Năm 2021 đầy biến động của mạng xã hội
Trước khi bước sang năm mới, hãy cùng nhìn lại những sự kiện chấn động mạng xã hội toàn cầu trong năm 2021.
Khái niệm Metaverse ra đời, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị “cấm cửa” trên mọi nền tảng mạng xã hội… là những sự kiện nổi bật nhất giới truyền thông trong năm 2021.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị các mạng xã hội “từ mặt”
Chiến dịch nổ ra sau cuộc bạo động nghiêm trọng diễn ra tại điện Capitol, Mỹ. Ngay sau sự kiện này, Facebook đã cấm ông Trump sử dụng cho tới ít nhất là tháng 1/2023. Không dừng lại ở đó, Twitter còn cấm ông sử dụng nền tảng vĩnh viễn. Đó là một trong những quyết định lớn nhất các công ty mạng xã hội từng đưa ra.
Rò rỉ tài liệu mật của Facebook
Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook đã cung cấp hàng nghìn tài liệu mật, bộc lộ mặt tối của Facebook, Instagram… Các tài liệu này lần đầu được tố giác và chia sẻ với cơ quan lập pháp thông qua các câu chuyện trên tờ Wall Street Journal.
Trong tương lai, Quốc hội Mỹ có thể sử dụng tài liệu để đẩy mạnh các chế định, buộc những gã khổng lồ này phải thay đổi. Các công ty công nghệ như Meta đã chấp nhận cho phép nhân viên truy cập và kiểm tra những tài liệu nhạy cảm.
Giám đốc điều hành Twitter “thoái vị”
Vào tháng 11, Jack Dorsey, Giám đốc điều hành Twitter bất ngờ từ chức, kết thúc chuỗi điều hành công ty phức tạp nhất thế giới. Trong nhiệm kỳ 6 năm của mình, Jack đã giúp cho lượng người dùng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Twitter chưa cao như các đối thủ khác.
Video đang HOT
Sau khi rời khỏi Twitter, Dorsey tập trung hoàn toàn vào Bitcoin và các dự án Blockchain khác, để lại “di sản” Twitter cho một kỹ sư công nghệ gốc Ấn, Parag Agarwal.
Khai sinh vũ trụ Meta
Facebook đã tập trung toàn lực vào vũ trụ ảo (metaverse). Ông lớn mạng xã hội này đổi tên thành Meta để chứng minh dự án của mình là nghiêm túc. Metaverse được phát triển như một môi trường ảo mới, nơi tất cả chúng ta sẽ sống trong phần lớn cuộc sống của mình.
Apple đã bổ sung các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư mới vào hệ điều hành iOS của mình để hạn chế quảng cáo được cá nhân hóa của các nền tảng mạng xã hội. Động thái này làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của Meta, cũng như Twitter và Snap.
Meta và Apple cũng đang cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ thực tế ảo và tăng cường. Cả hai công ty đều có kế hoạch phát hành tai nghe thực tế hỗn hợp vào năm 2022. Trong khi đó, các nền tảng xã hội đang cố gắng tìm ra cách khác để nhắm mục tiêu quảng cáo và đo lường hiệu quả của chúng mà không phụ thuộc quá nhiều vào Apple, theo Kurt Wagner, Bloomberg.
Lý do khiến Jack Dorsey rời Twitter
Sau thành công cùng Twitter, nhà đồng sáng lập Jack Dorsey tuyên bố rời khỏi chức vụ quản lý cao nhất trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Nguyên nhân đằng sau việc này là gì?
Sáng 2/12, mạng xã hội Twitter phát đi thông cáo chính thức, công bố CEO Jack Dorsey đã từ chức và CTO Parag Agrawal sẽ ngồi vào vị trí quản lý cao nhất tại tập đoàn. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Đến chiều cùng ngày, Jack Dorsey xác nhận qua một tweet, kèm theo bản chụp email ông đã gửi cho nhân viên Twitter để thông báo về quyết định của mình.
Jack Dorsey bất ngờ rời khỏi chức vụ CEO Twitter.
Theo INC, sự ra đi này cho thấy thực trạng khắc nghiệt của việc điều hành tại các tập đoàn lớn, thường ít được quan tâm. Rời ghế CEO Twitter, Dorsey không chỉ bước ra khỏi cuộc chiến pháp lý đang nhắm vào nền tảng hoặc sự đình trệ hoạt động kinh doanh mà còn tránh được sự hỗn loạn của giao tiếp.
