Myanmar có thể dùng máy bay “Made in China” nào ném bom sang Trung Quốc?
Myanmar là nước sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu “ Made in China” và rất có thể một chiếc trong số chúng đã ném bom nhầm sang Vân Nam, giết chết 4 và làm bị thương 9 người Trung Quốc.
Sau vụ “bom lạc” ở Vân Nam-Trung Quốc ngày 8-3 vừa qua, Naypydaw vẫn khăng khăng phủ nhận việc máy bay chiến đấu nước này đã ném bom nhầm sang đất láng giềng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định là máy bay của Myanmar là thủ phạm giết chết 4 và làm bị thương 9 người Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, thủ phạm chính là các tiêm kích MiG-29 mà không quân Myanmar mua của Nga. Trong khi đó, tờ Diplomat của Nhật đã nghi vấn “thủ phạm” của vụ dội bom này chính là cường kích Q-5 do Trung Quốc sản xuất và bán cho không quân nước này.
Tuy nhiên, giả thuyết về những chiếc máy bay Bắc Kinh bán cho Naypydaw đã ném bom lạc sang Vân Nam có lẽ phù hợp hơn, bởi những chiếc MiG-29 hiện đại nhất đang là xương sống trong lực lượng không quân nước này, mà số lượng của chúng chỉ vẻn vẹn có 30 chiếc, bảo vệ khắp đất nước.
Máy bay chiến đấu MiG-29 của không quân Myanmar
Hơn nữa, truy quét phiến quân không có lực lượng phòng không thì sử dụng những loại trực thăng tấn công và máy bay chiến đấu cổ lỗ sĩ (phần lớn là máy bay Trung Quốc) là đủ, không cần phải huy động đến những tiêm kích hiện đại như MiG-29.
Trải qua 63 năm phát triển, hiện không quân Myanmar đã trở thành một lực lượng khá mạnh trong khu vực với tổng quân số khoảng 15.000 người, được tổ chức theo cơ cấu đội hình một Bộ Tư lệnh không quân hợp nhất từ 15 phi đội máy bay chiến đấu, trinh sát, vận tải, huấn luyện, chống bạo loạn.
Theo tạp chí Military Balance của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), hiện nay lực lượng không quân Myanmar đang sở hữu khoảng 400 máy bay các loại, hiện đại nhất là 31 chiếc tiêm kích MiG-29 mua của Nga (1 chiếc bị rơi trong huấn luyện, còn 30 chiếc).
Máy bay huấn luyện Soko G-4 Super Galeb do Serbia và Yugoslavia hợp tác sản xuất trong biên chế không quân Myanmar
Video đang HOT
Đặc biệt là Myanmar có hơn 100 máy bay quân sự mua của Trung Quốc, bao gồm thế hệ tiêm kích J6, J-7, cường kích Q-5, máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 và một số loại máy bay vận tải.
Myanmar đã mua của Trung Quốc tổng cộng 36 chiếc máy bay cường kích Q-5 (tên NATO là Fantan), được cải tiến từ MiG-19 của Nga, do Công ty chế tạo hàng không Nam Xương phát triển. Hiện không quân nước này còn sử dụng khoảng 20 chiếc với tên gọi A-5.
Không quân Myanmar cũng đặt mua của Trung Quốc khoảng 60 chiếc (hiện đã nhận 12 chiếc) máy bay huấn luyện sơ cấp K-8 “Karakoram”, là sản phẩm của Công ty chế tạo hàng không Hồng Đậu. Khi cần, loại máy bay này có thể được trang bị thêm vũ khí để biến thành các tiêm kích hạng nhẹ.
Một loại máy bay huấn luyện cánh quạt của không quân Myanmar
Vào năm 2000, không quân Myanmar đã bắt đầu tiếp nhận 60 chiếc máy bay tiêm kích F-7 (phiên bản xuất khẩu của J-7 “Airguard”, được phỏng chế từ MiG-21 của Nga) từ Trung Quốc. Hiện không quân nước này đang còn sử dụng 30 chiếc, bao gồm 24 chiếc F-7M, 6 chiếc máy bay huấn luyện FT-7S (JL-7S).
Không quân Myanmar cũng mua một số lượng không rõ các tiêm kích J-6 “Farmer”, phiên bản Trung Quốc của chiếc tiêm kích MiG-19 “Farmer” Liên Xô. Hiện nay, theo một số nguồn tin không chính thức, không quân nước này vẫn đang sử dụng khoảng 12 chiếc J-6.
Không quân Myanmar cũng đang sử dụng 2 chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ Y-12 và 4 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 do Trung Quốc sản xuất từ phiên bản máy bay vận tải dòng Antonov An-12 của Liên Xô.
Sau đây là chùm ảnh các loại máy bay Myanmar mua của Trung Quốc:
Máy bay huấn luyện K-8
Máy bay huấn luyện chiến đấu FT-7S (JL-7S)
Máy bay tiêm kích đánh chặn F-7M, phiên bản xuất khẩu của J-7M
Máy bay chiến đấu J-6 được Trung Quốc phỏng chế từ chiếc MiG-19 của Liên Xô
Máy bay cường kích A-5, phiên bản xuất khẩu của Q-5 Trung Quốc
Máy bay vận tải hạng nhẹ Y-12
Máy bay vận tải hạng trung Y-8
Theo_An ninh thủ đô
Philippines tăng chi tiêu quốc phòng 29% năm 2015
Chính phủ Philippines ngày 30/07 đã trình lên quốc hội nước này kế hoạch chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2015. Theo đó, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 29%.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Chính phủ đã trình lên quốc hội tổng chi tiêu trong năm 2015 vào khoảng 2,6 nghìn tỷ peso (khoảng 59,9 tỷ USD), cao hơn 15,1% so với ngân sách năm 2014 (52,3 tỷ USD). Trong đó, chi tiêu quốc phòng vào khoảng 115,5 tỷ peso ( khoảng 2,66 tỷ USD), tăng 29% so với năm trước.
Trước đó, trong bài phát biểu hôm 28/7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cam kết tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines. Phía Philippines đã mua nhiều máy chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu tuần tra hải quân, máy bay trực thăng chiến đấu đa năng....
Ông Aquino cho biết, dự kiến vào năm 2015, Philippines sẽ sở hữu 2 trong số 12 máy bay huấn luyện/chiến đấu FA-50 mà nước này đặt mua của Hàn Quốc. Ngoài ra, Philippines sẽ tiếp tục mua sắm vũ khí trang bị như máy bay trực thăng chống ngầm, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay vận tải, hệ thống radar.
Trong lúc tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng, động thái trên của Philippines nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội để đối phó sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hương Giang
Theo Dantri/Xinhua
Nguyên nhân NATO khiếp vía trước "ông già" Tu-95MSM của Nga NATO liên tiếp điều chiến đấu cơ lên cảnh giới, ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Tu95MS của Nga. Tại sao họ lại sợ "ông già" này đến như vậy? Máy bay ném bom "đồ cổ" của Nga khiến NATO e ngại Chỉ tính từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay, máy bay chiến đấu NATO đã phải cất...