Năm 2023, Đồng Nai xây dựng 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành
Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, hiện tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đầu tư 3 dự án giao thông gồm đường ĐT 769, đường ĐT 770B và đường ĐT 773 với tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng.
Đây là các dự án kết nối nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc và các huyện, thành phố của Đồng Nai với sân bay Long Thành.
Phối cảnh dự kiến sân bay Long Thành. Ảnh minh họa: TTXVN
Ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai cho biết, các dự án nêu trên thuộc đầu tư công nhóm A, nằm trong danh mục mà tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên triển khai trong 5 năm tới. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai các bước nhằm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu chọn đơn vị thi công để đầu năm 2023 khởi công cả 3 ba dự án.
Video đang HOT
Trong đó, đường ĐT 770B là dự án được xây dựng mới hoàn toàn với chiều dài 53 km, tổng vốn đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.500 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây dựng. Dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT 769, chiều dài gần 31 km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới đường ĐT 773 với chiều dài 51 km, với tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.
Các tuyến đường này có quy mô từ 4 đến 8 làn xe ô tô, 2 đến 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới từ 40 m đến 120 m, khi hoàn thành sẽ kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) với sân bay Long Thành. Đồng thời giảm tải cho các tuyến quốc lộ đoạn qua địa bàn Đồng Nai vốn đang bị quá tải trầm trọng.
Theo phương án của tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn làm đường sẽ được lấy từ ngân sách và khai thác quỹ đất dọc 2 bên dự án. Để làm điều này, các ngành chức năng đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến những khu đất lợi thế nằm dọc các tuyến đường để thu hồi, đấu giá.
Ông Nguyễn Bôn cho rằng, nhu cầu kết nối giao thông trên địa bàn Đồng Nai là vấn đề cấp bách. Bởi hiện nay, sân bay Long Thành đã khởi công, dự kiến năm 2025 đi vào khai thác. Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp với diện tích hàng nghìn hecta tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành. Khi sân bay Long Thành và các khu công nghiệp đi vào hoạt động nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai sẽ tăng mạnh.
Đồng Nai: Kiến nghị sớm làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương giao tỉnh Đồng Nai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Sơ đồ Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Việc giao tỉnh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án giúp địa phương chủ động trong quá trình kêu gọi đầu tư. Nếu được Chính phủ chấp thuận, tỉnh Đồng Nai sẽ khẩn trương lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương liên quan sớm triển khai, đưa dự án vào khai thác kịp thời với thời gian vận hành của sân bay Long Thành.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn triển khai nhiều dự án giao thông đường bộ như: cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đường vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Khi các dự án này đưa vào khai thác cơ bản đáp ứng việc kết nối hệ thống giao thông đường bộ với sân bay Long Thành.
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế và tăng khả năng kết nối của sân bay Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, đồng thời chia sẻ áp lực lưu lượng cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thì việc sớm triển khai dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu là rất cần thiết.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025. Trong danh mục này, Đồng Nai có 2 dự án là đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Trong số đó, dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành dài hơn 37 km, có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh) và điểm cuối tại sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Tổng mức đầu tư khoảng 40.500 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu dài 65 km, điểm đầu tại ga Trảng Bom (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối tại cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư hơn 50.800 tỷ đồng và cũng theo hình thức PPP.
Sân bay Long Thành được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 1 của sân bay có quy mô 1 đường cất, hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Đồng Nai kiến nghị tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho tỉnh Với lý do cần vốn để đầu tư giao thông, phục hồi kinh tế, Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho tỉnh thêm 2%. Kiến nghị trên được ông Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi Thủ...