Năm 2016 Quốc hội sẽ có chức danh Tổng thư ký
Theo kế hoạch từ 2016 sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội, tuy nhiên nhiều ý kiến còn băn khoăn về thời điểm phê duyệt ngay từ đầu năm hay để Quốc hội bầu vào kỳ họp giữa năm.
Cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật bảo đảm thi hành Luật tổ chức Quốc hội vào chiều 19/1, Chủ tịch Quốc hội nêu ra vướng mắc về thời điểm phê duyệt chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Theo kế hoạch thì vào kỳ họp tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua và Luật tổ chức Quốc hội sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.
Quốc hội sẽ có chức danh Tổng thư ký từ năm 2016
Tuy nhiên, Luật cũng quy định chức danh Tổng thư ký do Quốc hội bầu, miễn nhiệm. Vậy khi Luật bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016 sẽ bầu chức danh này luôn, hay phải chờ đến kỳ họp giữa năm để Quốc hội bầu? Về việc này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị có thể để Thường vụ Quốc hội tạm cử người giữ chức danh này, sau đó đến kỳ họp giữa năm sẽ để Quốc hội bầu chính thức.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị Hội đồng dân tộc và các ủy ban phải tham gia vào các hoạt động này ngay từ đầu, tránh tình trạng “ngồi chờ nhau” rồi cuối cùng lại đổ hết lên đầu Ủy ban Pháp luật. Ngoài ra các đoàn Đại biểu Quốc hội cũng có vai trò nên phải được tham gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị cần có sự phân công công việc cụ thể, các Ủy ban hay Hội đồng dân tộc để triển khai thực hiện cho hiệu quả.
Video đang HOT
Cuối buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chốt lại vấn đề với hai việc chính cần phải làm là rà soát, tổng kết việc thực hiện quy chế và ban hành văn bản mới thay thế nội quy đó.
Liên quan đến chức danh Tổng thư ký, ông Lưu cũng cho đây là vấn đề khó vì chưa biết áp dụng cơ chế nào. Một giải pháp tạm thời được nêu ra là có thể xin phép Quốc hội để Ủy ban Thường vụ tạm cử người giữ chức vụ này đến khi bầu chính thức.
TheO NTD
Chính thức có chức danh Tổng thư ký Quốc hội
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chính thức được trao nhận chức danh mới - Tổng thư ký Quốc hội.
Có thêm chức danh Tổng thư ký Quốc hội từ 1/1/2015
Ngày 20/11, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi với 86,92% phiếu tán thành. Theo Luật mới, Quốc hội sẽ có thêm chức danh Tổng thư ký - đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm để tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội...
Ngày 20/11, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi với 86,92% phiếu tán thành
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, các ý kiến đều cơ bản tán thành với quy định về Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Có ý kiến đề nghị làm rõ vị trí, vai trò Tổng thư ký Quốc hội, quy định Tổng thư ký là đại biểu Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội phê chuẩn,... Cũng có ý kiến đề nghị không quy định Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, trong điều kiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay thì việc quy định về Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội như dự thảo Luật là phù hợp. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như quy định trong dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội có đủ năng lực, sức khỏe
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi cũng quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. Cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đại biểu Quốc hội có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm; Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho rằng, Luật Tổ chức Quốc hội không nên quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội mà để Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.
Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Do luật này điều chỉnh các vấn đề về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội mà trong đó đại biểu Quốc hội là chủ thể quan trọng nên việc quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội trong luật này là phù hợp.
Đây không chỉ là tiêu chuẩn để cử tri xem xét, đánh giá khi bầu một người làm đại biểu Quốc hội mà các tiêu chuẩn này cần được tiếp tục duy trì, bảo đảm trong suốt nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội, để đại biểu tự mình trau dồi, rèn luyện, đồng thời, là cơ sở để Quốc hội hoặc cử tri xem xét, nhận xét đối với từng đại biểu Quốc hội.
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi quy định Tổng thư ký Quốc hội: 1. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm để tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại phiên họp, kỳ họp; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp; đ) Thực hiện những nhiêm vu, quyên han khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Theo Hoàng Yến (Khám phá)
Việt Nam sắp có chức danh Tổng Thư ký Quốc hội Thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi ngày 22/10, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội. Cần thiết lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội Theo dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, chức danh Tổng Thư ký Quốc hội là Chủ nhiệm Văn...