Năm 2023, ngành Du lịch hướng đến mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế
Năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng.
Với lượng khách quốc tế hơn gấp đôi năm 2022, mục tiêu này là thách thức lớn với ngành du lịch trong năm 2023.
Sau khi Việt Nam công bố mở cửa trở lại từ 15/3/2022, thị trường du lịch đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa. Từ những tháng cuối năm 2022, tốc độ tăng trưởng lượng khách tháng sau so với tháng trước liên tục tăng trên 20%. lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, bằng 70% so chỉ tiêu đặt ra. Trong đó, thị trường khách Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ tăng bình quân hàng tháng lên gần 50%.
Đoàn khách quốc tế xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hút khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt như kế hoạch là do chính sách visa chưa hấp dẫn. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết: Chính sách visa của Việt Nam sau khi mở cửa vẫn chỉ miễn thị thực cho công dân 24 nước khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày… Đây là các quốc gia đã được Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho công dân từ trước đại dịch COVID-19 năm 2020. Trong khi nhiều nước trong khu vực miễn thị thực cho khách quốc tế: Malaysia, Singapore miễn thị thực cho 162 quốc gia; Philippines miễn thị thực cho 157 quốc gia; Thái Lan miễn thị thực cho 65 quốc gia trong khi Việt Nam mới đang miễn thị thực cho 24 quốc gia. Thời gian miễn thị thực của nhiều nước ASEAN kéo dài từ 30 ngày đế 45 ngày, thậm chí là 90 ngày.
Video đang HOT
Một số thị trường chủ lực như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga… chiếm hơn một nửa lượng khách quốc tế trước dịch đến hết quý 3/2022 vẫn chưa mở cửa hoàn toàn. Một số thị trường tiềm năng được kỳ vọng như Ấn Độ, Trung Đông để thay thế còn mới và có nhiều hạn chế cần được đánh giá kỹ với du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, hành vi của du khách đã thay đổi so với trước COVID-19. Trong giai đoạn hiện nay khách quốc tế có xu hướng đi du lịch theo từng nhóm nhỏ, chú trọng môi trường sinh thái, bảo đảm sức khỏe. Các đoàn khách MICE đòi hỏi điểm đến có hạ tầng tốt và dịch vụ chuyên nghiệp. Các hãng lữ hành đón khách quốc tế không thể áp dụng các biện pháp thu hút trước đây. Do đó, từ góc độ doanh nghiệp, ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị du lịch bền vững STID, Phó Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam cho rằng: “Hiện các đơn vị đang phải xây dựng lại sản phẩm du lịch và làm lại từ đầu công tác quảng bá tiếp thị, thông điệp hút khách, cách thức quảng bá trên nền tảng số”.
Ông Hà Văn Siêu cho biết: Năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Đây là thách thức lớn với ngành du lịch, nhất là đón khách quốc tế. Do đó, Tổng cục Du lịch sẽ tập trung nghiên cứu, tham mưu Lãnh đạo Bộ giải pháp phục hồi thị trường du lịch quốc tế, các vấn đề liên quan đến chính sách xuất nhập cảnh, kết nối thị trường… để khơi thông các điều kiện tốt nhất để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam.
Khách quốc tế tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiến nghị Chính phủ cần áp dụng cấp thị thực điện tử cho tất cả các thị trường khách và tiếp tục đơn giản hóa về thủ tục cấp, tăng cường ứng dụng công nghệ; Kéo dài thời gian tạm trú đối với khách quốc tế đến Việt Nam từ 15 ngày lên 30 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam; Mở rộng việc thiết lập các đường bay trực tiếp kết nối Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ là thị trường nguồn khách du lịch của Việt Nam. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, đặc biệt là trong xúc tiến quảng bá du lịch thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
“Bên cạnh đó, Tổng cục và các địa phương tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa (ẩm thực và di sản); du lịch sinh thái (bao gồm du lịch cộng đồng) và du lịch đô thị (bao gồm du lịch MICE); du lịch nghỉ dưỡng; du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… Tổng cục phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm: ASEAN, Đông Bắc Á, Austraylia, Châu Âu, Bắc Mỹ. Phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023 tại Bình Thuận với chủ đề: “Bình Thuận – Hội tụ xanh”, ông Hà Văn Siêu chia sẻ.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bắt đầu tăng
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng mạnh, ước tính lượng khách du lịch quốc tế tháng 4/2022 đạt 70.000 lượt , gấp hơn 4 lần so với tháng 3 trong khi đó, lượng khách du lịch quốc tế tháng 3/2022 chỉ là 15.000 lượt.
Việt Nam đã mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15/3. Nhờ đó, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4/2022 tăng mạnh so với những tháng trước đó.
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2022 ước đạt 70.000 lượt. Con số này gấp khoảng 4,6 lần lượng khách du lịch quốc tế đến trong tháng 3/2022 (15.000 lượt). Trước đó, trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chỉ đón 7.358 lượt khách quốc tế.
Ước tính lượng khách du lịch nội địa tháng 4/2022 đạt 10,5 triệu lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có hơn 6,3 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tổng số khách du lịch nội địa 4 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 36,6 triệu lượt khách. Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 đạt xấp xỉ 92.400 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 158.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa: Tổng cục Du lịch
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Dữ liệu phân tích từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy đang có sự gia tăng rất nhanh lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam sau khi nước ta chính thức mở cửa lại du lịch quốc tế từ ngày 15/3/2022. Bên cạnh đó, lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú tại Việt Nam cũng cho thấy chiều hướng tăng trưởng rõ rệt.
Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Google và các đơn vị liên quan xúc tiến, tôn vinh hình ảnh hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) - hang động lớn nhất thế giới trên trang chủ Google tìm kiếm ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là sự kiện kết hợp xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên nền tảng tìm kiếm hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông trong và ngoài nước.
Tháng 5/2021, nước ta sẽ đăng cai tổ chức SEA Games 31, Tổng cục Du lịch đang phối hợp với Tổng cục Thể dục Thể thao và các đơn vị liên quan tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông. Đây là cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam đến các đoàn thể thao và bạn bè, du khách trong khu vực và quốc tế.
Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2022 là đón được 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt 400.000 tỉ đồng.
Vĩnh Phúc xúc tiến, quảng bá du lịch tại TP Hồ Chí Minh Chiều 29/12, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Vĩnh Phúc với chủ đề "Vĩnh Phúc - Điểm đến ấn tượng, an toàn" nhằm thu hút du khách đến với tỉnh trong dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán 2023. Ông Vũ Việt Văn,...