Na Uy bác tin cá hồi đưa nCoV đến Bắc Kinh
Bộ Ngư nghiệp và Thủy Sản Na Uy cho biết cá hồi nước này ít khả năng là nguồn lây lan nCoV ở Bắc Kinh.
Sau cuộc họp giữa các quan chức Trung Quốc và Na Uy ngày 16/6, cả hai nước đã kết luận rằng cá hồi Na Uy ít khả năng là nguồn lây lan của đợt dịch bùng phát tuần trước ở chợ Tân Phát Địa, Bộ trưởng Ngư nghiệp và Thủy sản Na Uy Odd Emil Ingebrigtsen ngày 17/6 nói tại Oslo.
Người Trung Quốc tẩy chay cá hồi trong những ngày qua, sau khi trưởng ban quản lý chợ Tân Phát Địa, chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất châu Á ở thủ đô Bắc Kinh và là cụm dịch ghi nhận 137 ca nCoV, nói rằng virus được phát hiện trên thớt của một người bán cá hồi nhập khẩu tại chợ.
Nhân viên y tế giơ biển để hỗ trợ người sống gần hoặc từng đến chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh ngày 17/6. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Wu Zunyou, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết nCoV có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm đông lạnh tới ba tháng. Tuy nhiên, việc phát hiện ra virus trên thớt “không đủ để chứng minh nó đến từ thủy sản nhập khẩu”. “Nó có thể xuất phát từ một người nhiễm virus”, ông nói trên truyền hình Trung Quốc.
Trung Quốc năm ngoái nhập khẩu khoảng 23.500 tấn cá hồi Na Uy. Theo dữ liệu từ Hội đồng Hải sản Na Uy, nước này xuất khẩu hơn 3.100 tấn cá hồi sang Trung Quốc hồi tháng 4, tăng 97% so với năm trước. Na Uy chiếm 45% thị phần cá hồi tươi xuất sang Trung Quốc từ tháng một đến tháng 4 năm nay.
Để đối phó với đợt dịch mới, chính quyền Bắc Kinh đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên cấp độ hai, phong tỏa một phần thành phố, đóng cửa toàn bộ trường học, địa điểm thể thao và giải trí trong nhà và hủy hơn 1.200 chuyến bay. Quan chức địa phương cũng đang chạy đua truy vết tiếp xúc những người từng đến hoặc có liên hệ với chợ Tân Phát Địa.
Covid-19 xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 8,3 triệu người nhiễm, gần 447.000 người thiệt mạng và hơn 4,3 triệu người bình phục. Trung Quốc đại lục báo cáo hơn 83.000 ca nhiễm và hơn 4.600 người tử vong.
Trung Quốc ngừng nhập cá hồi châu Âu vì nghi cá nhiễm virus corona
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu cá hồi từ các nhà cung cấp châu Âu do lo ngại đầu mối này có thể liên quan ổ dịch mới xuất hiện tại chợ bán sỉ hải sản ở Bắc Kinh.
Khách hàng mua thực phẩm tươi sống tại siêu thị ở Bắc Kinh - Ảnh tư liệu: Thời Báo Hoàn Cầu
Theo Hãng tin Reuters, các nông dân nuôi cá ở Na Uy cho biết họ không gửi cá hồi sang Trung Quốc được nữa vì thị trường đã đóng cửa.
Stein Martinsen, phụ trách kinh doanh và tiếp thị của công ty Cá hồi Hoàng gia Na Uy, xác nhận họ đã ngừng toàn bộ việc bán cá sang Trung Quốc và đang chờ tình huống được làm sáng tỏ.
Theo Reuters, giám định nguồn gốc gen của virus tại chợ Bắc Kinh cho thấy có thể virus có nguồn gốc từ châu Âu. Nếu điều này là đúng, đây có thể là do lây nhiễm chéo và cũng không bất ngờ vì hiện virus corona chủng mới đã phát tán trên toàn cầu.
Nhà chức trách về an toàn thực phẩm của Na Uy cho biết chưa có bằng chứng là cá hồi từ nước này bị nhiễm virus.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất cá hồi lớn ở Na Uy như Mowi, Cá hồi Hoàng gia Na Uy và Salmar, Bakkafrost đã giảm 5-7% vào sáng 15-6 sau khi có tin này.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách phát hiện có virus corona trên các tấm thớt dùng để làm cá hồi nhập khẩu tại chợ bán sỉ Tân Phát Địa, nơi đang là ổ dịch COVID-19 ở Bắc Kinh.
Các siêu thị lớn ở Bắc Kinh đã tạm ngưng bán các sản phẩm cá hồi từ ngày 13-6.
Ngày 15-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của ổ dịch COVID-19 mới tại Bắc Kinh và nghi vấn ổ dịch mới xuất hiện do cá hồi nhập khẩu hay các hàng nhập khẩu khác gây ra không phải là "giả thuyết chính". Nguyên nhân xảy ra ổ dịch cần điều tra thêm.
Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Mỹ lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông. "Mỹ lên án vụ việc PRC (Trung Quốc) được báo cáo đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 2/4. Thật đáng kinh ngạc khi Trung Quốc lợi dụng...