Năm 2021 nhớ 10 điều này để cuộc sống về sau không phải lo nghĩ tiền bạc
Cho dù bạn muốn tiết kiệm để mua căn nhà đầu tiên, cho những ngày hưu trí hay trả nợ… càng bắt đầu sớm bạn sẽ càng nhanh chóng đạt được mục tiêu.
10 mục tiêu này sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi lâu dài và kiểm soát tốt hơn tình hình tài chính của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chọn thực hiện một vài mục tiêu dưới đây và sau đó tiến tới thực hiện tất cả. Luôn nhớ rằng, có một kế hoạch để thực hiện các quyết định của bạn sẽ là bước đầu tiên để có một tương lai tài chính lành mạnh hơn.
Bám sát kế hoạch
Mục tiêu này khá đơn giản song đừng vì vậy mà nghi ngờ hiệu quả nó đem lại. Việc viết ra kế hoạch chi tiêu mỗi tháng là bước đầu tiên để bạn kiểm soát tình hình tài chính. Nếu bạn có thể viết ra ngân sách của mình mỗi tháng và đặt từng đồng tiền mình kiếm được vào một nơi cụ thể, bạn đang dần cải thiện tài chính của mình. Lý do là bởi khi viết ra ngân sách và cách chi tiêu của mình, bạn sẽ xử lý tốt hơn khi phải đưa ra quyết định cũng như cải thiện, cắt giảm chi tiêu tốt hơn.
Viết từng đồng chi ra
Đây là một thói quen tuyệt vời mà ai cũng nên xây dựng cho mình. Tất nhiên thói quen này không dễ dàng và đòi hỏi bạn cần kiên trì, không bỏ cuộc. Trong tháng đầu tiên thực hiện, bạn có thể ghi lại từng giao dịch mua bán vào cuốn sổ luôn đem theo bên mình. Việc lựa chọn viết vào sổ thay vì sử dụng các ứng dụng thông minh cũng giúp bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn đang chi tiêu.
Trong thời gian tiếp theo, bạn có thể ghi chép theo giao dịch lớn hơn hay chuyển sang sử dụng các ứng dụng thông minh trên điện thoại để dễ bề theo dõi hơn. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng lập ngân sách cho phép bạn nhập từng giao dịch khi thực hiện. Bạn có thể ghi lại giao dịch đó trong cả tài khoản và danh mục để phù hợp với ngân sách của mình và dễ dàng rà soát từng khoản mục sau đó.
Bám sát ngân sách hàng tháng
Đây là một mục tiêu khó khăn nhưng khi bạn thiết lập ngân sách và theo dõi ngân sách đó một cách cẩn thận, bạn sẽ dễ bám sát được ngân sách của mình.
Nói một cách đơn giản hơn, bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được và luôn nhớ tới khoản tiết kiệm. Nếu bạn có thể bám sát vào ngân sách của mình, khả năng bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình là rất cao.
Trả nợ
Hãy đặt mục tiêu cụ thể về số nợ bạn muốn trả được trong năm nay. Sẽ tốt nhất khi bạn có thể trả được mọi khoản nợ mình đang mang, thoát khỏi nợ nần. Tất nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào thu nhập và số nợ hiện tại, bạn có thể chưa đạt được điều đó nhưng quan trọng là bạn sẽ dần trả hết nợ.
Đặt mục tiêu về số nợ muốn trả hết trong năm nay và tính toán xem bạn cần trả bao nhiêu tiền cho khoản nợ đó mỗi tháng. Nếu bạn tuân theo kế hoạch thanh toán nợ, bạn sẽ ngày càng nhanh đạt được mục tiêu trắng nợ.
Video đang HOT
Không vay nợ thêm
Mục tiêu này rất quan trọng nếu bạn nghiêm túc về việc thoát khỏi nợ nần. Một ngoại lệ mà bạn có thể thực hiện cho mục tiêu này là khi bạn mua một ngôi nhà mới. Đừng so sánh việc vay nợ mua nhà với vay nợ để tiêu dùng. Tốt nhất nên cố gắng đạt được mục tiêu của mình bằng việc tiết kiệm, tăng thu nhập.
