Năm 2018 ghi nhận VN-Index đạt kỷ lục cao nhất trong 18 năm
Theo báo cáo thường niên của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), năm 2018 đánh dấu 1 năm nhiều biến động khi VN-Index chạm mức đỉnh cao nhất trong lịch sử 18 năm hoạt động với 1.204,33 điểm vào ngày 9-4, vốn hóa thị trường và thanh khoản đều tăng so với năm trước đó.
Chứng khoán TPHCM ghi nhận nhiều biến động trong năm 2018. Nguồn: HOSE
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, các chỉ số trong bộ chỉ số HOSE-Index cũng đã trải qua những biến động lớn. Dù đã có những tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm, tuy nhiên tính đến cuối năm 2018, chỉ số VN30 vẫn giảm 12,36% so với cuối năm 2017, đạt mốc 854,99 điểm bởi những nhịp điều chỉnh mạnh liên tiếp của thị trường.
Các chỉ số VNAllshare hay VNMidcap cũng lần lượt giảm 12,02% và 12,78%. Bên cạnh các chỉ số về vốn hóa, hầu hết các chỉ số ngành thuộc bộ chỉ số HOSE-Index đều giảm đáng kể, trong đó các ngành giảm mạnh nhất là năng lượng (-34,75%), công nghiệp (-29,5%), chăm sóc sức khỏe (-22,09%).
Ngược lại, chỉ số ngành bất động sản (VNREAL) là chỉ số duy nhất giữ được mức tăng trưởng 24,13% so với cuối năm 2017.
Về chỉ số phát triển bền vững VNSI, năm 2018 chỉ số giảm 9,03% theo sự biến động chung của thị trường, mức điều chỉnh này nhẹ hơn so với các chỉ số còn lại trong bộ chỉ số HOSE-Index. Điều này cho thấy các cổ phiếu trong VNSI có mức độ ổn định cao, phù hợp với các tiêu chí phát triển bền vững nội tại của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Với bộ chỉ số chung VNX-Index, các chỉ số có mức giảm ít hơn so với nhóm chỉ số HOSE-Index, chỉ số VNXAllshare và VNX50 giảm lần lượt 10,69% và 9,5% so với cuối năm 2017.
Tính đến 31-12-2018, vốn hóa thị trường tại HOSE đạt 2,87 triệu tỉ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2017 (2,614 triệu tỉ đồng). Quy mô thị trường trên HOSE chiếm hơn 90% giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết cả nước và tương đương gần 52% GDP năm 2018.
Thanh khoản thị trường trong nửa cuối năm 2018 có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm nhưng nhìn chung trong toàn năm 2018 vẫn có sự cải thiện. Khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 202 triệu chứng khoán, tương ứng với giá trị bình quân phiên đạt 5.575 tỉ đồng/ngày, tăng lần lượt 5,05% và 31,34% so với năm 2017.
Theo thesaigontimes.vn
Hai cổ phiếu bị hủy niêm yết trong tháng 5
Hai mã cổ phiếu vừa "làm mưa, làm gió" trên thị trường chứng khoán thời gian vừa qua là PPI và VHG đã nhận quyết định hủy niêm yết bắt buộc của HoSE.
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu PPI của CTCP Đầu tư và phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương có hiệu lực từ ngày 20/5.
Theo đó, toàn bộ số lượng chứng khoán hủy niêm yết là gần 48,3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 483 tỷ đồng sẽ giao dịch ngày cuối cùng vào 17/5.
Lý do cổ phiếu này bị hủy niêm yết là do kết quả sản xuất, kinh doanh căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ PPI bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp (năm 2016, 2017 và 2018) thuộc trường bị hủy niêm yết theo quy định tại Quy chế niêm yết chứng khoán tại HoSE.
Đây không phải là thông tin quá bất ngờ đối với các cổ đông của công ty này, bởi PPI đã được gọi tên từ hồi đầu năm 2019. Tuy nhiên, ngay trước thềm bị hủy niêm yết, cổ phiếu PPI liên tục ghi nhận chuỗi các phiên giảm sàn và tăng trần nhưng thị giá vẫn loanh quanh mức 1.000 đồng/cp.
Được biết, ngày 12/4/2010, hơn 10 triệu cổ phiếu PPI chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM với giá đóng cửa phiên giao dịch lần đầu 38.400 đồng/cp. Sau 9 năm niêm yết trên sàn, cổ phiếu PPI trượt dốc và chỉ lình xình quanh mốc giá hiện nay.
Cũng trong tháng 5, 150 triệu cổ phiếu VHG của CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam cũng bị hủy niêm yết từ ngày 23/5, phiên giao dịch cuối cùng vào 22/5.
Nguyên nhân khiến VHG bị hủy niêm yết bởi kết quả kinh doanh 3 năm liên tiếp gần nhất thua lỗ. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 2018 là âm 260,4 tỷ đồng; năm 2017 lỗ 1.178,5 tỷ đồng; năm 2016 lỗ 32,5 tỷ đồng, căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán các năm.
Theo đó, cổ phiếu VHG sẽ không đủ điều kiện để niêm yết tại HoSE và thuộc diện hủy niêm yết bắt buộc.
Trước đó, Cao su Quảng Nam đã có đơn và nguyện vọng mong HoSE tạo điều kiện cho công ty hủy niêm yết và tiến hành đăng ký giao dịch trên UPCoM, nhằm bảo vệ việc giao dịch chuyển nhượng cổ phần của cổ đông được liên tục.
Đồng thời có văn bản giải trình nguyên nhân lỗ 3 năm liên tiếp. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong năm 2018 âm hơn 302 tỷ đồng là do chi phí tài chính tăng do việc trích lập dự phòng tại công ty mẹ cho khoản đầu tư vào CTCP sản xuất ứng dụng Công nghệ Thái Sơn là 75,3 tỷ.
Đồng thời, tại công ty con là CTCP Khoáng sản Quảng Nam cũng ghi nhận một số khoản chi phí tài chính là lỗ do thoái chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TNHH Thống nhất số tiền là 173,4 tỷ đồng; lỗ do thoái chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Phát triển bất động sản Tây Hồ Tây là 13 tỷ và dự phòng vào Công ty sản xuất ứng dụng công nghệ cao Thái Sơn giá trị gần 30 tỷ đồng.
Thời gian qua, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu VHG đã "làm mưa, làm gió" khi tăng trần liên tiếp 24 phiên (từ 19/3 đến 22/4), tăng 370% từ 440 đồng/cp lên 2.070 đồng/cp. Tuy nhiên, trong 3 phiên giao dịch gần đây, VHG đã gặp áp lực chốt lời lớn đã giảm sàn, hiện chỉ còn 1.580 đồng/cp.
Ngoài ra, hiện đang có hai doanh nghiệp đang phải đối mặt với "án tử" khi đang phải giải trình nguyên tình trạng bị hủy niêm yết là CTCP Tập đoàn Đại Châu (mã: DCS), CTCP Vinaconex 39 (mã: PVV).
Theo thuonggiaonline.vn
Mua bán "chui" cổ phiếu hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bị phạt Mức phạt vi phạm hành chính mà các lãnh đạo doanh nghiệp này phải nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ 20-30 triệu đồng. Ảnh minh họa. Ngày 26/4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn...