N0tail phản pháo lại 2lift, cho rằng cả LMHT và Dota 2 đều đáng chơi
Cuộc tranh luận về độ khó giữa hai tựa game MOBA nổi tiếng đang được hâm nóng. Yiliang “Doublelift” Peng, một trong những tuyển thủ LMHT kỳ cựu nhất lịch sử hiện vẫn thi đấu chuyên nghiệp.
Đã đưa ra một bình luận gây tranh cãi trong cộng đồng game thủ toàn cầu khi tin rằng Dota 2 không hề khó chơi hơn League of Legends (LMHT).
Nhưng huyền thoại của Dota 2, Johan “ n0tail” Sundstein, lại có suy nghĩ khác. Đội trưởng của OG đã đáp lại 2lift trên Twitter cá nhân vào tối qua (24/12), đặt câu hỏi về sự bị động ở giai đoạn đầu trận và “ kéo dài giai đoạn đi đường” trong các trận đấu LMHT chuyên nghiệp.
“Tôi cũng đã từng chơi thử và đó cũng là những trận đấu LMHT duy nhất khi tôi càn quét chúng”, n0tail đáp trả 2lift – người đã tuyên bố đã “càn quét tất cả các pub (games) mình góp mặt.”
“Nếu những trận đấu chuyên nghiệp chỉ có trung bình 4-5 điểm hạ gục trong 30 phút đồng hồ thì những mục tiêu quan trọng ở đây là gì? Liệu đó có phải là do giai đoạn đi đường bị kéo dài quá lâu và tất cả chỉ liên quan tới last hit/quấy rối?”
Theo ý của n0tail thì các trận đấu LMHT chuyên nghiệp thường diễn biến theo kiểu bảo thủ – nơi các tuyển thủ tập trung farm để hoàn tất các trang bị quan trọng để có sức mạnh giao tranh về cuối trận.
Không chỉ dừng lại ở đó, pro player người Đan Mạch còn sẵn sàng hâm nóng cuộc tranh luận giữa hai tựa game MOBA đình đám nhất thế giới. Theo đoạn tweet sau đó, n0tail cho biết anh sẵn sàng “gặp gỡ” với những tuyển thủ LMHT “đã thành danh” và “có tiếng nói” để thảo luận về những sự khác biệt giữa hai tựa game.
Video đang HOT
Nếu chưa biết, n0tail đang là pro player giành được số tiền thưởng nhiều nhất lịch sử esports với 6,890,591 USD – theo thống kê của Esports Earnings. Bắt đầu thi đấu Dota 2 chuyên nghiệp từ đầu năm 2012, n0tail đã giành được bốn chức vô địch Majors cùng hai lần liên tiếp nâng cao Khiên Aegis danh giá tại The International – thành tích mà chưa có bất cứ pro players nào làm được.
n0tail đang là pro player thành công nhất lịch sử Dota 2. Thậm chí, tạp chí Forbes còn gọi anh là ‘VĐV esports thành công nhất sau chức vô địch TI9′ hồi cuối tháng 8 vừa qua
Mặc dù LMHT và Dota 2 cùng chung một thể loại nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nhất định, đòi hỏi bộ kỹ năng người chơi không giống nhau.
Ví dụ như cơ chế deny trong Dota 2 cho phép người chơi hạ gục creep đồng minh để đối phương không có cơ hộ nhận được gold cũng như điểm XP từ đó. Mặt khác, LMHT lại đang dần rời bỏ các chiêu thức dạng làm choáng chọn mục tiêu để tập trung phát triển những kỹ năng định hướng.
“Rõ ràng là cả hai tựa game đều tuyệt vời rồi (nhưng tôi) vẫn tò mò xem khía cạnh nào khó hơn”, n0tail kết.
Trong khi chưa ai có thể phân định tựa game nào hay hơn, đáng chơi hơn thì fan hâm mộ đang trông chờ vào một cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa những chuyên gia của LMHT và Dota 2.
Theo Game Sao
Nguyên Tố Trỗi Dậy - LMHT và The Outlanders - DOTA 2, đâu là bản update xuất sắc hơn?
Cả hai tựa game Esports PC lớn nhất là LMHT và DOTA 2 đều có những cập nhật khổng lồ giai đoạn cuối năm này. Có một sự thật là Riot Games luôn tìm update cực lớn vào giai đoạn tiền mùa giải mỗi năm và nó đã trở thành thông lệ.
Kì vọng của người chơi chỉ là LMHT bằng một cách nào đó sẽ mới mẻ hơn. Và đúng là bản Nguyên Tố Trỗi Dậy đã làm game mới mẻ hơn thật nhưng các update liên quan tới trang bị Sát Thủ, Hỗ Trợ hay Rồng Nguyên Tố gây tò mò cho mọi người nhưng về bản chất chúng không khác trước kia là mấy.
Việc thêm Kiếm Âm U vào nhóm trang bị Sát Lực thực chất là để Dạ Kiếm Draktharr không sở hữu quá nhiều hiệu ứng, nó được thêm vào để phục vụ những Hỗ Trợ gây sát thương vật lý như Senna hay Pyke chẳng hạn. Rồng Nguyên Tố thì vẫn vậy, Riot Games chỉ cân bằng lại và đưa thêm hiệu ứng Linh Hồn Rồng để người chơi quan tâm hơn tới mục tiêu này mà thôi.
Rồng Nguyên Tố quá quan trọng ở tiền mùa giải 2020
Trong khi đó The Outlanders của DOTA 2 đã thay đổi chóng mặt trò chơi này khi bỏ đi Side shop, thứ tồn tại từ DotA Allstars, và thay bằng Outpost, mục tiêu cho thêm kinh nghiệm để thay thế. Bên cạnh đó họ cũng đưa thêm rất nhiều trang bị mới vào khu rừng, đó còn chưa kể tới những update về tướng, các nhánh talent hay thay đổi về trang bị. Mọi thứ không chỉ bó hẹp ở chuyện thắng combat, ăn Roshan và đẩy nhà nữa.
The Outlanders đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của DOTA 2 khi những Support, cả số 4 lẫn số 5, phải tích cực di chuyển, tạo áp lực nhiều hơn ở giai đoạn đi đường, Carry hay Offlane phải có khả năng farm rừng tốt hoặc trụ đường mạnh. Chính những thay đổi quá lớn cả về gameplay lẫn kiến thức này càng khiến cho DOTA 2 khó hơn nữa, ngay cả những game thủ lâu năm cũng phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ để "học" lại trò chơi này.
Outpost là thay đổi tưởng nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn tới meta của DOTA 2
Với bản Nguyên Tố Trỗi Dậy, Riot Games dường như muốn chỉ cho những người chơi ở trình độ trung bình cách kết thúc trận đấu tối ưu nhất, đó là ăn Rồng càng nhiều càng tốt. Vấn đề của những player ở trình độ đó thường không biết cách chiến thắng, cuốn vào những giao tranh liên miên và không biết phải làm gì. Việc thêm một hiệu ứng mạnh như Linh Hồn Rồng đã khiến cho nhiều game thủ hiểu ra điều kiện thắng là gì và tìm cách đạt được nó để kết thúc trận đấu.
Việc tạo ra Linh Hồn Rồng khiến cho người chơi LMHT hiểu được điều kiện thắng dễ dàng hơn rất nhiều
Trong khi đó thì DOTA 2 lại không "cưng chiều" game thủ như vậy, họ khiến cho khả năng snowball của game trở nên cực kì kinh khủng. Nếu vẫn chơi thụ động và giữ tư tưởng "đợi late", bạn sẽ mất Outpost đồng nghĩa với thua thiệt kinh nghiệm, bạn mất rừng đồng nghĩa với thua vàng và những item mạnh cho kẻ địch. Tất cả điều này khiến người chơi phải tích cực di chuyển hơn nữa, giao tranh nhiều hơn để chiếm lại bản đồ nếu không muốn không đánh mà tự thua.
Những trang bị rừng bá đạo như Mind Breaker, Titan Sliver hay Orb of Destruction đôi khi có thể thay đổi cục diện của cả trận đấu
Có thể nói Riot Games giống như một "ông bố chiều con" vậy, đưa cho game thủ một điều kiện thắng rõ ràng và chỉ cần người chơi đạt được là họ có thể chiến thắng rồ. Valve và Ice Frog thì ngược lại, họ khiến cho trò chơi khó hơn nữa, nhiều kiến thức hơn nữa và thúc đẩy game thủ vượt qua để trở nên giỏi hơn, thay vì đi theo một lối mòn và bị tụt hậu.
Phong cách update của DOTA 2 và LMHT quá khác nhau
Có thể nói hai bản update siêu lớn này đều mang lại những thay đổi mạnh mẽ cho cả LMHT và DOTA 2, tuy nhiên nó lại không hề thay đổi bản chất của các tựa game này. Để chọn ra kẻ hay hơn thì thật khó khi cả hai đều xuất sắc theo cách riêng của mình, tuy nhiên có một điều chắc chắn là cả 2 bản update này đều là hình mẫu cho các hãng game khác học tập trong quá trình nâng cấp trò chơi của mình.
Theo GameK
LMHT: Tốc Chiến sẽ có những vũ khí gì khiến Liên Quân Mobile "run sợ"? Tựa game MOBA trên di động của Liên Minh Huyền Thoại rục rịch ra mắt. Dù đến tay người chơi muộn hơn nhưng LMHT Tốc Chiến vẫn có những điểm mạnh để cạnh tranh với các tựa game cùng thể loại, mà dẫn đầu hiện nay là Liên Quân Mobile. Thành công của Liên Minh Huyền Thoại trên khắp thế giới có lẽ...