Năm 2020, hơn một triệu người không còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo tính toán của Tổng cục Thuế, nắm 2020 hơn 1 triệu người không còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Năm 2020, hơn một triệu người không còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trước thông tin một số báo phản ánh số thu thuế TNCN trong thời gian qua vẫn tăng trong bối cảnh các nguồn thu khác đều sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người đóng thuế TNCN chưa được hưởng bất cứ sự hỗ trợ nào, cần miễn giảm thuế TNCN để tạo động lực cho người lao động, kích thích tiêu dùng. Mới đây Tổng cục Thuế đã chính thức thông tin về vấn đề này…
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công sụt giảm mạnh
Tổng cục Thuế cho biết, tổng số thu từ thuế TNCN lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 đạt 90.114,8 tỷ đồng, bằng 70,06% so với dự toán.
Nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta, tuy nhiên do kiểm soát tốt dịch bệnh nên tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức dương (2,12%), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng đầu năm tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo số thu thuế TNCN tăng nhẹ 5,02% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, dưới tác động của dịch Covid-19, tốc độ tăng thu thuế TNCN 9 tháng đầu năm 2020 đã giảm 12,69% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và số thu thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân (nguồn thu chính của thuế TNCN) bị tác động mạnh nhất.
Video đang HOT
Cụ thể, trong quý I/2020, số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tăng 19,1%; thu từ đầu tư vốn tăng 15,2%; từ hoạt động kinh doanh của hộ cá nhân tăng 6,4%; thu từ chuyển nhượng BĐS tăng 6,1%,…
Nguyên nhân chủ yếu là do những nguồn thu phát sinh từ hoạt động kinh tế năm 2019 tăng khá (17,2% so với cùng kỳ) và được nộp trong quý I/2020.
Cũng do tình hình kinh tế năm 2019 tăng dẫn đến các doanh nghiệp chi trả thu nhập cho người lao động trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán tăng cao, không chỉ có vậy thị trường BĐS sôi động, thị trường chứng khoán khởi sắc nên thuế TNCN từ những nguồn này cũng tăng theo.
Tuy nhiên, từ tháng 3/2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, tháng 4/2020 thực hiện giãn cách toàn xã hội khiến hoạt động kinh doanh giảm sút, nhiều DN cắt giảm tiền lương, tiền công; thêm vào đó, do thực hiện gia hạn thuế TNCN đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP dẫn đến số thu thuế TNCN quý II giảm mạnh, chỉ bằng 92,6% so với cùng kỳ, trong đó số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; số thu thuế TNCN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và số thu thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS, nhận thừa kế và nhận quà tặng là BĐS lần lượt chỉ đạt 95,9%; 84,6% và 83,1%.
Từ quý III/2020, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhẹ so với quý II nên thu thuế TNCN cũng tăng nhẹ (1,9% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và số thu thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân tiếp tục giảm, cụ thể số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chỉ đạt 94,7% và số thu thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân quý III đạt 98,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Người nộp thuế đợc gia hạn nộp thuế, được giảm thuế
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà nước đã kịp thời ban hành một số chính sách thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho người nộp thuế( NNT) là cá nhân, cụ thể:
Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, thuế GTGT, thuế TNCN đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này được gia hạn chậm nhất là ngày 31/ 12/2020.
Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết954/2020/UBTVQH14 về nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, cụ thể: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế được nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc được nâng từ mức 3,6 lên 4,4 triệu đồng/tháng. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 và áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.
Theo ước tính, với mức giảm trừ mới, sẽ có khoảng 1 triệu người đang phải nộp thuế TNCN ở mức đầu tiên (bậc 1) sẽ không phải nộp thuế TNCN nữa. Với những người có thu nhập cao hơn, phải nộp thuế trong khoảng bậc 2 trở đi thì rõ ràng cũng sẽ rất có lợi khi số thuế TNCN phải nộp cũng sẽ giảm đáng kể do được nâng mức giảm trừ gia cảnh lên.
Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh bắt đầu được thực hiện đã ảnh hưởng ngay đến số thu thuế TNCN, cụ thể số thu từ tiền lương, tiền công tháng 8/2020 chỉ bằng 93,2% cùng kỳ năm 2019 và giảm mạnh so với số thu tháng 7/2020 (giảm 37,2%); số thu từ tiền lương, tiền công tháng 9/2020 bằng 92,74% cùng kỳ năm 2019 và giảm 43,28% so với số thu tháng 7/2020.
Theo Tổng cục Thuế, với những chính sách hỗ trợ NNT được ban hành thời gian vừa qua đã góp phần hỗ trợ cho DN và cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn, nhất là các cá nhân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bị giảm thu nhập, mất việc làm, sẽ không phải nộp thuế. Đối với những người có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ vẫn phải nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật./.
Đề xuất giảm thu hơn 10.000 tỷ đồng thuế TNCN và yêu cầu đặt ra
Chuyên gia cho rằng, nếu Bộ Tài chính tăng cường quản lý các khoản thu nhập khác tốt hơn là thuế TNCN.
Nâng mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ước tính khiến ngân sách Nhà nước giảm thu hơn 10.000 tỷ đồng. Nhưng đây là một trong những chính sách được Bộ Tài chính chủ động đề xuất từ đầu tháng 3, với kỳ vọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, và cũng là để thực thi quy định trong Luật Thuế TNCN sửa đổi.
Trước tác động của tình hình dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất nhóm các giải pháp hỗ trợ bằng chính sách tài khoá, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là đề xuất thực hiện gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng mức khoảng 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Theo tham mưu của Bộ Tài chính, Chính phủ mới đây đã ban hành hành Nghị định số 41 năm 2020 về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tiếp theo, Bộ Tài chính kỳ vọng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN sẽ sớm được thông qua.
Cần quản lý các khoản thu nhập khác để việc giảm thu thuế TNCN không làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước.
"Việc điều chỉnh sẽ có khoảng 6,8 triệu người được hưởng lợi, trong đó có khoảng 1 triệu đối tượng sẽ không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2020. Tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để chi tiêu thêm nhờ việc điều chỉnh này trong năm nay khoảng 10.300 tỷ đồng", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin.Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, trong đó dự kiến điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng.
Đề xuất nâng mức giảm trừ giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN cũng là để thực thi quy định trong Luật thuế TNCN sửa đổi năm 2012. Đó là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động hơn 20% thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN.
Đáng chú ý là khác với một số giải pháp hỗ trợ có tính ngắn trong giai đoạn dịch Covid-19, việc đẩy nhanh thực thi việc giảm mức thu từ thuế TNCN cũng mang tính khởi đầu cho một kỳ tính điều chỉnh mức tính thuế TNCN, làm giảm mức đóng góp thuế cho người dân trong dài hạn.
Nhìn nhận về khó khăn của ngân sách Nhà nước năm nay, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, ngân sách năm 2020 sẽ gặp khó khăn bởi ngoài vấn đề giảm trừ gia cảnh trong nộp thuế TNCN, còn có khó khăn lớn hơn từ dịch Covid-19. Trong điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nộp thuế TNCN, nếu điều tiết giảm đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến ngân sách. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng sẽ tìm cách tăng cường quản lý các khoản thu nhập khác tốt hơn là thuế TNCN.
"Bộ Tài chính cần tập trung vào tăng cường quản lý các khoản thu nhập khác để việc giảm thuế TNCN không làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. Cụ thể là cần nắm chắc được các khoản thu nhập phát sinh từ bất động sản, chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế quà tặng,... những khoản đó nếu được tăng cường quản lý sẽ đảm bảo bù đắp lại được những phần thiếu hụt do tăng mức giảm trừ gia cảnh", bà Cúc đề xuất./.
Trung Hiếu
Công khai thủ tục giảm tiền thuê đất cho các tổ chức bị ảnh hưởng từ COVID-19 Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ. Quyết định quy định, giảm 15% tiền thuê đất phải...