Năm 2022 Việt Nam sẽ thương mại hoá 5G
Bộ TT-TT xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam.
Thông tin trên được chia sẻ tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021, định hướng năm 2022 của Bộ TT-TT diễn ra chiều nay 22.12.
Theo báo cáo của Bộ TT-TT, thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã đầy đủ ở các phân lớp hệ thống mạng 5G gồm mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng truy cập và đã được triển khai cung cấp thử nghiệm dịch vụ.
Năm 2021, các nhà mạng của Việt Nam đã thử nghiệm thương mại thành công 5G tại nhiều tỉnh, thành
Dù vậy, để triển khai mạng 5G bằng thiết bị hoàn toàn của Việt Nam ở diện rộng trong năm 2022 là chưa đáp ứng được. Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 25% dân số vào năm 2025. Đặc biệt, trong tháng 9, Việt Nam đã hoàn thành bước nghiên cứu và triển khai lắp đặt thử nghiệm trạm 5G theo công nghệ ORAN (với tốc độ download 900 Mbps và upload 60 Mbps). Đây là bước tiến quan trọng để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất thiết bị 5G của Việt Nam cũng như thương mại hoá 5G vào năm 2022.
Video đang HOT
Hiện, các nhà mạng của Việt Nam như VNPT- VinaPhone, Viettel, MobiFone đều đã triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
100% người dân sẽ chuyển sang dùng smartphone
Cũng theo báo cáo của Bộ TT-TT, từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone trên tổng thuê bao điện thoại di động đã liên tục tăng, từ 59,2% năm 2018 tăng lên 65,09% năm 2019, đạt 69,55% vào năm 2020 và đến năm 2021 là 75%. Tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đã đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là thúc đẩy chuyển đổi sử dụng smartphone và dừng công nghệ di động cũ (đến tháng 12.2022 chỉ còn 5% dùng điện thoại 2G). Ngoài ra, từ đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng smartphone và trước năm 2025 cơ bản mỗi hộ có một đường internet cáp quang siêu băng rộng.
Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT-TT cũng sẽ tham mưu xây dựng luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.
Định hướng đến năm 2025, ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Bộ TT-TT cũng đặt mục tiêu phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỉ USD.
Công nghệ sạc điện từ xa tại trạm 5G
Người đi bộ gần một trạm 5G có thể sạc pin cho đồng hồ và tai nghe nhờ công nghệ truyền điện không dây sắp được triển khai.
Theo Nikkei, nhà mạng SoftBank sẽ là đơn vị đầu tiên thử nghiệm công nghệ này. Các hệ thống truyền điện không dây được gắn chung với các trạm gốc 5G.
Thời gian triển khai chính thức chưa được công bố, nhưng SoftBank đang trong quá trình thay thế 200.000 trạm gốc 4G sang 5G. Hệ thống sạc có thể được lắp đặt cùng giai đoạn này. Dịch vụ được phát triển bởi liên minh Đại học Kyoto, Viện công nghệ Kanazawa và Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông quốc gia Nhật Bản.
Công nghệ sạc điện từ xa sẽ được triển khai chung với trạm 5G. Ảnh: Nikkei
Công nghệ sạc từ xa sẽ truyền điện tích ở băng tần 28 GHz. Khi người dùng di chuyển quanh trạm phát, các thiết bị điện tử như đồng hồ thông minh, tai nghe sẽ được tự động sạc.
Để ngăn tác động xấu có thể ảnh hưởng đến người sử dụng, trạm giới hạn công suất 1 miliwatt trong phạm vi 10 mét. Bán kính tối đa là khoảng 100 mét.
Chính phủ Nhật Bản sẽ nới lỏng các hạn chế đối với việc truyền điện không dây để cho phép các thử nghiệm này được diễn ra. Bộ Nội vụ và Truyền thông nước này sẽ phân bổ thêm một số băng tần cho việc truyền điện. Hiện công nghệ này bị Nhật Bản giới hạn vì chúng có thể gây nhiễu tín hiệu liên lạc.
Quy định mới có thể được ban hành trong năm nay. Công nghệ sạc không dây sẽ được cấp phép ở phạm vi trong nhà trước, sau đó mở rộng ra ngoài trời vào năm 2024. SoftBank dự kiến thương mại hóa công nghệ từ năm 2025.
Theo các chuyên gia, nếu được đưa vào thực tế, công nghệ không chỉ giúp sạc điện từ xa, mà còn có thể ứng dụng trong việc triển khai thẻ điện chống trộm, hay cung cấp năng lượng cho các thiết bị y tế gắn trong cơ thể người.
Hiện tại, một số công ty công nghệ như Ossia và Powercast tại Mỹ chuyên cung cấp thiết bị phần cứng giúp sạc smartphone và máy chơi game qua sóng. Xiaomi được cho là cũng chuẩn bị tham gia cuộc chơi này. Theo thống kê của Research & Markets, thị trường sạc không dây toàn cầu ước tính có giá trị 15,3 tỷ USD vào năm 2026, cao gấp 2,3 lần hiện tại.
Viettel sẵn sàng kinh doanh thương mại 5G vào năm 2022 Tốc độ truyền dữ liệu 5G trong một thử nghiệm do Viettel, Ericsson và Qualcomm vừa thực hiện tại Việt Nam đạt tốc độ 4,7Gb/giây, cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp 2 lần tốc độ 5G hiện có. Điều này giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á. Bắt nhịp...