Năm 2014 sẽ có một cuộc “lột xác” các doanh nghiệp viễn thông?
Các chuyên gia trong ngành viễn thông ngày càng có lí khi cho rằng sau một thời gian phát triển khá nóng và tưng bừng, đã đến lúc thị trường bão hòa.
Thông tin về một vụ tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông ngày một xuất hiện nhiều trên các mặt báo. Ngay sau những thông tin mang tính tích cực như lần đầu tiên không bị nghẽn mạng di động trong dịp tết nguyên đán Giáp Ngọ, hay việc Viettel sắp mua Kakao Talk của Hàn Quốc. Tiếp sau đó là những phỏng đoán về thị trường viễn thông trong năm 2014. Liệu có một cuộc lột xác trong ngành viễn thông khi những đồn đoán về tương lai của MobiFone ngày càng rõ nét.
Các chuyên gia trong ngành viễn thông ngày càng có lí khi cho rằng sau một thời gian phát triển khá nóng và tưng bừng, đã đến lúc thị trường bão hòa. Theo ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc điều hành tập đoàn IDG Đông Nam Á, cho biết: Sau thời gian phát triển sôi nổi, thị trường viễn thông giờ chỉ còn 3 doanh nghiệp lớn có kinh doanh vững chắc.
“Thị trường rất quan trọng, quyết định sự sống còn cho các doanh nghiệp. Tôi cho rằng, đến ngày hôm nay chỉ còn 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có thể làm ăn ra tiền. Hoặc nói đúng hơn là thị trường đáp ứng được dịch vụ có khả năng tồn tại, xử lí và đáp ứng được thị trường Việt Nam”, ông Tâm khẳng định.
Cũng trong thời điểm hiện tại, ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành quỹ DFJ Vinacapital cho rằng: “Doanh nghiệp mới muốn tham dự vào thị trường viễn thông Việt Nam, họ sẽ đi qua ngã tham dự vào cổ phần hóa của một trong ba công ty viễn thông còn lại là MobiFone, VinaPhone hay Viettel”.
Đã có những cuộc sát nhập xảy ra trong quá khứ như EVN Telecom và Viettel đầu năm 2011, sự ra đi của SFone sau đó 1 năm. Cũng trong năm 2012, sự ra đi của Beeline chấm dứt sự tồn tại sau 4 năm hoạt động để đổi tên thành GMobile. Và cho đến nay, GMobile cũng chưa thể mở rộng thị phần được và đang loay hoay với “miếng bánh” lỗi thời 2G. Trong năm 2013, Bộ TT&TT cũng đã thu hồi giấy phép mạng viễn thông ảo của Indochina Telecom và VTC.
Video đang HOT
Sự phát triển mạnh của dịch vụ OTT là một động lực cho các doanh nghiệp viễn thông tái cấu trúc. Nhiều thông tin về khả năng tách MobiFone ra khỏi VNPT trong năm nay được cho là rất cao, sau khi báo chí đưa thông tin về tờ trình gửi Chính phủ và Bộ TT&TT của VNPT.
Theo đó, MobiFone sẽ rời VNPT và nhập về Bộ TT&TT để trở thành một Tổng công ty. Trong khi đó, VNPT sẽ được tái cấu trúc thành 3 Tổng công ty: Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT – NET) thực hiện chức năng quản lí hạ tầng mạng viễn thông của VNPT; Tổng công ty dịch vụ mạng viễn thông (VNPT – VinaPhone) thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ mạng viễn thông; Tổng công ty truyền thông (VNPT – Media) thực hiện chức năng dịch vụ về công nghệ thông tin và giá trị gia tăng. Tờ trình này có khả năng được chính phủ phê duyệt vào quý 1 năm nay.
Ngay từ đầu năm, trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo kinh tế Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện giữ chức Tổng giám đốc Viettel cũng nhắc đến sự i ạch của công ty này sau một thời gian được xem là “kẻ phá bĩnh” thị thường viễn thông.
