Myanmar bác bỏ việc Đại học Yale tố ‘diệt chủng người Rohingya’
Một báo cáo của đại học Yale của Mỹ cho biết có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Myanmar đang diệt chủng người Rohingya.
Đại học Yale cho rằng Myanmar diệt chủng người Rohingya – Ảnh: Reuters
Reuters hôm 30.10 cho biết trường đại học luật danh tiếng của Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá nghiên cứu của một nhóm những nhà hoạt động nhân quyền về người Rohingya, một tộc thiểu số người Hồi giáo sống phần lớn ở Mynamar và nhận thấy có những bằng chứng rất xác thực tộc người đang bị diệt chủng.
“Chúng tôi nghĩ rằng có những bằng chứng rất mạnh mẽ khẳng định rằng sự diệt chủng đang diễn ra (đối với người Rohingya)”, Katherine Munyan, một trong 4 sinh viên đã mất 8 tháng để tiến hành phân tích về báo cáo cùa 2 nhóm Fortify Rights và Al Jazeera, nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi đề nghị hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc triệu tập ủy ban để tiến hành điều tra về những sự tàn bạo xảy ra ở bang Rakhine (Myanmar)”, Tasmin Motala, một thành viên trong nhóm nghiên cứu phát biểu.
Tổ chức Fortify Rights chuyên hoạt động liên quan đến người Rohongya cho biết có khoảng 1 triệu người Rohingya không có đất sống phải sống tạm bợ ở bang Rakhine, và ít nhất 160.000 đã bỏ đi khỏi khu vực này từ năm 2012.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 4 hành động nhắm vào nhóm người này là thảm sát, hành hạ tinh thần và thể xác, bạc đãi và hạn chế sinh sản nhằm không cho nhóm tộc người này có cơ hội phát triển.
Nhóm nghiên cứu cho rằng quân đội Myanmar, cảnh sát và lực lượng biên phòng có trách nhiệm đối việc diệt chủng người Rohingya. Chính phủ Myanmar cũng có phần trách nhiệm liên đới về vấn đề này, theo nhóm nghiên cứu.
Reuters cho biết phía chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ở Myanmar chưa lên tiếng bình luận về những cáo buộc trên của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên Bộ trưởng Thông tin Myanmar, ông Ye Htut nói với trang thông tin địa phương Mizzima rằng chính phủ “phủ nhận hoàn toàn cáo buộc”.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hòa giải bất thành
Trong những ngày vừa qua, tại thành phố Srebrenica ở Bosnia đã có những nghi lễ tưởng niệm nhân dịp 20 năm ngày xảy ra vụ thảm sát người Hồi giáo ở đây.
Người dân Bosnia tưởng niệm tại khu mộ các nạn nhân trong vụ thảm sát cách đây 20 năm - Ảnh: Reuters
Ở châu Âu, đó là vụ thảm sát lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. 20 năm sau, chiến tranh đã chấm dứt và các nước trên bán đảo Balkan đã sắp xếp lại quan hệ với nhau, nhưng bất hòa giữa Serbia và Bosnia liên quan đến vụ việc vẫn chưa được hóa giải.
Hòa giải bất thành trước hết bởi bất đồng quan điểm về sử dụng khái niệm đối với vụ việc - là thảm sát hay diệt chủng? Chấp nhận và sử dụng khái niệm nào thì sẽ đi cùng với trách nhiệm phù hợp với khái niệm ấy đối với Serbia, Bosnia và cả Liên Hiệp Quốc.
Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc coi đó là diệt chủng. Bosnia muốn Serbia phải công nhận đó là diệt chủng. Cho tới nay, Serbia chưa sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi ấy. Mới rồi, trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Anh đưa ra với nội dung coi chuyện xảy ra ở Srebrenica là diệt chủng. Chừng nào chưa có sự đồng thuận quan điểm về thực chất vụ việc thì chắc chắn chưa thể có được hòa giải.
Hòa giải còn bất thành vì phía Bosnia năm nay đã không chấp nhận thiện ý của chính phủ Serbia. Ông Aleksandar Vusic là Thủ tướng Serbia đầu tiên tới dự lễ tưởng niệm nạn nhân ở Srebrenica và đã bị dân Bosnia ném đá, la ó xua đuổi. Người dân Bosnia vẫn còn quá cố chấp, trong khi chính phủ Serbia vẫn còn quá dè dặt và bên nào cũng có lý do chính đáng của họ. Chỉ có điều càng hóa giải chuyện này bao nhiêu thì càng có lợi cho cả hai nước bấy nhiêu trong quan hệ láng giềng cũng như trong hội nhập thực sự vào EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Giải mã sự tàn bạo của Hitler Bệnh Parkinson có thể đóng vai trò chủ chốt trong thất bại thời chiến của Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler. Một số nhà khoa học cho rằng Hitler bị bệnh Parkinson Trong nghiên cứu gây tranh cãi vừa đăng trên chuyên san World Neurosurgery, trưởng nhóm Raghav Gupta và đồng sự ở Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho rằng căn bệnh liên...