Năm 2020: Bức tranh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều gam màu sáng
Nhận định chung về tình hình thị trường bất động sản trong năm 2020, các chuyên gia và nhà đầu tư đều cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục sàng lọc, tăng trưởng chậm hơn.
Sáng nay (6/1), diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc và bứt phá” vừa được tổ chức tại TP.HCM. Tại đây, các chuyên gia trong ngành kinh tế, ngân hàng, bất động sản đều đánh giá rằng, bức tranh thị trường bất động sản năm 2020 vẫn còn nhiều gam màu sáng, không quá bi quan.
Cụ thể, tại phiên làm việc thứ 2 với chủ đề: “Những giải pháp làm đòn bẩy cho thị trường tài chính và bất động sản 2020″, TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, không chỉ tại TP.HCM, mà cả Hà Nội, thị trường bất động sản trong năm qua cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, ở một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Bình Thuận trong năm qua lại ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt, nhà đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh này. Do đó, thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình cơ bản sàng lọc, chức không đến mức độ bị quan như mọi người vẫn nghĩ.
Theo TS.Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân dẫn đền việc sụt giảm tại thị trường bất động sản là do thể chế, chính sách không theo kịp sự phát triển của bất động sản. Nguyên nhân thứ hai là liên quan đến rà soát, thanh tra kiểm tra tại các địa phương trong thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề tài chính bất động sản, tín dụng cho bất động sản tăng bình quân 14,5% trong năm qua. Ông Lực cho biết, bản thân nhiều chủ đầu tư của chúng ta hiện nay đang có vấn đề, việc quản lý tài chính và truyền thông chưa tốt, nhưng những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì làm ăn khá tốt, giá cổ phiếu tăng bình quân 13%.
“Như vậy là tăng lên chứ không phải giảm”, ông Lực nói và cho biết thêm, Thông tư 22 của Ngân hàng nhà nước sẽ giúp thị trường bất động sản tích cực hơn, vay mua nhà, sửa chữa nhà vẫn chỉ chịu hệ số rủi ro 50%. Còn kinh doanh bất động sản thì hệ số rủi ro vẫn ở mức 200%.
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán vừa sửa đổi cho phép quỹ đầu tư bất động sản hoạt động, điều này sẽ giúp thu hút nhiều hơn vốn vào ngành này. Đặc biệt là đối với dòng vốn đầu tư từ tư nhân, hộ gia đình.
Chia sẻ về những định hướng của Ngân hàng Nhà nước về cung tiền, lãi suất, tỷ giá… trong năm 2020, bà Dương Thị Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước cho biết, khi xây dựng chỉ tiêu định hướng năm 2020, Ngân hàng Nhà nước dựa trên đánh giá tổng thể nhiều yếu tố. Theo đó, dự kiến tổng phương tiện thanh toán tăng 13%, tăng trưởng tín dụng đạt 14%, các chỉ tiêu này cũng linh hoạt điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Video đang HOT
Trong quá trình điều hành, Ngân hàng nhà nước cũng rất linh hoạt, bám sát diễn biễn thị trường để điều chỉnh lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế bởi mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng nhà nước đặt ra là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
“Về Thông tư 22, trong quá trình ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã có sự lắng nghe cũng như phân tích tình hình thực tế của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng, nên đã xây dựng lộ trình cụ thể để các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu về vốn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững hơn”, bà Bình nói.
Dưới góc độ là chủ đầu tư, doanh nghiệp trực tiếp tham gia thị trường, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land cho biết, thị trường bất động sản hiện nay đang có nhiều nốt trầm. Nguyên nhân do bất động sản là chiến lược đầu tư dài hạn nhưng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố.
Theo bà Hương, các doanh nghiệp bất động sản nên chú ý rằng, thị trường bất động sản luôn có 2 nhu cầu chính, đó là ở và đầu tư. Trong đó, nhu cầu ở luôn luôn tăng trong hiện tại và tương lai. Nhu cầu thứ 2 là đầu tư, sẽ có đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định rõ dòng sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu nào.
Nếu doanh nghiệp hoạch định sản phẩm của mình mang tính đầu tư cao (khoảng 70%), thì chắc chắn sẽ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài khi thị trường có biến động. Còn khi hoạch định sản phẩm mang tính đầu tư bền vững, mang lại giá trị thực sự cho người dân, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Bên cạnh sự biến động của thị trường thì giá trị sản phẩm vẫn tăng.
“Bức tranh thị trường năm 2020 là sáng hay trầm là do người vẽ nên bức tranh, trong đó có trách nhiệm hành động của doanh nghiệp. Do đó, cần tăng cường năng lực đầu tư, đầu tư cho nhân sự và bắt kịp xu hướng của người dân. Chúng ta buộc phải hành động, hành động để năm 2020 sẽ có bức tranh thị trường có gam màu sáng hơn và tốt hơn”, bà Hương nói.
Việt Dũng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Năm 2020: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14%, có phương án tăng vốn "Big 4"
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm trên 50% vốn đã được thống nhất về chủ trương.
Ảnh minh họa.
Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 sáng nay (2/1), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát bình quân được Quốc hội và Chính phủ đặt ra từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm 2019 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; kịp thời đáp ứng vốn cho các dự án giao thông, công trình, dự án trọng điểm, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực BOT, BT giao thông, tiêu dùng.
Theo đó, đến cuối tháng 12/2019, dư nợ tín dụng toàn hệ thống ước đạt trên 8,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, hoạt động tín dụng đang phát sinh khó khăn, nhất là việc triển khai các chương trình tín dụng đặc thù tại địa phương, như: nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67/NĐ - CP có xu hướng gia tăng và đang ở mức cao (35%), phát sinh ở 25 tỉnh, thành phố ven biển; nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 47 nghìn tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại; các tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện chính sách cho vay nhà ở xã hội chưa được bố trí nguồn ngân sách giai đoạn 2016- 2020; Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng chưa bố trí được nguồn vốn (giai đoạn tiếp sau năm 2019) để tiếp tục cho vay.
Giảm nợ xấu tổng thể xuống dưới 3%, thống nhất phương án tăng vốn "Big 4"
Về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020, Thống đốc cho biết, sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát năm 2020 bình quân dưới 4%, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Theo đó, năm 2020, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, sẽ thực hiện quyết liệt và hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém).
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mục quốc tế; đảm bảo hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng trong giai đoạn sắp tới. Triển khai quyết liệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cũng theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã lên kế hoạch phối hợp với các bộ, ngành tìm giải pháp tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước trong năm 2020 và tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại đã được thống nhất về chủ trương. Năm nay dự kiến sẽ trình Quốc hội để tăng vốn cho Agribank.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán, đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Địa ốc First Real (FIR) chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 60% CTCP Địa ốc First Real (FIR - sàn HOSE) vừa thông báo về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành 7,8 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị theo mệnh giá là 78 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành 60%, tương ứng mỗi cổ đông hiện hữu...