Nếu bạn có thể cam kết với bản thân rằng sẽ không phát sinh thêm khoản vay tiền nào nữa, bạn nên lên kế hoạch trước cho những khoản mua sắm lớn để luôn ở thế chủ động.
Tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp
Khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp. Quy mô quỹ khẩn cấp của bạn sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại của bạn. Con số thường được nhiều chuyên gia đưa ra là quỹ khẩn cấp nên tương đương 3-6 tháng sinh hoạt phí của bạn.
Nếu bạn vẫn đang trong thời gian thoát khỏi nợ nần, bạn có thể tạm để quỹ khẩn cấp của mình nhỏ hơn. Nếu công việc của bạn có nhiều biến động hoặc bạn là trụ cột chính của gia đình, 3-6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ khẩn cấp là điều tối thiểu. Số tiền này sẽ giúp bạn trang trải trong trường hợp khẩn cấp mà không phải tích lũy thêm nợ.
Tiết kiệm cho nghỉ hưu
Không bao giờ là quá sớm để thực hiện việc tiết kiệm cho nghỉ hưu. Thậm chí bạn hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn nghỉ hưu sớm để tận hưởng nhiều hơn cuộc sống theo cách mình thích khi tài chính đủ vững. Càng bắt đầu sớm, bạn sẽ càng nhận được lợi ích tuyệt vời của lãi suất kép.
Thực hiện những bước tiến trong công việc
Năm nay bạn cần phải hành động để có sự thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn yêu thích công việc của mình và bạn nghĩ mình vẫn sẽ theo đuổi nó trong 10 năm tới, bạn vẫn có thể tìm được điều gì đó mới để cải thiện tình hình và chuẩn bị cho những bước tiếp theo. Đó có thể là tham gia các lớp học để nâng cao nghiệp vụ hay học về ngành nghề có liên quan, bổ trợ cho ngành bạn đang làm việc.
Nếu bạn không hài lòng với công việc mình đang làm, có lẽ đã đến lúc bạn tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp hơn, khiến mỗi ngày đi làm không còn là ác mộng.
Thiết lập kế hoạch tài chính
Một kế hoạch tài chính dài hạn sẽ giúp bạn giải quyết tất cả mọi vấn đề. Kế hoạch này bạn cần đưa ra một cách cụ thể về thời gian cũng như các cột mốc, khi nào sẽ mua nhà, khi nào nghỉ hưu và bất kỳ thay đổi nghề nghiệp nào mà bạn dự định thực hiện. Kế hoạch này cũng nên bao gồm chiến lược đầu tư và kế hoạch xây dựng sự giàu có.
Thực hiện kế hoạch này sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính trong vài năm tới và có thể là một trong những điều tốt nhất mà bạn làm. Điều này cũng sẽ hiệu quả hơn việc bạn chỉ ngẫu nhiên đặt ra kế hoạch tài chính ngắn hạn mà không có cái nhìn tổng quát về bức tranh lớn hơn. Kế hoạch của bạn có thể khác nếu bạn độc thân hay đã kết hôn nhưng điều cần thiết là phải có, bất kể tình trạng mối quan hệ của bạn.
Cắt giảm chi tiêu
Dù tình hình tài chính của bạn ra sao, bạn là ai và làm công việc gì với mức thu nhập bao nhiêu, việc cắt giảm chi tiêu ở những nơi bạn có thể luôn là điều cần thiết và khôn ngoan. Số tiền đó sẽ giúp bạn thực hiện các mục tiêu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của mình.
Bạn có thể chọn một danh mục mỗi tháng trong năm để thực hành tiết kiệm, tháng này cắt giảm chi tiêu cho ăn uống ngoài hàng, tháng sau cắt giảm chi tiêu giải trí… Nếu bạn có thể giảm chi tiêu của mình một chút mỗi tháng, bạn sẽ có nhiều tiền hơn để thực hiện các mục tiêu tài chính và tiết kiệm khác của mình.
