Năm 2013: Tiêu thụ máy tính bảng tại Việt Nam tăng trưởng 3 con số
Tăng trưởng doanh số hàng quý ở mức 160-200%.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường GfK, trong quý 4 năm 2013, doanh số của hầu hết các sản phẩm trong nhóm công nghệ thông tin (bao gồm máy tính, linh kiện máy tính, máy tính bảng…) đều giảm ngoại trừ máy tính bảng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 170% so với cùng kỳ.
GfK cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm này hiện vẫn còn khá cao và đây là động lực chính dẫn dắt sự tăng trưởng của nhóm IT.
Trong các quý trước của năm 2013, tốc độ tăng trưởng của máy tính bảng cũng rất ấn tượng: tăng 165% trong quý 2 và 200% trong quý 3.
Tuy vậy, GfK không công bố con số cụ thể của máy tính bảng mà chỉ công bố số liệu của cả nhóm ngành sản phẩm IT.
Video đang HOT
Tính chung cả năm 2013, doanh số của nhóm IT đạt hơn 26.600 tỷ đồng, tăng 8%, tương đương tăng hơn 2.000 tỷ so với năm 2012.
Tăng trưởng của ngành IT khá thấp khi so với ngành điện thoại. Doanh số điện thoại tăng trưởng 34% trong năm vừa qua, đạt hơn 40.400 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tuyệt đối là hơn 10.000 tỷ đồng.
Tăng trưởng của ngành IT chủ yếu là do máy tính bảng
Theo Trí Thức Trẻ
Năm 2013, người Việt chi hơn hơn 40.400 tỷ đồng để mua điện thoại
Tăng hơn 10 nghìn tỷ so với năm 2012.
Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường GfK về thị trường công nghệ điện tử Việt Nam, trong năm 2013, tổng doanh số của các sản phẩm điện tử - điện máy đạt hơn 113.100 tỷ đồng, tương đương 5,4 tỷ USD.
So với mức 92,6 nghìn tỷ của năm 2012 thì trong năm qua, doanh số toàn thị trường đã tăng trưởng tới 22%.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ trưởng mạnh nhất trong 7 nhóm ngành theo phân loại của GfK là nhóm hàng điện thoại. Tổng doanh số của điện thoại trong cả năm đạt hơn 40,4 nghìn tỷ, tăng 33%, tức tăng thêm hơn 10 nghìn tỷ đồng.
GfK nhận định, chỉ riêng trong quý 4, mức tăng trưởng lên đến 47,2% do sức mua tăng mạnh của người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm điện thoại thông minh. Tuy vậy, số liệu chi tiết giữa điện thoại thông thường và smartphone không được công bố.
Các sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm máy tính, máy tính bảng là mặt hàng lớn thứ 2, đạt hơn 26,6 nghìn tỷ đồng. So với điện thoại, tăng trưởng của nhóm này thấp hơn nhiều, chỉ đạt 8,3%.
Hai ngành hàng khác có doanh số lớn và đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% là Sản phẩm điện tử (TV) và Điện lạnh (Tủ lạnh, Điều hòa), tương ứng đạt doanh số 19,9 và 19,5 nghìn tỷ.
Ba ngành còn lại, gồm Điện gia dụng, Máy ảnh và Thiết bị văn phòng có quy mô nhỏ hơn nhiều.
Trong đó, 2 ngành nhỏ nhất là máy ảnh và Thiết bị văn phòng tăng trưởng âm so với năm 2012.
Theo số liệu của CafeBiz, vị trí dẫn đầu trong số các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử-điện máy hiện thuộc về Nguyễn Kim và Thế giới Di động.
Năm 2013, hệ thống Thế giới di động, bao gồm cả Thegioididong.com và Dienmay.com ước đạt doanh thu 9,2 nghìn tỷ đồng. Chỉ tính riêng phân khúc bán lẻ điện thoại, Thegioididong.com là doanh nghiệp dẫn đầu với thị phần khoảng 20%.
Hệ thống bán lẻ FPT Shop thuộc tập đoàn FPT ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong vừa qua khi doanh thu tăng gần gấp 3 lần năm 2012, đạt hơn 2.900 tỷ đồng.
Theo Trí Thức Trẻ
Thị phần Windows 8/8.1 tăng trưởng không đáng kể Theo Net Applications, thị phần 2 HĐH này tính đến tháng 2 đạt 10,68%, trong đó thị phần Windows 8 là 6,38% còn Windows 8.1 là 4,30%. Hãng nghiên cứu thị trường Net Applications mới đây vừa công bố các kết quả nghiên cứu về thị phần của Windows 8/8.1 tính đến hết tháng 2/2014 vừa qua. Tháng 2 đánh dấu tròn 4...