Năm 2017, Trung Quốc hoàn tất quân sự hoá các đảo nhân tạo ở Biển Đông
Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa… trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trung Quốc đã hoàn tất giai đoạn bồi dắp, xây dựng xong các đảo nhân tạo ở Trường Sa – Ảnh: Reuters
Thông tin trên được đăng tải trên báo Úc Sydney Morning Herald ngày 31.8, dẫn nhận định từ giới chức quân sự nước này.
Dù vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã bồi đắp, xây dựng xong một loạt đảo nhân tạo và không có dấu hiệu cho thấy nước này sẽ không tiếp tục “vòng 2″, một quan chức nhận định.
Sydney Morning Herald dẫn lại tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi tháng 5 vừa qua yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bồi đắp ở Biển Đông và nói đến kế hoạch “bay xuyên qua” và “cho tàu, thuyền xuyên qua” vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp.
Những tuyên bố mạnh mẽ như thế này cũng được chính phủ Úc cùng hàng loạt quốc gia khắp thế giới ủng hộ, cả những nước có tranh chấp lẫn không tranh chấp ở Biển Đông. Bản thân Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott Swift cũng đã bay tuần tra ở Biển Đông, hoạt động mà Mỹ gọi là “thường xuyên”. Chuyến bay trước đó hồi tháng 5 với sự có mặt của phóng viên hãng truyền thông CNN đã gây sự chú ý khắp thế giới.
Công trình phi pháp của Trung Quốc trên Đá Xu Bi – Ảnh Mai Thanh Hải
Tuy nhiên, máy bay Mỹ cũng chỉ bay ngoài khu vực 12 hải lý, theo Fairfax. Các nguồn tin từ giới chức quân sự, quốc phòng của Mỹ cũng cho biết rằng lời hứa “bay xuyên qua” và “cho tàu, thuyền xuyên qua” chưa bao giờ được thực hiện, và 2 chuyến bay do thám của Mỹ trên Biển Đông bay cách khu vực 12 hải lý xa hơn so với thông tin được đưa vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Giữa lúc Mỹ và các đồng minh còn đang loay hoay rút ngắn khoảng cách giữa lời nói và hành động, các đội tàu đông đúc của Trung Quốc đã hoàn tất bồi đắp, xây dựng phi pháp, trong đó bao gồm việc xây dựng đường băng thứ 2 dài 3.000 mét trên đá Xu Bi, đủ rộng cho máy bay loại lớn của quân đội của Trung Quốc hoạt động.
Các hoạt động kể trên đã được hoàn tất trước chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến Trung Quốc có thể thoải mái giảm tới khoảng 90% hoạt động ở quần đảo Trường Sa trong những tuần vừa qua, theo tiết lộ từ các nguồn tin tiếp cận được với hình ảnh chụp từ vệ tinh.
Trung Quốc đã xây xong đường băng trên Đá Xu Bi – Ảnh vệ tinh Digital Globe
Báo Sydney Morning Herald dẫn ý kiến của một số chuyên gia hoạch định chiến lược quân sự cho rằng Trung Quốc sẽ còn hoạt động khá thoải mái trong khu vực cho tới ít nhất năm 2017, khi Lào kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN và chính quyền mới của Mỹ đi vào vận hành.
Tuy nhiên, nhiều quan chức của Úc và Mỹ nhận định rằng dù Trung Quốc đã thắng ở mức độ chiến thuật gần nhưng lại thua trong cuộc chơi chiến thuật tầm xa: hàng loạt quốc gia trong khu vực thắt chặt quan hệ an ninh với nhau và với Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Philippines: Vì tự do hàng hải, Trung Quốc hãy ngưng xây dựng ở Biển Đông
Trung Quốc có thể góp phần đảm bảo tự do hàng hải bằng việc ngưng xây dựng phi pháp trên Biển Đông, Văn phòng Tổng thống Philippines đáp trả lại phát biểu trước đó của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines rằng "không có tự do hàng hải đối với tàu chiến, máy bay quân sự nước ngoài trên Biển Đông".