Ông Hùng xác nhận mảng kinh doanh thoại đang bị co lại và Viettel đang đi tìm “miếng bánh mới”. Theo đó, ông Hùng nhắc đến Viber, một dịch vụ viễn thông xuất hiện trên nền Internet mà giới chuyên môn gọi là OTT. Trước đó, nhiều báo đưa tin Viettel đang đàm phán mua lại Kakao Talk, một hãng phần mềm OTT của Hàn Quốc. Nhiều câu hỏi đặt ra, tái cấu trúc thị trường viễn thông thì doanh nghiệp và người tiêu dùng được lợi ích gì? Doanh nghiệp vững mạnh lên hay giá cả thị trường sẽ giảm xuống?
Ba nhà mạng viễn thông MobiFone, VinaPhone và Viettel chiếm 97% thị phần tại thị trường viễn thông Việt Nam đều đã công bố lộ trình tăng giá cước viễn thông trong thời gian tới. Sau lần tăng giá cước 3G vào tháng 10/2013, cuộc tranh cãi dẫn đến việc Bộ TT&TT phải vào cuộc. Sau một tháng khảo sát, Bộ đưa ra kết luận việc tăng cước 3G là đầy đủ cơ sở và là việc bình thường của thị trường.
Trong khi đó, các chuyên gia nghiêng về khả năng tái cấu trúc thị trường viễn thông giúp nâng cao chất lượng hơn là hạ giá thành thị trường. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải tự đổi mới, nâng cao dịch vụ của chính mình.
Ông Thân Trọng Phúc cho rằng: “Sau khi cổ phần hóa một trong ba doanh nghiệp, ví dụ như MobiFone. Thì tôi nghĩ sẽ có một nhà đầu tư nước ngoài lớn vào mua cổ phần của MobiFone. Sau đó, họ sẽ đem những dịch vụ viễn thông đã có ở nước ngoài vào Việt Nam. Khi đó sẽ xảy ra một cuộc cạnh tranh, cạnh tranh giữa doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào MobiFone với các công ty còn lại. Buộc các công ty còn lại phải tái cấu trúc để làm cho bộ máy của mình hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn”.
Ủng hộ việc tái cấu trúc doanh nghiệp viễn thông giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng ông Lê Thanh Tâm cũng cảnh báo rằng, những tác động tích cực chỉ tác động roc nét khi thị trường cạnh tranh rõ ràng, minh bạch.
“Tôi cho rằng sẽ có những tín hiệu rất tịch cực với thị trường và cộng đồng. Là bởi thị trường luôn mong đợi sự cạnh tranh, luôn mong đợi có cơ hội để có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi sợ rằng thị trường viễn thông tách ra như vậy nhưng sự liên kết giữa mức độ cạnh tranh và mức độ minh bạch của giá cả là rất rủi ro”, ông Lê Thanh Tâm cho hay.
Trong một lân trả lời phỏng vấn báo điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng nhắc đến việc cải thiện chất lượng viễn thông là ưu tiên số một của các nhà mạng hiện tại.
Theo Giáo Dục
Nhà mạng đang "ém" hàng tỉ đồng tiền hoàn cước?
Các nhà mạng không trả lại tiền cho người dùng đối với các tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, dù cho việc này đã được Bộ TT&TT quy định rất rõ.
Theo quy định, nhà mạng phải hoàn lại tiền cước cho thuê bao đối với những tin nhắn sai cú pháp kiểu này.Đợt kiểm tra trong năm 2013 của Thanh tra Bộ tại nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) như công ty Hà Thành, Tinh Vân, Trung tâm VDC Online, VMG..., đã nhận thấy các DN không thực hiện nghiêm túc việc trả lại tiền cho người dùng. Điển hình là trường hợp của VDC Online sau hơn 1 năm mới thực hiện xong việc hoàn cước cho người sử dụng với số tiền lên tới 1,43 tỉ đồng và vẫn còn hơn 300 triệu đồng không thể hoàn trả được.
