Năm 2020 không còn hộ nghèo là người có công
Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân không ngừng đẩy mạnh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công (NCC).
Nhiều chính sách ưu đãi NCC đã được ban hành. Số liệu thống kê cho thấy đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn hơn 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC, chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước. Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 không còn hộ nghèo có thành viên là NCC, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp thực hiện.
Nâng mức trợ cấp, hỗ trợ toàn diện đối với NCC
Cả nước hiện có 9,2 triệu NCC với cách mạng, trong đó có hơn 1,2 triệu liệt sĩ, 127 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 800 nghìn thương binh, 110 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận… Với chủ trương của Đảng và Nhà nước là không để gia đình NCC với cách mạng sống dưới mức trung bình của cả nước, hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi NCC đã không ngừng hoàn thiện và được thực hiện để đảm bảo NCC có một cuộc sống tốt và không bỏ sót NCC. Trong đó, đối tượng NCC ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội.
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Tính đến năm 2018, mức chuẩn để xác định trợ cấp ưu đãi NCC là 1.515.000 đồng. Tổng kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC hàng năm khoảng 31.000 tỷ đồng (gồm trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, BHYT, công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa…). Giai đoạn 2012 – 2018, cả nước đã chi 10.726 tỷ đồng để hỗ trợ cho 85.412 gia đình NCC làm mới 44.652 căn nhà và sửa chữa 40.760 nhà tình nghĩa; tặng 63.523 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách, với tổng số tiền gần 290 tỷ đồng… đã góp phần động viên NCC và thân nhân NCC ổn định cuộc sống. Riêng dịp 27/7, mỗi năm Nhà nước dành khoảng hơn 300 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để tặng quà đối tượng NCC.
Tuy nhiên, thống kê về giảm nghèo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn hơn 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC. Con số này chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước. Cụ thể, 2 tỉnh có hơn 1.000 hộ là Nghệ An và Quảng Bình. Từ hơn 500 đến dưới 1.000 hộ có 8 tỉnh. Từ hơn 300 đến dưới 500 hộ có 10 tỉnh. Từ 100 đến dưới 300 hộ có 21 tỉnh, dưới 100 hộ có 13 tỉnh. Ngoài ra, 10 tỉnh đã không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC là: Gia Lai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Nội, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Video đang HOT
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia giảm nghèo cho biết, do đặc thù của từng vùng, địa phương, nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC có nhiều, cả chủ quan (như hộ nghèo vẫn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lười lao động, không muốn đi làm ăn xa… và khách quan (do ốm đau, bệnh tật, ảnh hưởng của chất độc hóa học).
Huy động các nguồn lực giúp NCC thoát nghèo
Để thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến cuối năm 2020, 100% gia đình NCC với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú”, năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Nghị định 58 là 1.624.000 đồng (quy định tại Nghị định 99/2018/NĐ-CP là 1.515.000 đồng). Nghị định 58 quy định mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng như sau: Mức trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945: Diện thoát ly là 1.815.000 đồng; diện không thoát ly 3.081.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới… cần nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã xây dựng dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (năm 2012), nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung những quy định mới cho phù hợp, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của NCC cùng thân nhân, gia đình của họ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với NCC, gia đình NCC.
Từ các nguồn hỗ trợ, nhiều tấm gương người có công với cách mạng vươn lên làm giàu.
Dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng sửa đổi đang được nghiên cứu hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, ngoài việc xác định rõ các đối tượng chính sách, đảm bảo không để NCC chịu thiệt thòi, không được hưởng chính sách của Nhà nước, quy định mới cũng hướng đến việc tăng ngân sách nhà nước để chăm lo cho NCC, gắn với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác này; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi NCC.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh một số chế độ trợ cấp ưu đãi, trong đó có trợ cấp ưu đãi một lần cũng đang được nghiên cứu đề xuất. Theo đó sẽ hỗ trợ ưu tiên cho hộ nghèo thuộc diện chính sách NCC thông qua các chương trình giảm nghèo của Nhà nước, cụ thể như chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ưu tiên trong vay vốn; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của NCC vay vốn đầu tư sản xuất.
Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cần tìm ra thực trạng, nguyên nhân nghèo, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế của các hộ nhằm đảm bảo đời sống của NCC từng bước được nâng lên, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, không để NCC nào sống dưới mức sống trung bình của cả nước.
Để góp phần giảm nghèo cho các hộ có thành viên là NCC, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Bộ luôn yêu cầu các địa phương cần bảo đảm kịp thời chính sách, không để chậm trễ với NCC. Song song với đó cần quan tâm giúp NCC và thân nhân của họ tiếp cận việc làm, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, khởi nghiệp, học nghề… nâng dần ưu tiên cho các đối tượng NCC nằm trong hộ nghèo. Để tạo đột phá trong chính sách giảm nghèo cho NCC rất cần sự quyết liệt, sáng tạo hơn nữa.
