Năm 2020 bị COVID-19 phá hỏng, năm 2021 liệu có khác?
Năm 2020 đã chứng kiến cảnh toàn cầu bị rối loạn bởi đại dịch COVID-19, mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều chịu tác động nặng nề. Liệu thế giới sẽ quay trở lại trạng thái bình thường vào năm 2021 được hay không?
Trong bối cảnh làn sóng bùng phát COVID-19 thứ hai đang hoành hành tại châu Âu, nước Mỹ chiến đấu với làn sóng thứ ba và Hong Kong (Trung Quốc) đối mặt với làn sóng thứ 4, các chuyên gia về dịch bệnh cho biết họ không thể loại trừ khả năng sẽ còn nổ ra thêm nhiều đợt đăng tột biến về số ca mắc và tử vong khi năm mới 2021 đang đến gần.
“Tấn công phẫu thuật”
Hãng thông tấn AFP đưa tin Hội đồng Khoa học Pháp – cơ quan cố vấn chính sách chính phủ về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dự báo sẽ xảy ra một số làn sóng lây nhiễm liên tiếp vào mùa đông và năm sau.
Người dân đeo khẩu tranh để tránh lây lan virus tại quận Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP
Ông Flavio Toxvaerd, giảng viên tại Khoa Kinh tế tại Đại học Cambridge, cho rằng câu hỏi thế giới sẽ còn phải đối mặt với bao nhiêu làn sóng bùng phát nữa phụ thuộc nhiều yếu tố. Theo ông, một trong số đó là yếu tố thay đổi cách tiếp xúc theo mùa cũng như cách quản lý dịch bệnh thông qua giãn cách xã hội và tiêm vaccine.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ những biện pháp phòng dịch trước đây sẽ giúp các quốc gia điều chỉnh chính sách chống virus SARS-CoV-2, đồng thời triển khai các lệnh giới hạn tinh chỉnh để tránh tình trạng phong tỏa hoàn toàn.
Video đang HOT
Bà Anne-Claude Cremieux, chuyên gia về bệnh lây nhiễm tại Bệnh viện Saint-Louis ở Paris nhận định trong năm tới, chính phủ các nước sẽ tìm cách áp dụng “liều lượng hiệu quả tối thiểu” của các biện pháp giới hạn, chẳng hạn như cấm tụ tập đông người hay tổ chức những hoạt động gây nguy cơ lây nhiễm cao.
Bà đề cập đến chiến thuật “tấn công phẫu thuật” (thuật ngữ chỉ hành động đánh vào thẳng các mục tiêu chính đáng) để chống virus. Điều này đòi hỏi việc kiểm soát hoàn toàn chuỗi lây truyền với một hệ thống “xét nghiệm, truy vết, cách ly” hiệu quả, cũng như quan tâm đặc biệt để bảo vệ các đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công.
Rào cản vaccine
Theo bà Cremieux, chính phủ các nước cần tiếp tục bám sát kế hoạch chống dịch cho đến khi có vaccine. Tuy vậy, bà nhấn mạnh rằng rõ ràng chúng ta sẽ không thể tiêm ngừa cho toàn bộ dân số thế giới trong 6 tháng. Ngay cả khi một số loại vaccine có sẵn trên thị trường, chỉ trông chờ vào chúng là không đủ để đưa tình hình về trạng thái bình thường.
Nhà dịch tễ học tại Viện Pasteur Arnaud Fontanet chia sẻ với đài truyền hình RMC/BFMTV rằng trạng thái bình thường sẽ chỉ được khôi phục vào mùa thu năm 2021, với điều kiện là có ít nhất 80 – 90% dân số được tiêm phòng. Ông nói: “Tiêm vaccine toàn cầu là một mục tiêu cực kỳ tham vọng bởi sự e dè hiện nay của người dân về vaccine”. Ông Fontanet đã nhắc lại nỗi trăn trở của các chuyên gia khác khi không dễ dàng gì khắc phục mối lo ngại với vaccine trên toàn thế giới.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm ở Klang, Malaysia. Ảnh: Reuters
Với việc một số quốc gia đang tranh luận liệu có bắt buộc người dân tiêm phòng COVID-19 hay không, ông Flavio Toxvaerd cho rằng đó một lưu ý thận trọng. Theo giảng viên này, trong hoàn cảnh hiện nay, việc bắt buộc tiêm vaccine có thể phản tác dụng, thậm chí còn gây ra thêm sự bài xích đối với loại thuốc mới này. Thay vào đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra nhiều khuyến khích tích cực để kêu gọi người dân tự nguyện tiêm ngừa.
Ông đề cập đến một vài tiêu chuẩn xã hội và kinh doanh, chẳng hạn như một số hãng hàng không từ chối phục vụ hành khách không tiêm phòng. Ông cho rằng hình thức này sẽ thành công hơn chương trình tiêm chủng bắt buộc.
