Năm 2021, lo ‘nghẽn’ sản xuất ô tô do thiếu nguồn cung chip
Việc sản xuất, lắp ráp ô tô mới trong năm 2021 sẽ bị chậm lại do thiếu nguồn cung về chip.
Năm 2021, sản xuất ô tô mới sẽ bị chậm lại do thiếu hụt nguồn cung linh kiện về chip
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới việc sản xuất ô tô khiến công đoạn sản xuất xe mới bị chậm lại vào đầu năm nay, tuy nhiên ngành công nghiệp này cũng đã khởi sắc trong thời gian gần đây khi doanh số bán ô tô mới tăng cao, được thúc đẩy bởi người tiêu dùng muốn đi bằng phương tiện cá nhân thay vì đi phương tiện công cộng.
Điều này hoàn toàn đúng với hiện tại những gì đang hiện diện ở thị trường Trung Quốc, tuy nhiên nguy cơ về viễn cảnh sản xuất ô tô mới ở đất nước đông dân nhất thế giới này có thể sớm không thể đáp ứng kịp nhu cầu do thiếu chip điện tử.
Thiếu nguồn cung ứng về chip sẽ khiến lắp ráp ô tô mới trong năm 2021 sẽ gặp khó
Theo báo cáo của Reuters, ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã báo hiệu sự thiếu hụt về chip được sử dụng trong sản xuất ô tô có thể làm gián đoạn sản xuất ô tô ở Trung Quốc vào năm 2021.
Video đang HOT
Bộ vi xử lý và mạch điện tử tích hợp đã trở thành một phần không thể thiếu của một chiếc xe hơi hiện đại khi chi tiết này đảm nhận việc xử lý mọi chức năng trên xe, từ quản lý động cơ đến một loạt các tính năng hỗ trợ người lái như phanh khẩn cấp tự động. Vấn đề là các bộ phận này chủ yếu đến từ châu Âu và đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung.
Các nhà cung cấp linh kiện ô tô của Đức là Continental và Bosch đã cảnh báo về tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn. Trong khi sản lượng đang được tăng lên để đáp ứng, việc tăng cường nguồn cung đó sẽ mất thời gian.
“Mặc dù các nhà sản xuất chất bán dẫn đã có phương án đối phó với tình huống này khi đã mở rộng công suất nhà máy nhưng cũng không thể đáp ứng kịp thời và phải mất tới 6 đến 9 tháng mới có hàng. Do đó, việc giao hàng có thể kéo dài đến năm 2021″, báo cáo của Continental cho biết.
Nhà cung cấp linh kiện ô tô của Đức, Bosch cho biết công ty cũng đang chứng kiến sự “tắc nghẽn” của chuỗi cung ứng đối với một số thành phần. “Không nhà cung cấp nào có thể né tránh sự phát triển thị trường này. Chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp và khách hàng để duy trì chuỗi cung ứng nhiều nhất có thể, bất chấp tình hình thị trường căng thẳng”, phía công ty cho biết.
Các nhà cung cấp chip khác chỉ ra rằng việc tăng giá là không thể tránh khỏi do thiếu hụt. Trong một bức thư gửi cho khách hàng, nhà cung cấp chip ô tô Hà Lan NXP Semiconductors cho biết sẽ tăng giá tất cả các sản phẩm vì công ty đang phải đối mặt với “sự gia tăng đáng kể” về chi phí nguyên liệu cũng như “sự thiếu hụt trầm trọng ” của chip.
“Để giải quyết sự gia tăng không lường trước được về chi phí từ các nhà cung cấp của chúng tôi, chúng tôi miễn cưỡng phải tăng giá trên tất cả các sản phẩm”, đại diện phía công ty cho biết.
Với việc sản xuất ô tô hầu như phụ thuộc vào chip, các nhà sản xuất ô tô chỉ có thể chế tạo nếu còn hàng tồn kho. Volkswagen, nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc cho biết công ty đang theo dõi chặt chẽ tình hình và nói thêm rằng sản xuất ô tô tổng thể của nước này có thể bị gián đoạn do thiếu hụt linh kiện phụ tùng.
