Năm 2021: Kiểm toán nhiều ngân hàng, đánh giá thực trạng tài chính
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2021 với việc sẽ tổ chức thực hiện 181 cuộc kiểm toán trên các lĩnh vực, tăng 23 cuộc so với kế hoạch kiểm toán năm 2020.
PGBank có trong danh sách dự kiến của kế hoạch kiểm toán năm sau.
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc, kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước được xây dựng với định hướng ưu tiên lựa chọn kiểm toán tại các đơn vị quản lý tài chính tổng hợp ở Trung ương và địa phương để đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư trong cả giai đoạn 2015-2020.
Đối với lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước sẽ lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nuớc năm 2020 kết hợp với việc đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.
Video đang HOT
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng, tổng công ty tài chính, bảo hiểm có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.
Thông qua hoạt động kiểm toán, cơ quan này cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; xử lý nợ xấu; việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động, khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các ngân hàng nằm trong danh sách kiểm toán năm 2020 gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam ( PVCombank), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong 2021
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.
Kết thúc đợt tham vấn trực tuyến từ 15/10 đến 13/11 với Việt Nam, bà Era Dabla Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, nhờ kiểm soát được Covid-19, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng GDP ở mức 2,4%, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Trước đó, hồi tháng 10, IMF đã đưa ra nhận định Việt Nam có thể tăng trưởng 1,6%, thuộc số ít quốc gia trên thế giới được dự báo tăng trưởng dương.
Cùng với đó, IMF cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 với GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.
Tuy nhiên, theo IMF, thâm hụt tài khoá dự báo sẽ nới rộng do thu ngân sách giảm, chi hỗ trợ bằng tiền và chi đầu tư đều tăng. Hỗ trợ tài khoá nên tiếp tục duy trì trong năm 2021 với ưu tiên cho việc cải thiện hiệu quả công tác triển khai. Trong trung hạn, cần tập trung vào huy động nguồn thu cho các dự án hạ tầng xanh và hiệu quả, tăng cường các hệ thống an sinh xã hội và đảm bảo bền vững nợ công.
IMF dự báo năm 2021 GDP Việt Nam tăng 6,5%.
IMF khuyến nghị, chính sách tiền tệ nên tiếp tục mang tính hỗ trợ trong ngắn hạn. Một cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn về cả hai phía trong khuôn khổ hiện nay sẽ giảm bớt nhu cầu tích luỹ các đệm dự trữ và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh khi môi trường bên ngoài trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã cân bằng hợp lý giữa việc hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và đảm bảo khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Việc giám sát chặt chẽ những rủi ro trong hệ thống ngân hàng vẫn là một yêu cầu thiết yếu khi mà các đệm vốn của ngân hàng vẫn còn thấp hơn ngân hàng tại các nước ngang hàng trong khu vực và triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất trắc.
IMF khuyến cáo, các quy định về phân loại khoản vay và ghi nhận nợ xấu nên dần được quay trở lại áp dụng như bình thường để hỗ trợ sự minh bạch của bảng cân đối kế toán và niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Cần củng cố hơn nữa tình hình vốn của các ngân hàng và phát triển thị trường vốn để nâng cao sức chống chịu về tài chính, thúc đẩy huy động vốn dài hạn.
Ngoài ra, IMF lưu ý Việt Nam nên ưu tiên cho việc giảm gánh nặng tuân thủ đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, cải thiện tiếp cận đất đai và nguồn lực tài chính, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, và giảm bớt tham nhũng.
Việc thiết lập một cơ chế phá sản riêng kịp thời và nhanh gọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp khơi thông được nguồn vốn và hạn chế những trường hợp thanh lý phá sản không cần thiết. Mặt khác, giảm sự mất cân đối giữa cung và cầu kỹ năng lao động, tăng cường tiếp cận công nghệ và nguồn vốn con người cũng sẽ giúp thúc đẩy năng suất lao động.
Nhiều nước kiểm soát cho vay ngang hàng, các công ty Trung Quốc tìm cách sang Việt Nam Nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty cho vay ngang hàng (P2P lending) của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế ,...