Ngoài ra, tính logic của việc tiêm chủng hàng loạt vẫn còn mơ hồ. Ngay cả khi kết quả thử nghiệm vaccine được công nhận, ít người biết khả năng miễn dịch mà chúng tạo ra sẽ kéo dài trong bao lâu. Ông Fontanet nói rằng ngay cả những loại vaccine hiệu quả nhất cũng không thể được coi như một cây đũa thần đảm bảo toàn diện.
Mỗi loại vaccine lại cần hình thức phân phối khác nhau. Một số vaccine được chứng minh hiệu quả phòng ngừa di chứng nghiêm trọng có thể ưu tiên tiêm cho những đối tượng nguy cơ cao.
Ông Moncef Slaoui, nhà khoa học hàng đầu tại chương trình tiêm chủng “Operation Warp Speed” của Mỹ từng chia sẻ với CNN rằng cần tiêm vaccine cho ít nhất 70% dân số thế giới để đạt được “miễn dịch cộng đồng thực sự”. Theo ông, nhiều khả năng mục tiêu này không thể hoàn thành trước tháng 5/2021.
Tiếp tục đeo khẩu trang
Năm 2020 đã chứng kiến sự đổi thay chưa từng có tiền lệ trong hành vi cá nhân từ rửa tay, giãn cách xã hội cho đến việc thường xuyên đeo khẩu trang như hiện nay. Các chuyên gia khẳng định các biện pháp bảo vệ trên sẽ không chỉ giới hạn ở năm 2020. Nhà khoa học Mỹ Anthony Fauci tiên đoán tình trạng bình thường sẽ không được khôi phục trước quý 3 năm sau.
Trong khi đó tại Trung Quốc – nơi dịch COVID-19 bùng phát cuối năm 2019 – đã khôi phục phần lớn hoạt động kinh doanh như cũ, cùng lúc phát triển vaccine riêng, kết hợp quyết liệt truy dấu vết bất kỳ ca nhiễm mới nào.
WHO ban hành các biện pháp phòng dịch vào dịp lễ Giáng sinh tại châu Âu
Ngày 16/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi các gia đình đeo khẩu trang trong những cuộc tụ họp vào dịp lễ Giáng sinh sắp tới sau khi cảnh báo nguy cơ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gia tăng hơn nữa vào đầu năm 2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi mua sắm cho dịp Giáng sinh tại Rome, Italy ngày 13/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, nếu có thể, hoạt động đón mừng các dịp lễ sắp tới nên được tổ chức ở ngoài trời và "những người tham gia nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách".
Đối với các sự kiện trong không gian kín, WHO cho rằng nên hạn chế số lượng khách mời và đảm bảo không khí được lưu thông tốt là "chìa khóa" giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
WHO đưa ra khuyến cáo trên sau khi cảnh báo dịch bệnh ở châu Âu vẫn đang lây lan mạnh, và có nguy cơ gia tăng hơn nữa trong những tháng đầu tiên của năm 2021. WHO khu vực châu Âu gồm 53 quốc gia trong đó có Nga cùng một số nước ở Trung Á. Khu vực này hiện ghi nhận tổng cộng hơn 22 triệu ca nhiễm, trong đó gần 500.000 ca tử vong.
Cửa hàng ở Paris, Pháp, được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh. Ảnh: THX/TTXVN
Làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang lây lan trên khắp châu Âu khiến nhiều quốc gia một lần nữa phải đưa ra các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 16/12 cho rằng sự gia tăng số ca nhiễm mới bệnh COVID-19 là "đáng lo ngại", đồng thời cảnh báo rằng có thể cần phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn vào dịp lễ Giáng sinh sắp tới.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên hứng chịu làn sóng dịch bệnh lần thứ 2. Các biện pháp hạn chế như lệnh giới nghiêm ban đêm đã giúp giảm một nửa số ca nhiễm mới vào tháng 11 vừa qua. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Y tế, số ca mắc mới theo ngày đã tăng từ mức gần 9.000 ca/ngày vào đầu tháng này lên hơn 10.000 ca/ngày vào ngày 15/12.
Thủ tướng Sanchez nhấn mạnh ông sẵn sàng chỉ thị cho chính quyền các khu vực tăng cường biện pháp phòng dịch vào dịp lễ Giáng sinh. Hiện các biện pháp kiềm chế dịch bệnh được ban hành vào dịp lễ Giáng sinh gồm giới hạn quy mô các sự kiện tập trung đông người trong không gian kín và hạn chế đi lại trong nước.
Tây Ban Nha hiện ghi nhận hơn 1,7 triệu ca nhiễm, trong đó khoảng 48.000 ca tử vong.
Hôm qua là ngày lịch sử của nước Mỹ Đại cử tri trên khắp nước Mỹ ngày 14/12 đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden. Cùng ngày hôm đó, vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được lưu hành tại Mỹ. Khi các nhà sử học tương lai viết về năm 2020 tại Mỹ, một năm của bệnh tật, chết chóc, xung đột chủng tộc, bạo lực đường phố,...