Na Uy gửi máy bay chiến đấu cũ đến đào tạo phi công Ukraine
Lực lượng vũ trang Na Uy cho biết những chiếc máy bay này đã phục vụ quân đội hơn 40 năm.
Máy bay chiến đấu F-16 của Na Uy hạ cánh ở Đan Mạch tham gia huấn luyện phi công Ukraine. Ảnh: Lực lượng Vũ trang Na Uy
Theo thông báo của lực lượng vũ trang Na Uy đăng trên nền tảng X, các máy bay chiến đấu F-16 mà Oslo cung cấp để hỗ trợ chương trình đào tạo phi công Ukraine đã hạ cánh ở Đan Mạch. Đầu tuần này, truyền thông Na Uy đưa tin quốc gia Bắc Âu sẽ điều động hai máy bay chiến đấu và 10 máy bay huấn luyện tới căn cứ không quân Skydstrup của Đan Mạch hỗ trợ chương trình.
Trước đó, Na Uy đã cam kết cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine trong những năm tới cùng với Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ. Hiện vẫn chưa rõ số lượng máy bay chiến đấu chính xác mà Oslo có kế hoạch chuyển giao cho Ukraine.
Trong khi đó, hồi tháng 8/2023, Washington, vốn do dự trong việc cung cấp cho Kiev các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất, đã tỏ ra sẵn sàng chấp thuận việc chuyển giao máy bay cho bên thứ ba. Mỹ quy định điều này chỉ có thể xảy ra sau khi binh sĩ Ukraine hoàn thành khóa đào tạo phi công.
Video đang HOT
“Sau hơn 40 năm phục vụ, những chiếc máy bay này giờ đây sẽ dùng để huấn luyện binh sĩ Ukraine, củng cố cam kết của chúng tôi đối với việc bảo vệ Ukraine”, quân đội Na Uy viết trên X, cùng hình ảnh những chiếc máy bay đã hạ cánh ở Đan Mạch.
Vào đầu tuần, Trung tá Bard Bakke, chỉ huy sứ mệnh huấn luyện ở Đan Mạch, nói với hãng tin NRK của Na Uy rằng những chiếc máy bay tới Kiev “tương đối hiện đại” và đã được nâng cấp thêm. Tuy nhiên, ông thừa nhận các máy bay F-16 không phải là loại vũ khí có khả năng thay đổi cuộc xung đột đang diễn ra giữa Kiev và Moskva.
Cũng trò chuyện với NRK, Phó giáo sư Lars Peder Haga tại Trường Không quân Na Uy đánh giá chiến đấu cơ F-16 là “lỗi thời” và có khả năng sống sót kém hơn trước các hệ thống của Nga nếu so với các máy bay F-35 hiện đại hơn.
Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Kiev đã kêu gọi các nước phương Tây ủng hộ cung cấp vũ khí tiên tiến, coi chúng như những yếu tố có thể thay đổi cuộc chơi. Tổng thống Volodymyr Zelensky ca ngợi thông báo cam kết F-16 hồi tháng 8 là cam kết mang tính lịch sử, mạnh mẽ và đầy động lực.
Vào cuối tháng 12, Hà Lan tuyên bố chuẩn bị cho việc chuyển giao ban đầu 18 máy bay chiến đấu cho Ukraine. Theo Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, nước này đang có 42 máy bay F-16 và Amsterdam sẽ cần giữ lại một số cho mục đích huấn luyện của riêng mình. Ngày 6/1, tờ báo Berlingske của Đan Mạch đưa tin Copenhagen sẽ trì hoãn việc giao F-16 cho Kiev trong ít nhất vài tháng với lý do các phi công Ukraine chưa sẵn sàng điều khiển chúng.
Nhà Trắng' bật đèn xanh' cho thỏa thuận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận thúc đẩy thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 gây tranh cãi cho Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ vài giờ sau khi Ankara ngừng cản trở Stockholm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình trong cuộc tập trận chung hồi tháng 5 ở Philippines. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã xác nhận quyết định trên vào hôm 11/7. Ông Sullivan cho biết Tổng thống Biden sẽ tham vấn Quốc hội để hoàn tất thỏa thuận mua vũ khí này.
"Tổng thống Biden không đưa ra bất kỳ cảnh báo hay điều kiện nào. Ông ấy dự định tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận chuyển giao này với sự tham vấn của Quốc hội", ông Sullivan nói với các phóng viên tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva.
Trước đó, hồi tháng 2, một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa sẽ chặn thỏa thuận F-16 trừ phi Ankara chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu. Phần Lan đã trở thành thành viên NATO hồi tháng 4.
Hôm 10/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại Vilnius. Tại đây, ông Erdogan đã chấp thuận ủng hộ đơn xin gia nhập liên minh của Stockholm. Suốt nhiều tháng trước đó, ông Erdogan đã sử dụng quyền phủ quyếtđể phản đối Thụy Điển gia nhập liên minh. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng Thụy Điển đã không thực hiện đủ nghĩa vụ đập tan các hoạt động của đảng Công nhân người Kurd - tổ chức mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Bất chấp sự thay đổi quan điểm của Ankara, một số nhà lập pháp Mỹ vẫn lo ngại về thương vụ F-16. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez cho biết Mỹ phải "tìm cách đảm bảo chấm dứt hành động gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước láng giềng". Ông cũng bày tỏ lo ngại về các chuyến bay của Ankara qua không phận Hy Lạp.
Theo ông Menendez, cần đảm bảo thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không sử dụng máy bay chiến đấu F-16 "để hành động theo cách liều lĩnh mà họ thực hiện đối với các đồng minh NATO khác, không chỉ Hy Lạp".
Năm 2019, Washington đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình mua máy bay chiến đấu F-35 vì Ankara đã mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.
Tháng 10/2021, Ankara đã yêu cầu Mỹ chấp thuận thương vụ vũ khí trị giá 20 tỷ USD, bao gồm mua các máy bay chiến đấu F-16 mới do Lockheed Martin chế tạo, cũng như khoảng 80 bộ dụng cụ hiện đại hóa cho các máy bay chiến đấu hiện có của nước này.
Phi công Ukraine tiết lộ tiêm kích giúp Nga chiếm ưu thế trên bầu trời Phi công Ukraine nói rằng tiêm kích Su-35 của Nga đã giúp Moscow giành ưu thế trên không và Kiev cần máy bay chiến đấu F-16 để ứng phó. Các phi công của Lực lượng Không quân Ukraine (UAF), sử dụng các máy bay thời Liên Xô, phải nỗ lực chiến đấu với Lực lượng Không quân Nga vượt trội hơn, trong bối...