Năm 2019 có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của Huawei
Huawei hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trên toàn thế giới, bị tẩy chay, giám đốc tài chính của công ty bị bắt giữ, không thể xâm nhập thị trường Mỹ…
Trong những năm qua chúng ta đã thấy rất nhiều thương hiệu điện thoại thông minh nhanh chóng nổi lên và biến mất ngay sau đó, đơn cử như Palm, Nokia, RIM, Motorola, HTC. Điều thú vị là những câu chuyện đằng sau thành công và thất bại của các công ty đều không giống nhau. Có rất nhiều lí do như phát triển sai nền tảng, chậm thay đổi và cải tiến…
Trong năm 2017, Huawei đã vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung. Công ty dự kiến sẽ xuất xưởng hơn 200 triệu thiết bị trong năm 2018, tăng từ 153 triệu thiết bị trong năm 2017. Huawei có mức tăng trưởng chưa từng thấy, vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc và các thị trường khác bằng cách cung cấp nhiều dòng smartphone trải dài ở mọi phân khúc với giá bán phù hợp.
Điều đáng ngạc nhiên là Huawei đã chiếm được 15% thị phần điện thoại thông minh trên toàn cầu mà không cần xâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ. Tại cuộc họp báo ở CES vào tháng 1-2018, Huawei đã kết nối với nhà mạng AT&T và Verizon để lên kế hoạch đưa Mate 10 Pro bán tại Mỹ. Tuy nhiên, giao dịch này đã bị hủy vào phút chót. Một số nguồn tin cho rằng, AT&T và Verizon đã rút lui do áp lực từ Ủy ban Thượng viện và Hạ viện Mỹ, những người khăng khăng cho rằng Huawei sẽ là mối đe dọa an ninh.
“Thua keo này, bày keo khác”. Không lâu sau, Huawei tiếp tục “bắt tay” với Best Buy (một nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ) để mở bán Mate 10 Pro. Tuy nhiên, những người đứng đầu các cơ quan tình báo Mỹ đã đi nhanh hơn một bước khi cảnh báo Quốc hội về những mối đe dọa đến từ Huawei, bởi họ lo ngại công ty có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù không có mối đe dọa gián điệp cụ thể nào được chia sẻ, nhưng lập trường chống Huawei của chính phủ Mỹ là đủ để Best Buy suy nghĩ lại về mối quan hệ với Huawei. Kết quả là Best Buy đã quyết định dừng việc mua lại các thiết bị của Huawei. Đây được xem là một bất lợi lớn với công ty khi họ đang tìm cách xâm nhập thị trường Mỹ.
Video đang HOT
Kể từ đó, chính phủ Mỹ liên tục gây áp lực lên các đồng minh trên toàn cầu nhằm hạn chế việc sử dụng thiết bị mạng của Huawei. Hiện tại đã có New Zealand, Anh, Canada, Nhật Bản và Úc thông báo không sử dụng thiết bị của Huawei, cũng như cấm công ty tham dự vào việc xây dựng hệ thống mạng 5G với lí do lo ngại về bảo mật.
Mới đây, việc sát nhập giữa nhà mạng Sprint và T-Mobile ở Mỹ đã được chấp nhận khi Deutsche Telekom (công ty mẹ của T-Mobile) và SoftBank Group (công ty mẹ của Sprint) cam kết không sử dụng thiết bị mạng Huawei để xây dựng mạng 5G. Đây là một cú đánh khá đau dành cho Huawei khi SoftBank Group và Deutsche Telekom vận hành các mạng lớn nhất tại Nhật Bản và Đức.
Giám đốc tài chính Huawei – Wanzhou Meng đã bị bắt tại Vancouver (Canada) vào ngày 1-12. Vụ bắt giữ có liên quan đến hành vi vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran. Chi tiết các vi phạm đang được giữ bí mật và Mỹ hi vọng sẽ dẫn độ được bà Wanzhou Meng đến phiên tòa. Vấn đề ngày càng tồi tệ hơn khi Wanzhou Meng cũng là con gái của người sáng lập công ty.
Việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei đang phát triển khá tốt nhưng mảng thiết bị mạng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2019, điều này đặc biệt nghiêm trọng khi đây là mảng sinh lời nhiều hơn so với điện thoại thông minh.
Huawei đã bị cấm tham gia vào việc xây dựng hệ thống mạng tại Mỹ kể từ năm 2011, về cơ bản việc này sẽ đóng băng mọi mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ của Huawei và Mỹ. Đó cũng là lí do vì sao điện thoại thông minh của Huawei chưa tạo được chỗ đứng tại Mỹ.
Nếu nhiều quốc gia cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G, công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này buộc họ phải rút về châu Á và các thị trường thân thiện hơn. Thêm vào đó, doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei sẽ bị sụt giảm, dẫn đến thị phần cũng giảm theo.
Hiện Huawei đang cố gắng hợp tác với Anh để giải quyết các mối quan tâm về bảo mật. Công ty cũng đang có những thay đổi để tạo khoảng cách với chính phủ Trung Quốc, bổ sung thêm bộ phận giám sát độc lập trong một số hạng mục kinh doanh.