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cần ưu tiên cho đối tượng hộ nghèo thuộc diện chính sách NCC. Đối với hộ nghèo thuộc chính sách NCC mà các thành viên trong hộ không có khả năng lao động, ngoài thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, cần quan tâm hỗ trợ cho những hộ này từ các nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn lực tại cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho từng gia đình vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch xóa nghèo đối với gia đình có công với cách mạng gắn với phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC với cách mạng”.
NGUYỄN SÍU
Theo Dansinh
Gần 100 giáo viên cả năm chờ tiền trợ cấp chế độ bãi ngang ven biển
Cho rằng căn cứ vào quy định chung thì được nhận tiền trợ cấp chế độ bãi ngang ven biển, nhưng một năm qua, gần 100 giáo viên ở xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi đã gõ cửa nhiều nơi vẫn chưa được nhận tiền này.
học sinh Trường tiểu học xã Tịnh Kỳ trong giờ học nhóm - P.A
Phản ánh với phóng viên Báo Thanh Niên, những giáo viên ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi), cho biết vào tháng 1 và tháng 2.2019, những cán bộ làm việc ở UBND xã Tịnh Kỳ được nhận tiền hỗ trợ bãi ngang ven biển (thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020). Tuy nhiên, gần 100 giáo viên thuộc ba cấp học: mầm non, tiểu học và THCS, vài ngày nữa là hết năm 2019, vẫn chưa một ai được nhận khoản tiền này.
Công đoàn của ba cấp học nói trên cũng đã phản ánh qua các cuộc họp của ngành, tiếp xúc cử tri giữa HĐND các cấp. Ngoài ra, công đoàn các trường học này cũng có văn bản đề nghị xem xét về tiền hỗ trợ bãi ngang ven biển gửi Phòng GD-ĐT TP.Quảng Ngãi, UBND TP.Quảng Ngãi.
Sáng 30.12, ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Phòng GD-ĐT TP.Quảng Ngãi, cho biết đơn vị có nhận đơn đề nghị về nội dung nói trên của đại diện công đoàn ba cấp học mầm non, tiểu học và THCS xã Tịnh Kỳ. Theo giải thích của ông Hưng, sở dĩ gần 100 giáo viên ở xã Tịnh Kỳ chưa được nhận tiền hỗ trợ bãi ngang ven biển năm 2019 là do: xã này được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 14.01.2019 về việc công nhận "xã đạt chuẩn nông thôn mới" năm 2018.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 596/QĐ-TTg ngày 25.5.2018 của Thủ tướng Chính phủ, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo khi được cấp có thẩm quyền công nhận lên phường, thị trấn hoặc đạt chuẩn nông thôn mới trong năm thì được tiếp tục thực hiện hỗ trợ đầu tư của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đến hết năm, còn bước qua năm sau thì không được hỗ trợ tiền này. Như vậy, đối chiếu tại xã Tịnh Kỳ, UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định công nhận xã đạt nông thôn mới là vào năm 2019.
Do còn "lấn cấn" như trên, Phòng GD-ĐT TP.Quảng Ngãi có văn bản đề nghị các đơn vị như: Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, đến nay chưa có sở nào trả lời cho Phòng GD-ĐT TP.Quảng Ngãi về vấn đề này.
Chiều 30.12, ông Nguyễn Văn Anh, Phó chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi, cho biết về vấn đề nêu trên, đơn vị cũng có nhiều văn bản gửi các sở, ngành để tham vấn. Gần nhất là văn bản ngày 20.12, gửi tham vấn cho Sở LĐ-TB-XH và Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi, nhưng đến nay chưa nhận được trả lời. Theo ông Anh, trong 2 tháng đầu năm 2019, UBND xã Tịnh Kỳ đã chi trả chế độ bãi ngang ven biển cho 21 cán bộ xã này. Sau đó, UBND xã Tịnh Kỳ đã dừng chi vì lo ngại chi không đúng. Hiện tại, số tiền mà gần 100 giáo viên ở đây chưa được chi chế độ bãi ngang ven biển là 3,6 tỉ đồng.
Ông Võ Văn Thảo, Trưởng phòng Văn bản pháp quy, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trước đó, khi nhận văn bản của Phòng GD-ĐT TP.Quảng Ngãi, đơn vị có văn bản trả lời. Ông Thảo cho rằng, căn cứ vào Điều 1, Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25.5.2018 của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 14.01.2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, thì gần 100 giáo viên ở xã Tịnh Kỳ được tiếp tục hưởng chế độ bãi ngang ven biển đến hết năm 2019.
Theo thanhnien
Huyện Quan Sơn chú trọng thực hiện các tiêu chí văn hóa nông thôn mới Để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 28-10-2010, về "Xây dựng NTM, giai đoạn 2011 - 2020". Ném còn - trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Thái, huyện Quan Sơn. Bằng nguồn...