Năm 2013, Sony sẽ tập trung phát triển IT và điện thoại
Thu nhỏ dòng TV phổ thông thay bằng model cao cấp kích thước từ 40 inch, tập trung vào ngành hàng IT và điện thoại, mở rộng các hệ thống Sony Center là chiến lược mới của Sony tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Thống kê hết quý III/2012 từ GfK cho thấy, thị trường điện máy ở Việt Nam trong năm 2012 tăng trưởng không bằng năm ngoái với sự không đồng đều ở từng ngành hàng khác nhau. Nhóm sản phẩm điện tử, gồm TV và thiết bị nghe nhìn, giảm tới 12% so với quý III năm ngoái. Doanh thu từ ngành hàng điện thoại giảm ba quý đầu 2012 giảm 6,6% so với năm 2011.
Ở thị trường quốc tế, Sony cũng như nhiều hãng điện tử khác của Nhật đang gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh ảm đạm và thậm chí lỗ trong những quý kinh doanh gần đây. Khó khăn nằm ở sự cạnh tranh quyết liệt tới từ các nhà sản xuất Hàn Quốc như Samsung, LG… khiến doanh thu giảm sút. Tuy nhiên, thương hiệu tới từ Nhật gây bất ngờ khi tiếp tục nhân rộng mô hình cửa hàng riêng mang tên Sony Center ở Việt Nam, với trung tâm thứ 19 vừa khai trương ở Vincom – Hà Nội ngày 4/1.
Hãng điện tử của Nhật tiếp tục mở rộng các hệ thống cửa hàng riêng của mình mang tên Sony Center, song hành cùng các siêu thị và cửa hàng điện máy trên thị trường.
Video đang HOT
Chia sẻ với Số Hóa, ông Tomoyuki Haba, Giám đốc kinh doanh của công ty Sony Electronics Việt Nam cho biết, Việt Nam đang là một trong những thị trường thành công của Sony trong thời gian qua, thậm chí được chú ý đặc biệt từ phía tập đoàn. Dù chịu sức ép lớn từ Samsung, hãng vẫn đang dẫn đầu thị trường TV màn hình phẳng với mức tăng trưởng tốt trong năm 2012. Theo số liệu từ GfK, tính đến hết tháng 10/2012 Sony là hãng số một về số lượng và doanh thu TV màn hình phẳng bán ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sau khi tiếp quản mang điện thoại của Sony Ericsson ở Việt Nam từ tháng 7 năm ngoái, ngành hàng này cũng mang lại những tín hiệu tích cực.
Trong khi nhiều hãng điện tử khác không chú trọng nhiều vào cửa hàng riêng, việc mở rộng hệ thống Sony Center là chiến lược kinh doanh nhắm vào phân khúc sản phẩm trung và cao cấp của thương hiệu tới từ Nhật. Đại diện của Sony cho rằng, đây là cách tiếp cận và phục vụ tốt hơn lớp khách hàng trung và cao cấp, bên cạnh lớp khách hàng phổ thông vốn đã có tại các siêu thị và cửa hàng điện máy.
Ông Tomoyuki Haba cho biết Việt Nam đang là thị trường được tập đoàn Sony chú trọng đặc biệt.
Ông Tomoyuki Haba chia sẻ, năm 2013 sẽ chứng kiến sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh của Sony ở Việt Nam. Riêng với thị trường TV, hãng sản xuất của Nhật thực hiện chiến lược mới nhắm đến các sản phẩm trung và cao cấp với kích thước lớn như 40, 46 hay 55, 65 inch. Trong khi phân khúc phổ thông 32 inch, vốn là dòng TV “ăn khách” nhất ở Viêt Nam, sẽ được giảm xuống chỉ còn một vài model. Dòng Internet TV tiếp tục được đầu tư về mặt nội dung, cung cấp thêm dịch vụ thuần Việt cho người dùng.
Hai mảng sản phẩm sẽ được hãng đẩy mạnh hơn nữa là điện thoại di động và IT, với các sản phẩm laptop Vaio chạy hệ điều hành Windows 8. Tuy nhiên, đại diện Sony từ chối bình luận về việc liệu hãng có tham gia vào lĩnh vực điện thoại Windows Phone hay không.
Theo VNE
Smart TV sẽ phổ biến từ năm 2016
Khi đó, tất cả TV màn hình phẳng mà bạn định mua đều mặc nhiên là TV thông minh với khả năng truy cập Internet.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, số lượng Smart TV được sản xuất ra dự đoán trong năm 2012 sẽ đạt 69 triệu chiếc, sẽ tăng đến 108 triệu chiếc trong năm sau và đạt 198 triệu vào năm 2016.
Tương lai, Smart TV sẽ trở nên phổ biến và cung cấp nội dung Internet phong phú hơn.
Đến năm 2016, Smart TV sẽ gia tăng vai trò trong việc cung cấp nội dung Internet cũng như phát sóng nội dung TV truyền thống. Nhưng thậm chí khi đó, các dịch vụ TV trả phí vẫn sẽ là đầu mối chính cung cấp hầu hết các chương trình hấp dẫn, những bộ phim hay, các sự kiện thể thao lớn... mà người dùng không dễ tìm thấy trên Internet.
Tuy nhiên, khi doanh số của cả ngành TV đang có xu hướng đi xuống, bản thân một mình Smart TV sẽ khó thuyết phục khách hàng trong việc chi tiền mua sắm một sản phẩm như vậy. Thay vào đó, các hãng sản xuất cần nghĩ về khả năng thực tế của họ cũng như cần tập trung phát triển nội dung riêng của từng hãng, theo Gartner.
Người dùng sẽ đặt ra một loạt câu hỏi trước khi chọn mua, chẳng hạn: TV này sẽ truy xuất được những dịch vụ Internet TV nào? Những dịch vụ đó có hấp dẫn hay không? TV có kết nối được với smartphone hay tablet của tôi hay không? Cuối cùng, có thể cho rằng người tiêu dùng sẽ quyết định chọn một thương hiệu TV tùy thuộc vào nội dung cộng thêm mà hãng đó cung cấp.
Theo Gartner, TV thông minh là một thiết bị ngoài tính năng truyền hình là chính còn cho phép truy xuất và tìm kiếm video hay các mục khác trên Internet. Những chiếc TV như thế có thể có hay không có trình duyệt web tích hợp riêng, nhưng cung cấp một kho ứng dụng cho phép người dùng cài đặt nhiều chương trình/tiện ích. Smart TV cũng cung cấp tùy chọn kết nối đến các thiết bị khác như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) hay máy tính cá nhân (PC).
Chuyên gia phân tích Paul O'Donovan của Gartner cho biết, khả năng kết nối đến smartphone và tablet cho phép người dùng truyền nội dung trực tuyến từ các thiết bị này và xem trên màn hình TV một cách dễ dàng. Đồng thời, những hãng sản xuất TV mà sản xuất thêm smartphone và tablet cũng sẽ tận dụng được ưu thế trong việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Theo VNE
Sony lạc quan về thị trường Việt Nam Sony nhận thấy thị trường công nghệ trong năm 2013 sẽ tiếp tục khó khăn, tuy nhiên, nhà sản xuất đến từ Nhật Bản này tỏ ra lạc quan và đặt cược vào hai thị trường IT và di động tại Việt Nam. Sony tập trung xây dựng trung tâm trải nghiệm riêng. Ông Tomoyuki Haba, Giám đốc kinh doanh Sony Electronics Việt...