Năm 2019, kế hoạch vốn tín dụng chính sách xã hội là 8%
Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 239/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2019 cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, kế hoạch năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội so với năm 2018 là 8%, tương ứng khoảng 13.211 tỷ đồng.
Như vậy, cùng với nguồn vốn cấp của các chương trình tín dụng từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2019 đạt khoảng 16.200 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến 31/12/2019 đạt khoảng 204.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Được biết, đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 194.420 tỷ đồng, tăng 19.038 tỷ đồng so năm 2017; đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 11.809 tỷ đồng, tăng 2.764 tỷ đồng so với năm 2017 – mức tăng lớn nhất trong 16 năm qua. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 187.792 tỷ đồng, tăng 16.003 tỷ đồng ( 9,3%) so với năm 2017, với gần 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang được vay vốn; trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt 165.141 tỷ đồng, tăng 12.938 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch.
Nguồn ĐTO
Năm 2018, lợi nhuận BIDV tăng 13%, bắt đầu giảm lãi suất cho vay thêm mức 0,25%/năm
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, năm 2018 BIDV đã đạt được kết quả khá toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả và phát triển thể chế.
Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019.
Cụ thể, về quy mô, tổng tài sản đạt 1.283 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1%; dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.214 nghìn tỷ đồng; tập trung vào tín dụng ngắn hạn, tăng ngay từ đầu năm và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Dư nợ ngắn hạn đạt 60,4% tổng dư nợ. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 3,9 vòng cao nhất từ trước đến nay. Tổng huy động vốn đạt 1.202 nghìn tỷ đồng; đáp ứng cho nhu cầu tín dụng và đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định.
Chất lượng tín dụng được kiểm soát, nợ xấu dưới 1,4%. Cơ cấu tín dụng chuyển mạnh sang cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (tăng trưởng 20%; chiếm 25,4% tổng dư nợ); tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Lợi nhuận tăng 13%, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và cổ đông. Đặc biệt, cơ cấu và quản trị hoạt động đã có sự chuyển dịch tích cực và căn bản: cả về nền khách hàng, danh mục đầu tư, cơ cấu tài sản, phát triển thể chế theo chuẩn Basel 2 và thông lệ quốc tế, phục vụ tốt nhu cầu gần 10 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân.
BIDV điều chỉnh giảm khoảng 0,25% cho các đối tượng ưu tiên
"Bước sang năm 2019, chúng tôi tập trung quán triệt tinh thần Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, kết luận của Thủ tướng và Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị này để triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ, các giải pháp, biện pháp gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của Phương án tái cơ cấu đến năm 2020 vào năm 2019 (trước 1 năm). Và cũng như hôm nay, chúng tôi tiết giảm chi phí, điều chỉnh giảm khoảng thêm mức 0,25%/năm cho các đối tượng ưu tiên", ông Tú nói.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh nghiệp bất động sản loay hoay tìm nguồn vốn ra sao khi giờ "G" siết tín dụng đang đến gần? Trên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, hơn 80% doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và huy động vốn từ khách hàng. Hoạt động kinh doanh BĐS cần nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, theo Thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm 2019, các ngân hàng thương mại...