“Việc cung cấp chip cho một số linh kiện điện tử ô tô đã bị ảnh hưởng bởi những bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra. Điều này dẫn đến khả năng gián đoạn sản xuất ô tô với tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhu cầu tăng lên do thị trường Trung Quốc phục hồi nhanh chóng”, một đại diện của Volkswagen chia sẻ trên trang Reuters.
Sản lượng 2 triệu ô tô mỗi năm nhưng Thái Lan có ít nhà máy hơn Việt Nam
Việt Nam hiện có dung lượng thị trường nhỏ hơn, số lượng nhà cung cấp ít hơn nhưng lại có số lượng nhà sản xuất ô tô nhiều hơn cả Thái Lan.
Xe Mercedes do MBV lắp ráp tại Trung tâm kiểm tra hoàn thiện xe tại KCN Long Hậu, tỉnh Long An. Ảnh: Lam Anh
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược chính sách Công thương (Bộ Công Thương), chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chia làm 4 cấp, gồm OEM lắp ráp (Original Equipment Manufacturer - nhà sản xuất gốc) và chuỗi nhà cung cấp theo thứ tự là cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Trong đó, hiện có 21 OEM lắp ráp ô tô, gồm 5 hãng xe Nhật Bản, 1 hãng xe Mỹ, 1 hãng xe Đức, 5 hãng xe Việt Nam và một số quốc gia khác. Các hãng đều lắp ráp xe hơi thành phẩm dưới dạng CKD trên dây chuyền sản xuất gồm 4 công đoạn chính: hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Phân cấp các nhà cung cấp hiện có, trong số 404 nhà cung cấp được xác định bởi JETRO và JICA (các tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản), có 83 nhà cung cấp cấp 1; 138 nhà cung cấp cấp 2, 3; có 5 nhà sản xuất phụ tùng thay thế, và 178 nhà cung cấp phụ trợ cho các nhà cung cấp loại 1,2,3 nói trên.
Như vậy, về số lượng nhà cung cấp chính thức cho các hãng xe, Việt Nam hiện có 221 đơn vị đủ năng lực được phân cấp. Ngoài ra, có 5 nhà cung cấp chuyên sản xuất loại phụ tùng thay thế trên ô tô, loại phụ tùng hao mòn như lốp, ắc quy, các loại chất lỏng.
Theo nghiên cứu, các nhà cung cấp từ Việt Nam hiện chỉ sản xuất các chi tiết gia công cơ khí đơn giản, cồng kềnh như đồ nhựa, kính chắn gió, ghế ngồi... còn các chi tiết phức tạp, công nghệ cao hầu như đều do các nhà cung cấp FDI thực hiện, như: dây điện, sơn, các loại ống vòi, các chi tiết kim loại và dập khung thân.
So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150.
Về tỷ lệ nội địa hóa, đến nay các nhà sản xuất ô tô Việt Nam mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37%đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.
Các sản phẩm đã nội địa hóa có hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực như Indonesia đã đạt được 65-70%, Thái Lan đạt tới 80%.
Hơn nữa, trong khi dung lượng thị trường ô tô của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Thái Lan, nhưng Việt Nam lại có 21 nhà máy lắp ráp ô tô, trong khi Thái Lan sản lượng hơn 2 triệu xe mỗi năm nhưng chỉ do 17 nhà sản xuất, lắp ráp.
Nhiều nhà sản xuất ô tô hơn, chia sẻ thị trường nhỏ hơn và phân tán hơn khiến các nhà lắp ráp khó có thể phát triển được mạng lưới nhà cung cấp.
Theo Bộ KHĐT, thụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe.
Hãng sản xuất ô tô chạy hydro Riversimple đặt cược vào cuộc cách mạng xanh Hãng sản xuất ô tô chạy bằng hydro duy nhất của Anh Riversimple đang kỳ vọng đánh bại một loạt đối thủ cạnh tranh "sừng sỏ" trong bối cảnh ô tô chạy bằng động cơ xăng sẽ bị cấm trong vòng 10 năm tới. Thử nghiệm ô tô chạy bằng hydro tại Anh. Ảnh: AFP Trong bối cảnh ô tô chạy bằng pin...