Thu nhập tăng lên nhưng tuổi 30 dễ mắc phải 6 bẫy tiền bạc này
Qua những năm tuổi 20 bỡ ngỡ khi mới bắt đầu sự nghiệp, ở tuổi 30 nhìn chung thu nhập của bạn đã tăng lên nhiều phần, công việc cũng thêm phần ổn định. Tuy nhiên đây cũng là lúc bạn dễ mắc phải 6 bẫy tiền bạc này.
(*) Bài viết là chia sẻ của Phil Town, cố vấn đầu tư, nhà quản lý quỹ đầu cơ, tác giả 2 cuốn sách bán chạy nhất NY Times.
1. Mua ô tô để giải quyết khâu "oách"
Chúng ta cần phương tiện đi lại nhưng đừng cố tìm mọi cách để mua một chiếc ô tô quá sức của mình chỉ để gây ấn tượng với bạn bè hay đặc biệt là những người mà bạn không thích.
Một chiếc ô tô mới xuất xưởng có thể mất khoảng 30% giá trị chỉ sau 1 năm đầu tiên và mất 50% giá trị 3 năm sau đó. Hãy đảm bảo bản thân thông minh và tỉnh táo khi đưa ra quyết định chọn lựa phương tiện đi lại cho mình. Bạn cần một chiếc xe vận hành tốt, an toàn và để phần tiền còn lại cho việc đầu tư hơn là "tất tay" cho một chiếc xe sang trọng chỉ để trông thật "oách".
2. Mua một ngôi nhà quá đắt
Sở hữu một ngôi nhà có tiềm năng tăng giá là một khoản chi xứng đáng. Tuy nhiên điều này sẽ thành vấn đề khi ngôi nhà đó vượt quá khả năng của bạn.
An cư lạc nghiệp là suy nghĩ khiến nhiều người hiểu lầm và cố để mua một ngôi nhà hoàn toàn không đủ khả năng. Họ nghĩ đến việc vay ngân hàng, vay bạn bè, bán đi những thứ có thể và tự nhủ mình sẽ trả hết nợ trong một vài chục năm mà thôi.
Việc mua một ngôi nhà quá khả năng sẽ khiến bạn không còn tiền cho những trường hợp khẩn cấp. Cuộc sống này không ai nói trước được điều gì và bạn sẽ phải làm sao khi công việc bỗng vấp phải khó khăn, con cái hay bố mẹ già ốm đau...
3. "Đốt" tiền vào việc ăn hàng
Mặc dù tiền mua nhà và xe hơi có thể là những ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập hàng tháng của bạn, song có thể bạn không tưởng tượng được tầm ảnh hưởng của những khoản chi nhỏ nhưng mang tính thường xuyên gây ra.
Vì ngại nấu nướng bên bạn tặc lưỡi dành bữa sáng và bữa trưa để ăn hàng cho thuận tiện. Tối về đến nhà, hôm bỗng chán ăn cơm, hôm lại thèm thứ gì đó mà không muốn vào bếp... Vậy là bạn cầm ngay điện thoại lên để gọi đồ ăn mang đến hoặc "xách ví lên và đi". Bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là chiếc pizza hay bát phở vài chục nghìn ở đầu phố thôi nhưng khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể "đốt" nhiều tiền cho việc ăn hàng mà bản thân không hề ý thức được.
Tự nấu nướng ở nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc mà còn kiểm soát được nguồn thực phẩm đầu vào cũng như hạn chế dầu mỡ trong quá trình chế biến. Nếu bạn không tin rằng những khoản ăn hàng từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn kia có thể ảnh hưởng đến tài chính của mình, hãy thử ghi chép lại mọi khoản chi tiêu trong vòng 1 tháng và bạn sẽ phải bất ngờ với số tiền mình đã chi.
