Na Uy đưa game thành môn học trong trường cấp 3
Việc chơi điện tử ngay trong giờ học không phải là hành vi cần giấu giếm tại Na Uy, vì trường học tại đây đang chuẩn bị chính thức đưa trò chơi điện tử vào thời khóa biểu trong năm học tới.
Trường công lập Garnes Vidaregande tại thành phố Bergen đang chuẩn bị đưa trò chơi điện tử vào thời khóa biểu trong năm học tới. Môn thể thao điện tử (e-sport) này cũng sẽ có vai trò y như thể thao truyền thống như túc cầu hay bóng ném. Hơn 30 học sinh sẽ “học” 5 tiếng mỗi tuần trong cả niên khóa.
Trước đó trường nội trú Folk từng đề xuất hình thức đào tạo này, nhưng đây là lần đầu tiên e-sport chính thức nằm trong thời khóa biểu trường cấp 3 công.
Học sinh tham gia chương trình sẽ không chỉ đơn giản dành 5 tiếng mỗi tuần chơi game. Do kỹ năng rất quan trọng, các lớp sẽ bao gồm 90 phút rèn luyện thể lực dựa theo trò chơi được sử dụng, hướng tới sự linh hoạt, sức mạnh và độ bền. Các lớp sẽ được chia đôi luân phiên. Trưởng bộ môn khoa học Petter Grahl Johnstad cho biết học sinh sẽ được đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, liên lạc, hợp tác và chiến thuật.
Card đồ họa Nvidia GeForce GT980Ti, một trong những trang thiết bị được trường ở Na Uy đầu tư cho học sinh chơi game
Nhà trường sẽ đầu tư cơ sở vật chất chính gồm ghế và PC cao cấp dùng bộ xử lý đồ họa “khủng” Nvidia GeForce GTX 980Ti. Các thiết bị khác như chuột, bàn phím, tai nghe sẽ do học sinh tự mang theo dựa theo sở thích cá nhân.
Video đang HOT
Trường chưa quyết định game nào sẽ nằm trong chương trình. Năm đầu tiên sẽ bao gồm Dota 2, LOL, còn Counter-Strike: Global Offensive và Starcraft II hiện đang được cân nhắc.
Có thể thấy trường học Bắc Âu đang thích nghi với những xu hướng mới, tạo điều kiện cho học sinh giải trí trong thời gian học tập. Năm ngoái, một người hàng xóm của Na Uy là Thụy Điển cũng vừa thông báo chuẩn bị đưa e-sport vào chương trình giáo dục.
Theo_Dân việt
Người Na Uy muốn tặng Phần Lan một... quả núi
Việc tặng núi sẽ kéo theo chỉnh sửa đường biên giới, nhưng nhiều người Na Uy rất sẵn lòng ủng hộ.
Phần Lan không sở hữu một ngọn núi đúng nghĩa nào.
Chiến dịch vận động tặng một ngọn núi cho quốc gia láng giềng Phần Lan nhân dịp kỉ niệm 100 năm Phần Lan lập quốc (2017) đang thu hút nhiều người Na Uy.
Người Phần Lan từ lâu đã cảm thấy rất buồn vì không có một ngọn núi đúng nghĩa nào. Đỉnh Halditcohkka thuộc núi Halti, cao 1.330m, nằm trong top 200 đỉnh núi cao nhất Na Uy nhưng ở Phần Lan nó hoàn toàn có thể độc chiếm ngôi vị đỉnh núi cao nhất.
Lời đề nghị tặng núi sẽ bao gồm việc chỉnh sửa địa giới một phần đất ở biên giới về phía bắc và phía đông so với ranh giới hiện tại.
Chiến dịch này trên Facebook đã thu hút được hơn 5.400 người thích.
"Chúng ta có quá nhiều núi và dù sao đây cũng chỉ là một ngọn núi nhỏ", Sondre Lund, một sinh viên Na Uy lập ra trang vận động cho biết. "Đây là một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Tất cả các quốc gia ở vùng Bắc Âu có quan hệ hữu hảo".
Lund quyết định mở chiến dịch vận động sau khi đọc được một lời đề nghị trước đây được Bjrn Geirr Harsson đưa ra. Là một cán bộ về hưu thuộc Sở bản đồ Na Uy, Harsson đã nghĩ ra ý tưởng này năm 1972 khi ông tiến hành đo đạc biên giới.
"Tôi thực sự ngạc nhiên vì sao Phần Lan không có ngọn núi nào đúng nghĩa", Harsson trả lời trên tờ The Local. "Tôi chắc chắn người Phần Lan sẽ rất vui nếu nhận được món quà nhỏ này".
Phản ứng của người Phần Lan cũng rất tích cực. Anh Jiri Keronen chia sẻ: "Cảm ơn các bạn rất nhiều. Thật tốt nếu có thêm một ngọn núi. Na Uy là quốc gia tuyệt vời nhất. Chúng tôi yêu các bạn!".
Vị trí đỉnh núi Halti hiện tại trên bản đồ.
Chủ nhiệm Sở bản đồ Na Uy, Cathrine Frstrup cũng bày tỏ sự ủng hộ việc "quyên góp" một đỉnh núi quanh năm tuyết phủ.
"Tôi phải thừa nhận rằng đây là một ý tưởng tuyệt vời", cô trả lời trên đài phát thanh NRK. "Đây là một món quà không thể quý giá hơn với một quốc gia không có một ngọn núi nào".
Bộ Ngoại giao Na Uy vẫn chưa trả lời khi được CNN hỏi về phản ứng liên quan tới ý tưởng độc đáo này.
Theo_Dân việt
Ám ảnh da trắng của người TQ có từ 15.000 năm trước Khác với trào lưu da rám nắng ở châu Âu, làn da trắng sứ đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á và dường như biến thành một tiêu chuẩn phải có trong sắc đẹp, đặc biệt là tại Trung Quốc. Nghiên cứu gần đây cho thấy sự "ám ảnh" với làn da trắng của người Trung Quốc có từ cách đây tới...