Nghịch lý của Jack Dorsey
Thông qua Twitter, Dorsey đã tác động rõ rệt đến cách con người trao đổi với nhau, dưới góc độ một nền văn hóa, thậm chí cả thế giới. Là một trong những doanh nhân có ảnh hưởng nhất hiện nay, ông đã tiếp cận và làm chủ yếu tố cốt lõi, đặc trưng của xã hội: sự giao tiếp.
Khi Twitter và các mạng xã hội khác tăng trưởng bùng nổ, quá trình giao tiếp của con người phát triển theo một cách tự nhiên, sự nghiệp của Dorsey cũng vậy.
Không dừng lại ở giao tiếp, ông còn mong muốn sự kết nối. Tuy nhiên, cuối cùng Dorsey phát hiện ra rằng chìa khóa duy nhất để kết nối tốt là... im lặng.
Cựu CEO Twitter nổi tiếng với quan điểm chú trọng sức khỏe thể chất và giữ gìn sự lành mạnh cho tinh thần. Ông ủng hộ việc nhịn ăn, chỉ ăn 7 bữa mỗi tuần. Dorsey không chỉ để ý đến những gì đi vào cơ thể, mà quan trọng hơn là điều tiếp nhận và ra khỏi tâm trí.
Hình ảnh của Jack Dorsey trong lần ông tham gia khóa thiền Vipassana tại Myanmar vào năm 2018.
Dorsey đồng sáng lập một nền tảng giúp mọi người chia sẻ suy nghĩ với thế giới. Giờ đây, ông lại theo đuổi khả năng gột rửa những suy nghĩ ra khỏi tâm trí thông qua luyện tập Vipassana. Đây là một phương pháp thiền định cổ xưa của Phật giáo, được sử dụng để xoa dịu và tập trung tâm trí thông qua sự im lặng.
Trong bài tập Vipassana, điều quan trọng là hơi thở và cơ thể của một người - không phải suy nghĩ. Người tham gia thiền cũng rèn luyện để không bận tâm đến điều người khác nghĩ - trái ngược hoàn toàn với những gì mạng xã hội mang lại.
Đó là nghịch lý đối với một doanh nhân công nghệ như Dorsey, người đã làm giàu bằng cách tạo ra môi trường để mọi người bày tỏ suy nghĩ của mình và chờ đợi phản ứng từ cộng đồng.
Tuy nhiên, Dorsey không phải là CEO công nghệ duy nhất đi ngược lại những gì ông rao giảng hoặc quảng bá. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, không muốn con mình tham gia mạng xã hội. Cố CEO Apple, Steve Jobs cũng không cho phép những đứa trẻ của ông sử dụng iPad trong nhà.
Tác động của mạng xã hội đến sự kết nối
Theo INC, các mạng xã hội như Twitter cho phép chúng ta kết nối với thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, trong khi bề rộng tăng lên thì chiều sâu của kết nối bắt đầu bị xói mòn.
Nói cách khác, smartphone ảnh hưởng đến mối quan hệ của con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn càng sử dụng nhiều mạng xã hội thì càng cảm thấy tồi tệ hơn. Giao tiếp và kết nối không còn đồng nghĩa với nhau như trước đây. Trong thế giới kỹ thuật số, thật dễ dàng để hiện diện về mặt thể chất, nhưng lại vắng bóng trên phương hiện tinh thần.
Vài năm nay, Jack Dorsey không còn tập trung hoàn toàn cho công việc điều hành tại Twitter
Người sáng lập phải biết rõ giới hạn của họ. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự quan tâm của chúng ta đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ do mình tạo ra. Khi doanh nghiệp phát triển, nhiều thứ sẽ thay đổi. Không thể trông đợi việc thành lập công ty và sau 10 năm nó vẫn giống như lúc đầu.
Sau khi thành công, nhiều người vẫn cố giữ một thứ gì đó không thực sự phù hợp với sở thích, đam mê và mưu cầu của họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thích những gì đang làm thì sẽ mất đi cảm giác thoải mái. Cùng với đó, tăng trưởng chậm lại (nếu không muốn nói là dừng lại) và sự đổi mới bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, tìm thấy niềm vui trong công việc chính là bí mật đằng sau khả năng lao động siêu phàm của Elon Musk, cũng là động lực tăng trưởng của một số startup thành công nhất hiện nay.
Điều gì thực sự tạo ra sự giàu có cho 'cha đẻ' Twitter Jack Dorsey? Trong thông báo chính thức hôm 29/11, tỷ phú Jack Dorsey tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc điều hành (CEO) của Twitter sau 15 năm thành lập và gắn bó với công ty. Theo ghi nhận của Forbes, tại thời điểm từ chức CEO Twitter, tỷ phú Jack Dorsey đang nắm trong tay khối tài sản 11,8 tỷ USD, gần gấp 10...