Điều này hoàn toàn đi ngược với Chỉ thị 04 ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, quy định rất rõ rằng: "các DN viễn thông di động phải nhanh chóng, kịp thời phối hợp cùng các DN cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn xác minh các tin nhắn từ chối sử dụng dịch vụ, tin nhắn bị lỗi kĩ thuật, tin nhắn bị sai cú pháp dịch vụ, tin nhắn yêu cầu mà không được cung cấp dịch vụ để hoàn lại tiền cho khách hàng". Nghị định số 77 của Chính phủ cũng quy định không được phép thu cước dịch vụ đối với các tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mã doanh nghiệp công bố, tin nhắn do người dùng bị lừa đảo.
Ngay trong đợt thanh tra thuê bao trả trước diện rộng hồi giữa năm 2013 vừa qua, Thanh tra Bộ cũng nhận thấy mặc dù CSP có chuyển danh sách các thuê bao cùng số tiền phải hoàn lại cho nhà mạng, nhưng bản thân DN viễn thông lại hoàn thiếu. Thí dụ như từ tháng 4-8/2013, đáng lẽ phải hoàn cho người sử dụng nhắn đến đầu số 8x10 hơn 150 triệu đồng nhưng công ty VMS (MobiFone) chỉ hoàn cước của tháng 4 là 485.000 đồng.
Kiểm tra ngẫu nhiên 20 số thuê bao, Thanh tra phát hiện 5 thuê bao chưa được hoàn cước đầy đủ. Tổng số tiền cước không hoàn trả của 5 thuê bao này là 129.000 đồng. Kiểm tra ngẫu nhiên 29 thuê bao nhắn tin sai cú pháp nhưng hệ thống cho thấy Viettel không thực hiện hoàn cước cho các thuê bao này. Tổng số tiền không hoàn cước là 269.000 đồng.
"Hiện nay có gần 400 CSP lớn và nhỏ đang hợp tác cung cấp dịch vụ. Nếu họ không trung thực trong việc hoàn cước thì số tiền bất hợp pháp mà các CSP và nhà mạng giữ lại có thể rất lớn", Thanh tra Bộ khuyến cáo.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai hoạt động 2014 của Thanh tra Bộ TT&TT (giữa tháng 12), đơn vị này cho biết đã yêu cầu VinaPhone hoàn lại tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng. Tuy nhiên vẫn còn gần 77 triệu đồng không hoàn lại được do chủ thuê bao đã rời mạng. Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Đối với Viettel, tình trạng thu cước người sử dụng đối với các tin nhắn kiểu này vẫn tồn tại. Nhà mạng này vẫn tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo.
Một vấn đề nữa cũng được Thanh tra Bộ lưu ý là việc cấp đầu số hiện nay đang không theo quy hoạch, cùng với đó là quy định về giá cước tương ứng. "Cùng 1 đầu số nhưng 3 nhà mạng có thể cấp cho 3 doanh nghiệp CSP khác nhau. Giá cước trước đây tối đa là 15.000 đồng/tin nhắn nhưng hiện nay đã có những đầu số có giá cước lên tới 50.000 đồng.
Để giải quyết tình trạng này, Thanh tra kiến nghị lãnh đạo Bộ sớm ra quy định yêu cầu nhà mạng, CSP phải hoàn cước ngay cho người sử dụng không được cung cấp dịch vụ, đồng thời sớm ban hành thông tư quy định chỉ có Bộ TT&TT mới được cấp đầu số cho CSP, không để nhà mạng tự cấp như hiện nay.
Theo Vietnamnet
Loạn dịch vụ Quà tặng âm nhạc lừa đảo Những ngày sau tết, hàng loạt khách hàng bức xúc khi nhận được tin nhắn lừa đảo mang tên "Tổng đài Quà tặng âm nhạc". Mất tiền oan vì tổng đài "Qùa tặng âm nhạc" Phản ánh tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Minh Khang (Hà Nội) cho biết: "Vừa rồi, tôi có nhận được một tin nhắn từ số...