Myanmar thả 2.000 người biểu tình
Chính quyền Myanmar hôm 30/6 trả tự do cho hơn 2.000 người biểu tình phản đối đảo chính từ các nhà tù khắp đất nước.
Sau khi giới chức thông báo thả tù nhân, một nhóm ít nhất 200 người đã tụ tập bên ngoài nhà tù Insein, có từ thời thuộc địa ở Yangon, với hy vọng trông thấy người nhà. Họ áp sát rào chắn, nhiều người cầm ô che mưa. Một phụ nữ cầm hoa, một người đàn ông đợi con gái và bày tỏ “rất tự hào về con”.
“Tôi sẽ khuyến khích cháu chiến đấu tới khi giành thắng lợi”, ông nói.
Người dân chờ đợi bên ngoài nhà tù Insein ở Yangon hôm 30/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đến tối, khoảng 2.296 người biểu tình đã được phóng thích khỏi nhà tù, theo thông báo của chính quyền quân sự Myanmar. Nhà báo Kay Zon Nway của tờ Myanmar Now cũng nằm trong số những người được phóng thích khỏi Insein. Cô cho biết đã trải qua “nhiều chuyện” trong nhà tù, nhưng sẽ giải thích sau.
Nhà báo Mỹ Danny Fenster vẫn bị giam tại Insein sau khi bị bắt hôm 24/5. Không có người nước ngoài nào nằm trong số những người được phóng thích khỏi Insein hôm 30/6, một quan chức nhà tù cho biết.
Ye Myo Khant, phóng viên ảnh 20 tuổi của Cơ quan Báo chí Myanmar, được trả tự do hôm 30/6 sau 120 ngày bị bắt giam. “Tôi đang đưa tin thì họ ập tới bắt giữ tôi vô cớ”, anh nói.
Richard Horsey, cố vấn cấp cao về Myanmar cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nhận định việc phóng thích sẽ được các cá nhân và gia đình hoan nghênh, nhưng “nó sẽ không thể làm giảm sự phản đối của người dân với chính quyền quân sự”.
Hồi tháng hai, chính quyền đã trả tự do cho 23.000 tù nhân, khi một số nhóm nhân quyền lo ngại động thái này nhằm giải phóng không gian để lấy chỗ giam những người chống đối quân đội.
Myanmar lâm vào khủng hoảng sau khi quân đội đảo chính ngày 1/2, bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chính phủ. Phong trào biểu tình phản đối đảo chính đã lan rộng cả nước. Theo một nhóm giám sát địa phương, hơn 880 dân thường thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh, gần 6.500 người bị bắt.
Mỹ áp thêm trừng phạt với Myanmar
Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt với hai doanh nghiệp nhà nước Myanmar để làm suy giảm nguồn thu của chính quyền quân sự.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/4 ra tuyên bố cho biết họ đã đưa công ty gỗ Myanmar Timber Enterprise (MTE) và công ty ngọc trai Myanmar Pearl Enterprise vào danh sách đen. Lệnh trừng phạt này sẽ đóng băng tất cả tài sản tại Mỹ của các doanh nghiệp và cấm người Mỹ giao dịch với họ. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh ngành công nghiệp ngọc trai và gỗ là nguồn lực kinh tế cho quân đội Myanmar.
Người biểu tình Myanmar dựng chướng ngại vật tại Yangon hồi cuối tháng ba. Ảnh: Reuters .
Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Cơ quan Điều tra Môi trường tháng này cho biết chính quyền quân đội Myanmar thu lợi từ việc xuất khẩu gỗ tếch thông qua MTE. Loại gỗ tếch này đôi khi được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, được sử dụng để sản xuất đồ nội thất sang trọng và boong của các du thuyền cao cấp.
"Các biện pháp trừng phạt đối với MTE là đòn giáng mạnh vào chính quyền quân sự, vốn trực tiếp thu lợi từ những khu rừng có giá trị và đang ngày càng suy giảm của đất nước", Faith Doherty, người đứng đầu chiến dịch bảo vệ rừng của Cơ quan Điều tra Môi trường, nói.
Doherty cho biết các lệnh trừng phạt đồng nghĩa với việc gỗ hoặc sản phẩm gỗ từ Myanmar không thể được xuất khẩu sang Mỹ và kêu gọi Bộ Tư pháp Mỹ "cảnh giác trong việc giám sát gỗ Myanmar vào thị trường của họ".
Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng hai, khi quân đội bắt Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử khác. Biểu tình phản đối đảo chính diễn ra gần như hàng ngày và chính quyền quân sự đã sử dụng vũ lực để giải tán. Nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết 738 người đã bị lực lượng an ninh Myanmar giết kể từ cuộc đảo chính và 3.300 người đang bị giam. 20 người bị kết án tử hình và đang lẩn trốn.
10 nhóm phiến quân Myanmar ủng hộ biểu tình 10 nhóm phiến quân lớn tại Myanmar bày tỏ ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự, gây lo ngại xung đột có thể leo thang. "Các tướng lĩnh quân đội phải chịu trách nhiệm", Yawd Serk, thủ lĩnh nhóm Hội đồng Khôi phục bang Shan, phát biểu hôm nay tại cuộc gặp trực tuyến giữa 10 nhóm phiến...