4. Chi quá nhiều vào nửa kia hoặc nửa kia quá hoang phí
Ngay cả khi bạn là người làm chủ những đồng tiền của mình, người thân thiết kề bên bạn có thể ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của bạn cũng như cản trở kế hoạch tài chính.
Đối với các cặp vợ chồng, việc không trao đổi với đối phương về thói quen chi tiêu chính là nguyên nhân chính gây ra các rắc rối cho mối quan hệ vợ chồng.
Nếu bạn đang hẹn hò hoặc mới bước chân vào cuộc sống hôn nhân, bạn rất dễ "đốt" tiền của mình vào những món quà đắt tiền, hoạt động giải trí hay chuyến du lịch đắt đỏ. Có rất nhiều cách để bạn thể hiện tình cảm với người ấy, cùng nhau tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ thay vì để những ngày cuối tuần làm hỏng kế hoạch tài chính cho tương lai. Hãy trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn để đảm bảo rằng đôi bên cùng hiểu về cách chi tiêu, kế hoạch tài chính của nhau trong lâu dài.
5. Sử dụng thẻ tín dụng như tiêu tiền của mình
Ngày nay, thẻ tín dụng ngày càng phổ biến và trở nên gần gũi với mọi người hơn. Bạn thậm chí có thể mở thẻ tín dụng ngay cả khi thu nhập không cao. Hãy nhớ rằng, rơi vào bẫy tiền bạc khi sử dụng thẻ tín dụng chính là bị cuốn theo lối vay tiền với lãi suất cao hơn cả mức bạn có thể thu được khi tiến hành đầu tư.
Mỗi khi bạn tiêu tiền của thẻ tín dụng và không thể trả lại vào đúng thời hạn, bạn sẽ phải trả lãi rất cao cho việc tiêu tiền thuận lợi của mình. Bạn cũng có thể bị những lời mời kèm theo chương trình khuyến mại hấp dẫn để mở thêm nhiều thẻ tín dụng mới ở các ngân hàng khác nhau. Đó là cách khiến túi tiền của bạn ngày càng xẹp đi.
Hãy đảm bảo bản thân sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý thay vì quẹt vô tội vạ. Không mở thêm thẻ tín dụng khi nhu cầu không thực sự cần thiết và chỉ được chi tiêu dưới mức thu nhập của mình.
6. Không đầu tư
Dù nhiều người vẫn hay đưa ra những lời khuyên nhấn mạnh về lợi nhuận đầu tư ngắn hạn song hãy nhớ rằng, kế hoạch cho những ngày tháng nghỉ hưu là một cuộc chạy marathon, không phải là một cuộc đua cự ly ngắn. Bạn bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng tích luỹ được nhiều và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình hơn. Tiến hành các hoạt động đầu tư cùng với kế hoạch cho kỳ nghỉ hưu giúp bạn dễ cân bằng các khoản chi tiêu hơn, có động lực nhanh chóng thanh toán các khoản nợ và tiết kiệm để đầu tư sinh lời.
Hãy đảm bảo rằng bạn tận dụng tối đa việc đầu tư ở độ tuổi 30. Thời gian trôi qua rất nhanh và đừng để lỡ những cơ hội đầu tư tốt. Hành động ngay hôm nay sẽ giúp bạn có nhiều thập kỷ để tích luỹ, thu thập và học hỏi những kỹ năng mới cũng như rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin của mình.
6 kiểu nhà hao tài tốn của, nhà giàu không nên ở, nhà nghèo càng phải tránh xa Nếu những ngôi nhà nằm trên mảnh đất nở hậu được cho là giúp trữ nhiều tiền bạc, thì ngược lại, nhà đất thóp hậu giống như một chiếc phễu lớn. Nhà kiểu hình chữ L Trong phong thủy những ngôi nhà có phần bị mất hoặc trống dạng này sẽ hạn chế rất nhiều nguồn vượng khí, khiến cho chủ nhân sống...