Năm 2022, Quốc hội giao mục tiêu thu nhập bình quân đạt 3.900 USD
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, Quốc hội yêu cầu thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Chiều 12-11, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 với mục tiêu GDP đạt 6-6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.900 USD.
Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu năm 2022 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Cùng với đó là với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước…
Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2022 đó là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 04%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%…
Trước khi QH bấm nút thông qua, một số ý kiến cho rằng mức tăng trưởng GDP khoảng 6%-6,5% khó hoàn thành, nên đặt mức tăng trưởng GDP khoảng 5%-5,5%.
Tuy nhiên, theo Uỷ ban Thường vụ QH, chỉ tiêu trên đã phân tích, dự báo và tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm. Điều này cũng đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
Các đại biểu QH bấm nút thông qua Nghị quyết.
Nghị quyết yêu cầu tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định).
Video đang HOT
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội và ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác. Thực hiện các chính sách, giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như: Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (hoàn thành một số dự án thành phần: Cam Lộ – La Sơn; Dầu Giây – Phan Thiết; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Mai Sơn – Quốc lộ 45); dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành…
Khẩn trương triển khai các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng đầu tư nội dung số trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, như công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn, an ninh mạng.
Đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị các khu kinh tế ven biển. Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thủy lợi, cảng cá, trung tâm nghề cá lớn, khu neo đậu tránh trú bão; các dự án chống sạt lở thích ứng biến đổi khí hậu…
Cũng trong chiều cùng ngày, QH đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025. Theo đó việc cơ cấu lại nền kinh tế sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, ổn định, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Nghị quyết giao các chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân năm năm khoảng 32 – 34% GDP…
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5-10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế; Kinh tế số chiếm 20% GDP…
Nghị quyết yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện, hoàn thành trước tháng 4-2022; báo cáo QH kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm; báo cáo QH kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025.
Chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 tăng 6-6,5%, GDP bình quân đầu người 3.900 USD
Với Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua chiều 12-11, chỉ tiêu GDP năm 2022 tăng 6-6,5%.
Chiều nay 12-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, với 472/472 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế...
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - Ảnh: Quochoi.vn
Trong năm 2022 đặt ra chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã có báo cáo tóm tắt tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, có một số ý kiến cho rằng mức tăng trưởng GDP khoảng 6%-6,5% khó hoàn thành; nên đặt mức tăng trưởng GDP khoảng 5%-5,5%. Về vấn đề này, cơ quan thẩm tra cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021 trên nền tăng trưởng thấp (khoảng 2%), bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
"Việc đặt chỉ tiêu khoảng 6%-6,5% thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2022"- Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nêu rõ.
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo thực hiện được mục tiêu và chỉ tiêu trong năm 2022.
Trong chiều cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Nghị quyết xác định 7 mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025. Trong đó, có một số chỉ tiêu như tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; nâng cao tỉ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế. Nghị quyết cũng đưa ra chỉ tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP; tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Với ý kiến đề nghị điều chỉnh mục tiêu về số lượng doanh nghiệp, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, Chính phủ đang xây dựng Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên việc xác định chính xác mức bội chi ngay tại nghị quyết này là chưa khả thi.
"Do đó xin Quốc hội vẫn tiếp tục thực hiện mức bội chi ngân sách nhà nước là 3,7% GDP đến khi Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội"- ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, GDP đầu người đạt 3.900 USD Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 được Quốc hội thông qua chiều 12-11 đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.900 USD... Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 Với 94,59% đại biểu tham...