 đã được tu sĩ Abbott Burchard, người đứng đầu Tu viện Ursberg thời Trung cổ ở Đức, ghi lại vào biên niên sử. Ông mô tả đó là “một dấu hiệu tuyệt vời”, một vật thể bí ẩn tỏa sáng rực rỡ giữa chòm sao Bắc Miện trong nhiều ngày.
Hình vẽ đi kèm văn bản cổ xưa mô tả chòm sao Bắc Miện (Corona Borealis) là hình chiếc vương miện, nằm ngay cạnh chòm sao Vũ Tiên (Hercules) mang hình dáng chàng dũng sĩ trong thần thoại Hy Lạp – Ảnh: LIBRARY OF CONGRESS
Theo Live Science, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Bradley E.Schaefer của ĐH Bang Louisiana (Mỹ) đã nghiên cứu cổ văn này và cũng đưa ra mô tả tương tự.
Họ xác định đó chính là vật thể đã được khoa học hiện đại ghi nhận thông qua quan sát thiên văn 2 lần vào năm 1866 và 1946.
Nó là một quái vật vũ trụ thật sự: Ngôi sao “ma cà rồng” mang tên T CrB nằm trong chòm sao Bắc Miện.
Video đang HOT
Hiện tại nó vẫn ở trên bầu trời như một ngôi sao hết sức bình thường, nhưng các tính toán cho thấy vào năm 2024, nó sẽ xuất hiện một lần nữa dưới hình dạng “quái vật”, như một đốm lửa cháy bùng giữa trời trong vài ngày.
Bởi vì nó chính là một “ nova”.
Nova là một sự kiện bùng nổ của ngôi sao mang tính chất giống một lần “hấp hối”. Nguyên nhân là T CrB vốn là một sao lùn trắng – dạng sao “thây ma” vốn là phần xác còn lại của một ngôi sao giống Mặt Trời của chúng ta.
T CrB không lẻ loi như Mặt Trời mà có một sao đồng hành trẻ trung hơn. Khi thành sao lùn trắng, nó đã xuất hiện hành vi “ma cà rồng”, liên tục hút vật chất từ bạn đồng hành. Cứ khoảng 80 năm, ngôi sao này sẽ trở nên quá no nê và bị nổ trong một sự kiện nova.
Các tính toán cho thấy sự kiện bùng nổ tiếp theo là trong năm 2024.
Theo lý thuyết, sẽ đến một ngày T CrB cũng như các ngôi sao ma cà rồng khác ăn quá no dẫn đến “vỡ bụng”, phát nổ hoàn toàn trong một sự kiện khốc liệt hơn gọi là “supernova”, tức “siêu tân tinh”. Đó sẽ là ngày nó chết hoàn toàn.
Các nhà khoa học tin rằng T CrB cũng là vật thể chưa giải thích được từng bị nghi là sao chổi trong các cổ văn khác. Họ hy vọng rằng sự “xác minh danh tính này” sẽ giúp hoàn thiện tốt hơn mô hình theo dõi và dự đoán ngôi sao đặc biệt này.
Sự thật 'chết chóc' về vật thể làm khoa học hoang mang 18 năm
PM 1-322 - một vật thể vũ trụ trông như con mắt ma quái màu tím - xanh nhìn thẳng vào người Trái Đất - được phát hiện từ năm 2005 nhưng đến nay các nhà khoa học mới biết nó là gì.
Theo tờ Space, PM 1-322 là vật thể nằm cách chúng ta 6.800 năm ánh sáng, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005, với ánh sáng thay đổi trong thời gian dài và một thứ gì đó giống như đang phun trào.
Nó hoàn toàn khiến các nhà thiên văn bối rối trong những năm qua, với nhiều giả thuyết được đưa ra và bác bỏ.
Mới đây, huy động "mắt thần" từ nhiều đài quan sát khắp thế giới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Ernst Paunzen từ Đại học Masaryk (Cộng hòa Czech) cuối cùng đã tìm ra câu trả lời.
Các hình ảnh khác nhau về tinh vân hành tinh PM 1-322 - Ảnh: NASA/CXC/RIT
PM 1-322, bất chấp những đặc điểm kỳ lạ và không điển hình, nó vẫn là một thứ được quan sát khá nhiều từ trước đến nay: Tinh vân hành tinh.
Nó còn có một ngôi sao đồng hành, chính là thứ gây nhiễu các dữ liệu, khiến ánh sáng từ tinh vân này thay đổi kỳ lạ và khiến các nhà khoa học "lạc đường" trong 18 năm.
Ngoài ra, một lý do khiến PM 1-322 thay đổi là từ khi được phát hiện đến nay, tinh vân này tiếp tục phát triển, chứng tỏ chúng ta đã quan sát được khoảnh khắc mà nó mới hình thành.
Tinh vân hành tinh vốn là cách gọi sai lầm nhưng vì quá lâu đời nên vẫn được sử dụng chính thống như để chỉ "xác chết" cuối cùng của những ngôi sao cổ xưa, chứ không phải được tạo ra bởi các hành tinh.
Các ngôi sao - bao gồm Mặt Trời trong tương lai - sẽ trải qua cái chết theo các bước: Bùng lên thành sao khổng lồ đỏ và nuốt vài hành tinh gần nó, sụp đổ thành sao lùn trắng, cuối cùng phát nổ.
Ngôi sao nổ - gọi là siêu tân tinh - sau một thời gian sẽ chỉ còn như một "bóng ma" giữa vũ trụ, một quầng vật chất sáng, nhiều lớp, hư ảo xung quanh vị trí nó từng tồn tại. Nó chính là "tinh vân hành tinh".
Tinh vân hành tinh phơi bày rõ ràng những nguyên tố đã tạo nên ngôi sao đã chết. Trong vũ trụ, mỗi thế hệ sao lại tôi luyện thêm vật chất phức tạp hơn bên trong lõi và giải phóng chúng vào vũ trụ sau khi chết, cung cấp vật liệu cho thế hệ sao mới "cao cấp" hơn.
Vì vậy, tìm hiểu về các tinh vân này cũng góp phần giải thích cách mà hệ Mặt Trời - Trái Đất đã hình thành như thế nào.
PM 1-332 cũng cung cấp một hình ảnh tương lai cho chính thế giới của chúng ta, vì Mặt Trời dự kiến cũng sẽ phát nổ như thế trong vòng 5 tỉ năm tới. Vật liệu của tinh vân Mặt Trời sẽ bao hàm cả Trái Đất, một trong các hành tinh sẽ bị Mặt Trời nuốt mất trong giai đoạn sao khổng lồ đỏ.
Phát hiện 'quái vật' vũ trụ suýt hất văng Trái Đất Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào hệ Mặt Trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái Đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc. Theo Live Science, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết một siêu tân tinh cổ đại suýt nữa đã thổi bay Mặt Trời và các hành tinh sơ...