Tại thời điểm này, số phận của Huawei vẫn nằm trong tay của chính họ. Họ có thể chọn cách chơi phòng thủ và cố gắng chống lại các cuộc tấn công vào doanh nghiệp hoặc tấn công và đưa ra một kế hoạch mới cho năm 2019.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết.
Theo Báo Mới
Chủ tịch Huawei ngầm chỉ trích Mỹ sau vụ Giám đốc bị bắt
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu Houkun, ngày 18/12 đã có những phát biểu công khai lần đầu tiên kể từ Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này bị bắt ở Canada theo đề nghị của Mỹ.
Chủ tịch Huawei cảnh báo rằng việc đưa Huawei vào 'danh sách đen' mà không có bằng chứng xác thực sẽ chỉ gây tổn hại cho ngành công nghiệp...
Huawei được xem là công ty toàn cầu nhất của Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
Theo tin từ Bloomberg, ông Hu cảnh báo rằng việc đưa Huawei vào "danh sách đen" mà không có bằng chứng xác thực sẽ chỉ gây tổn hại cho ngành công nghiệp và cản trở sự phát triển của công nghệ không dây tương lai trên toàn thế giới.
Đây là cuộc gặp gỡ báo chí đầu tiên của Huawei, công ty có trụ sở ở Thẩm Quyến, kể từ khi CFO Meng Wanzhou bị bắt ở Canada với cáo buộc của Mỹ cho rằng bà lừa dối nhiều ngân hàng khiến các định chế tài chính này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Bà Meng hiện đã được tòa án Canada cho tại ngoại, nhưng đối mặt khả năng bị dẫn độ về Mỹ.
Vụ bắt vị nữ doanh nhân đã thổi bùng căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc với Canada và Mỹ, đồng thời làm gia tăng mối lo ngại về vấn đề an ninh xung quanh các thiết bị Huawei - điều mà tập đoàn này luôn phủ nhận.
Sau vụ bắt bà Meng, một loạt nhà mạng lớn ở châu Âu, từ Orange tới BT Group và Deutsche Telecom đã bày tỏ mối lo về thiết bị Huawei. Trước đó, một loạt quốc gia gồm Australia, New Zealand và Mỹ đã ban lệnh cấm đối các thiết bị mạng viễn thông của Huawei.
Sự việc chưa từng có tiền lệ này diễn ra đúng vào thời điểm quan trọng đối với Huawei - công ty với tham vọng đi đầu trong lĩnh vực mạng 5G trên toàn cầu. 5G là công nghệ không dây thế hệ mới được dự báo sẽ tạo sự kết nối sâu rộng giữa các thiết bị từ điện thoại thông minh (smartphone), nhà thông minh (smart home) tới xe hơi.
Trong cuộc họp báo nói trên, Huawei không đề cập trực tiếp đến vụ bà Meng, nhưng tái khẳng định rằng công ty tuân thủ luật pháp quốc tế và bày tỏ tin tưởng tòa án sẽ đưa ra phán quyết công bằng. Ngoài ra, Huawei cũng thách thức những bên có cáo buộc đối với công ty đưa ra những bằng chứng xác thực cho các cáo buộc đó.
"Một số quốc gia trong một số trường hợp hiếm hoi có phương pháp tiếp cận không bình thường", ông Hu phát biểu trước các nhà báo tại cơ sở sản xuất của Huawei ở Đông Quản.
"Họ đưa ra nỗi lo về công nghệ 5G, một vấn đề kỹ thuật của ngành, và biến đó thành những đồn đoán vô căn cứ nhằm vào một công ty cụ thể. Bất chấp những nỗ lực reo giắc nỗi sợ hãi về Huawei và sử dụng chính trị để can thiệp vào sự phát triển của ngành, chúng tôi tự hào nói rằng khách hàng tin tưởng chúng tôi", ông Hu nói.
Vụ bắt bà Meng bị xem là cuộc tấn công nhằm vào một trong những doanh nghiệp xuất sắc nhất Trung Quốc. Huawei, công ty được sáng lập bởi ông Nhiệm Chính Phi, cha bà Meng, được xem là công ty toàn cầu nhất của nước này.
Huawei có tham vọng trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất con chip và công nghệ 5G. Những bước tiến nhanh chóng của Huawei đã khiến Mỹ lo ngại.
Ông Hu nói vụ bà Meng chưa có ảnh hưởng trực tiếp gì đến hoạt động của Huawei, khẳng định dự báo công ty đạt doanh thu trên 100 tỷ USD trong năm nay. Ngoài ra, Huawei cũng tuyên bố đầu tư ít nhất 2 tỷ USD để nâng cấp hệ thống phần mềm toàn cầu của công ty.
Theo Báo Mới
Huawei gặp nhiều sức ép mới sau vụ Giám đốc bị bắt Huawei đang gặp phải sức ép tại hai thị trường chủ chốt ở khu vực châu Âu - thách thức mới nhất mà hãng công nghệ Trung Quốc này phải đối mặt sau khi Giám đốc tài chính (CFO) của hãng, bà Meng Wanzhou, bị bắt ở Canada.Huawei đang gặp phải sức ép tại hai thị trường chủ chốt ở khu vực châu...