Năm 2018, doanh thu truyền hình trả tiền đạt 8.000 tỷ đồng
Tính đến hết năm 2018, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 14,5 triệu thuê bao, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu của lĩnh vực truyền hình trả tiền năm 2018 ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2017.
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2018, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 14,5 triệu thuê bao, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017 (13,8 triệu thuê bao). Doanh thu của lĩnh vực truyền hình trả tiền năm 2018 ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2017 (7.819 tỷ đồng).
Năm 2018, tổng số phí quyền cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình mà các doanh nghiệp nộp cho ngân sách ước đạt 22 tỷ đồng, tăng 700 triệu so với cùng kỳ năm 2017 (21,3 tỷ đồng).
So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020: Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ước đạt hơn 14 triệu thuê bao/23 triệu hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 62% thuê bao/hộ gia đình, thì lĩnh vực truyền hình trả tiền đã đạt chỉ tiêu quy hoạch tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 là đến năm 2020 có từ 60-70% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.
Video đang HOT
SCTV là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành truyền hình trả tiền.
Hiện nay cả nước có 191 kênh truyền hình trong nước, 87 kênh truyền hình nước ngoài. Số kênh chương trình nước ngoài được cấp phép biên tập trên dịch vụ PTTH trả tiền 71 kênh.
Năm 2018 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành truyền hình nói chung. Giá bản quyền truyền hình quốc tế tiếp tục tăng, gia tăng thêm chi phí cho các đơn vị truyền hình, trong khi phát triển thuê bao vô cùng chật vật, phí thuê bao ngày càng giảm, quảng cáo bị cạnh tranh bởi các mạng xã hội nước ngoài.
Từ những khó khăn này, năm 2018 vấn đề bản quyền truyền hình đã liên tiếp làm dậy sóng truyền thông. Từ việc VTVcab đồng loạt hạ hết các kênh truyền hình quốc tế, đến việc VTV có được bản quyền World Cup 2018 vào phút chót, bản quyền Ngoại hạnh Anh về tay Facebook, đến bản quyền ASIAD 2018 và AFF Cup 2018 liên tục là các sự kiện thu hút giới truyền thông và khán giả truyền hình.
Tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số cũng tạo ra những khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất nội dung, trong đó có các đơn vị truyền hình. Rất nhiều chương trình đầu tư công phu, nhưng khi vừa phát sóng đã bị ăn cắp đưa lên mạng. Ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút quảng cáo của các nhà sản xuất nội dung.
Theo ICTNews
Trung Quốc thử nghiệm thành công truyền hình 4K trên mạng 5G
Nhà mạng China Mobile và Tập đoàn công nghệ Huawei tuyên bố đã thực hiện thành công việc phát tín hiệu truyền hình 4K qua mạng 5G. Toàn bộ tín hiệu từ Lễ trao giải âm nhạc Migu ở Thượng Hải đã được truyền tới người xem với độ phân giải 4K.
(ảnh minh họa: ECNS)
Công ty Migu đã hợp tác với China Mobile và Huawei để truyền trực tiếp lễ trao giải thưởng âm nhạc với tín hiệu 4K qua mạng 5G. Các khâu về kỹ thuật được đảm nhiệm bởi công ty con của China Mobile là Shanghai Mobile và Tập đoàn công nghệ Huawei.
Trong sự kiện này, các máy quay 4K được đặt tại thảm đỏ, sân khấu chính và một số địa điểm khác. Tín hiệu UHD từ máy quay được chuyển lên trung tâm dữ liệu đám mây của Migu để sản xuất và phân phối qua mạng 5G.
Tập đoàn Huawei đã cung cấp giải pháp E2E 5G cho truyền hình trực tiếp. Đây là giải pháp cắt một mạng thành nhiều mạng ảo.
"Việc ứng dụng 5G trong nhiều ngành công nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội lớn", đại diện China Mobile cho biết.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ này để phát tín hiệu 4K trong chương trình ca múa nhạc chào mừng năm mới Kỷ Hợi 2019.
Theo viet times
Có nên quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới trên Internet? Song hành cùng dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì vài năm gần đây, dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới qua Internet đã phát triển mạnh trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Liệu có nên quản lý dịch vụ mới này theo như cách mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo nghị định quản...