Myanmar đã có 3 án tù giam vì vi phạm lệnh cách ly
Một tòa án địa phương ở Myanmar đã tuyên 3 án tù giam đối với 3 trường hợp vi phạm quy định cách ly của chính phủ nước này.
Trước tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Myanmar, chính phủ nước này đã tăng cường các biện pháp kiểm dịch. Myanmar cách ly bắt buộc trong 21 ngày đối với những người có lịch sử du lịch nước ngoài hoặc những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 gây bệnh và những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus.
Các khu vực đông dân cư ở quốc gia này như Yangon, Mandalay và Myawady đã áp đặt lệnh giới nghiêm trong khoảng thời gian từ 22h tối đến 4h sáng. Trong khi đó, các quan chức y tế và thực thi pháp luật của Myanmar đã tăng cường cảnh báo rằng những người vi phạm sẽ bị xử lý và đưa ra tòa.
Myanmar đang nỗ lực dập dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters)
Hôm nay (20/4), một tòa án địa phương ở Myanmar đã tuyên 3 án tù giam đối với 3 trường hợp vi phạm quy định cách ly của chính phủ nước này. Ba người vi phạm đã bị Tòa tuyên án mỗi người 6 tháng tù, trong số đó, có một cặp vợ chồng trẻ.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 20/4, Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số Myanmar thông báo các nhà máy, xí nghiệp trên toàn quốc sẽ được phép hoạt động trở lại phù hợp với các khuyến nghị và quy định của Bộ Y tế và Thể thao. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, từ ngày 20 đến 30/4, Bộ Y tế và Thể thao, Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số sẽ thành lập đội thanh tra phối hợp cùng các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra an toàn tại các nhà máy, xí nghiệp để cấp phép cho mở của hoạt động trở lại.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 17/4/2020, Tổng thống Myanmar U Win Myint đã ra sắc lệnh ân xá cho 24.896 tù nhân trên cả nước, đây là lệnh ân xá đặc biệt vì hòa bình, nhân đạo trong dịp tết năm mới Thingyan của người Myanmar. Đây cũng là đợt trả tự do cho các tù nhân với số lượng lớn nhất của Myanmar (năm 2019 là 9.353 tù nhân).
Theo ông U Zaw Htay, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống cho biết, do lo ngại dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong các nhà tù, nên chính quyền Myanmar đã cân nhắc, tính toán để trả tự do trước thời hạn cho đợt tù nhân lần này.
Về tình hình dịch bệnh Covid-19, theo thông báo từ Bộ Y tế và Thể thao Myanmar, tính đến thời điểm ngày 20/4, số ca nhiễm Covid-19 của nước này là 111 trường hợp, trong đó có 5 ca tử vong và 7 ca hồi phục./.
Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19
Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh.
Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Trong nhiều trường hợp, họ cũng tiêu hủy tiền. Những tờ tiền này chủ yếu đến từ khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, như bệnh viện.
Bảo tàng Louvre của Pháp tuần này cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. Họ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng, nhằm giúp nhân viên yên tâm trở lại làm việc, AP cho biết.
Trong khi đó, từ ngày 21/2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã cách ly số đôla từ châu Á trong 7 - 10 ngày. Họ sau đó sẽ xử lý và đưa chúng trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính.
Tiền tệ các nền kinh tế trên thế giới. Ảnh: Reuters
Mối lo về khả năng lây bệnh của tiền mặt ngày càng tăng khi hơn 100.000 người trên thế giới đã nhiễm, chủ yếu ở Trung Quốc. Dịch bệnh có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử - công nghệ vốn từ lâu vẫn không được chuộng bằng tiền mặt tại Mỹ, theo hãng nghiên cứu IDC.
Thanh toán di động và không chạm như Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay đang là các lựa chọn thay thế tiền mặt. Người mua chỉ cần điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng. "Cũng dễ hiểu vì sao họ muốn dùng điện thoại hay thẻ, vì không cần ký và không cần chạm vào thiết bị", Aaron Press - nhà nghiên cứu tại IDC cho biết.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chính sách để giảm tiếp xúc với bề mặt. Starbucks ngừng sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ. Instacart cũng ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà, nhằm giảm tiếp xúc người với người.
"Chúng ta đang phát tán vi sinh vật thông qua tiền mặt", Paul Matewele - Giảng viên Đại học London Metropolitan cho biết trên CNN, "Các nghiên cứu chỉ ra ở đây hiện diện những thứ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới".
Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học New York chỉ ra có nhiều loại vi sinh vật sống trên tiền mặt, kể cả virus gây các bệnh tương tự cúm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay sau khi cầm tiền và đặc biệt trước khi ăn cơm.
Trên thực tế, thẻ tín dụng cũng không thực sự vệ sinh hơn. Vi sinh vật vẫn có thể truyền sang thẻ tín dụng khi chuyền tay và sử dụng máy quẹt thẻ.
Press cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tiếp xúc bằng cách không yêu cầu ký khi thanh toán. Với các giao dịch giá trị thấp, như ly cà phê và sandwich, việc ký để tránh lừa đảo không có mấy ý nghĩa.
Trung Quốc vốn đang tiến tới xã hội không tiền mặt, từ trước khi dịch bệnh nổ ra. Theo eMarketer, gần 50% dân số nước này thanh toán di động trong quý II/2019. Một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần trước cho biết nước này sẽ tăng cường thanh toán di động để tránh tiếp xúc không cần thiết giữa người với người.
Dù nhiều người mua sẽ cảm thấy thoải mái hơn với hình thức thanh toán này, Matewele cho biết người dùng nên giữ vệ sinh cả điện thoại nữa. "Tôi cho rằng các dạng thanh toán điện tử sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, chúng ta cần vệ sinh điện thoại sau khi chạm vào các bề mặt khác", ông nói.
Theo VNE
Đại sứ Hàn mong Việt Nam không cách ly kỹ sư Samsung Đại sứ Park Noh-wan lo ngại Samsung có thể thiệt hại đến 10 tỷ USD nếu 1.000 chuyên gia Hàn Quốc tới Việt Nam bị cách ly nhằm ngăn nCoV. "Nếu các chuyên gia và kỹ sư của công ty Samsung vào Việt Nam và phải chịu cách ly, doanh nghiệp này có thể bị thiệt hại đến 10 tỷ USD", Đại sứ...