Quân đội Philippines tập trận chung với quân đội Mỹ - Ảnh minh họa: AFP
Tờ Philippine Star hôm nay 14.8 cho biết Văn phòng Tổng thống Philippines vừa có tuyên bố đáp trả phát biểu của ông Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines. Trước đó, hôm 11.8, ông Triệu nói rằng Trung Quốc "tôn trọng tự do hàng hải nhưng không cho phép nước ngoài đưa tàu chiến, máy bay quân sự vào Biển Đông", và việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo, bãi đá mà Bắc Kinh đang chiếm trái phép trên Biển Đông cũng là cách "duy trì tự do hàng hải ở khu vực này".
Trung Quốc có thể góp phần đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông bằng cách ngưng xây dựng công trình trên các bãi đá, đảo ở Biển Đông, Philippine Star trích dẫn tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Philippines.
Trong cuộc họp báo hôm 13.8, ông Herminio Coloma Jr., Thư ký đối ngoại Văn phòng Tổng thống Philippines, cho biết Manila vẫn kiên định với quan điểm rằng Bắc Kinh phải ngưng xây dựng ở Biển Đông. Quan điểm này từng được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định trong hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Malaysia hồi tháng 7.2015 vừa qua.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Philippines cảnh báo việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau khi Bắc Kinh đã cải tạo đất và xây đảo xong sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khó tránh khỏi trong tương lai.
"Chúng ta có thể tự hỏi: những cơ sở hạ tầng nghiên cứu và cứu hộ đó phục vụ cho ai? Phải chăng là cho việc đưa tàu ra và lắp đặt thiết bị đe dọa tiêu diệt đối phương?", ông Peter Galvez, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Philippines nói với Philippine Star.
Trung Quốc cải tạo và xây đảo phi pháp ở Biển Đông - Ảnh: AFP
Ông Galvez cáo buộc việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc thực chất là để che đậy công trình quân sự.
"Bất kể những lý do mà lãnh đạo Trung Quốc nói với cộng đồng thế giới, Trung Quốc đang ngang nhiên và vô lý tiếp tục sự xâm lược của mình ở Biển Đông", ông Galvez phát biểu.
Cuộc chiếc gay go cho Philippines?
Ông Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, hôm 12.8 bày tỏ sự lo ngại trước Thượng viện nước này rằng Manila sẽ phải đối mặt với cuộc chiến gay go hơn với Trung Quốc trong thời gian tới, khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Ông hy vọng cuộc chiến pháp lý mà Philippines đang trông đợi giành chiến thắng trước Trung Quốc ở tòa án trọng tài quốc tế sẽ giữ chân và buộc Bắc Kinh "xuống thang". Tuy nhiên, nếu vụ kiện xảy ra theo chiều hướng ngược lại tình hình sẽ gay go hơn cho Philippines.
"Chúng ta phải đóng thuế nhiều hơn để mua máy bay quân sự và tàu chiến", Thẩm phán Carpio phát biểu với hàm ý để đối đầu với Trung Quốc, theo đài ABS-CBN. "Sẽ có một cuộc đua quân sự trên biển. Thực sự thì nó đã bắt đầu", ông nói tiếp.
Trung Quốc đang tiến hành bồi đáp, xây dựng phi pháp trên 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tại 5 trong số 7 bãi đá, việc bồi đắp đã hoàn thành. Chính quyền Trung Quốc sau đó công bố kế hoạch xây dựng một loạt công trình dân sự được cho nhằm "bảo vệ tài nguyên biển" ở Trường Sa. Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington, Mỹ) mới đây cảnh báo Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây đường băng dài 3.000 ở Đá Xu Bi, tương tự đường băng ở Đá Chữ Thập sau khi đã bồi đắp phi pháp ở Đá Xu Bi gần 4 triệu m2 đất.
Hoạt động chiếm đóng và xây dựng phi pháp này của Trung Quốc đã bị cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ trong thời gian qua.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc nói không có tự do hàng hải cho tàu chiến nước ngoài ở Biển Đông Đại sứ Trung Quốc tại Philippines khẳng định Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào Biển Đông và ngang ngược tuyên bố đó là "lãnh hải của Trung Quốc". Công trường xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt...