Mỹ xuất hiện nhiều ổ dịch Covid-19 mới đáng lo ngại
Trong khi New York vẫn là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở Mỹ, người Mỹ đang phải chuẩn bị cho tình trạng tồi tệ hơn ở những ổ dịch mới, khi hàng nghìn ca nhiễm đang được báo cáo ở New Orleans, Chicago, Detroit, Boston.
Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về các ca nhiễm Covid-19 với hơn 100.000 người mắc bệnh.
Khi số ca nhiễm virus corona ở Mỹ được xác nhận vượt quá 100.000, một số thành phố lớn của nước này đang nổi lên như những “ổ dịch” tiềm tàng đáng lo ngại.
Trong khi New York vẫn là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở Mỹ, người Mỹ đang chuẩn bị cho tình trạng tồi tệ hơn ở những “ổ dịch” khác, với số lượng các ca nhiễm tăng mạnh được báo cáo ở New Orleans, Chicago, Boston và Detroit.
Tính đến 27/3, số ca nhiễm Covid-19 ở các ổ dịch mới của Mỹ được ghi nhận như sau Detroit 2.622 trường hợp, Boston 2.227 trường hợp và Chicago 1.862 trường hợp.
Tại thành phố lớn thứ 2 của Mỹ, Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti cho biết, sự gia tăng của các ca nhiễm mới đang đưa khu vực Nam California đi theo hướng giống hệt thành phố New York trong 5 ngày tới.
Theo Hindustan Times, New Orleans đã vội vã xây dựng một bệnh viện dã chiến vào thứ Sáu 27/3 khi những ca nhiễm virus corona mới tăng vọt.
“Chúng tôi chưa vượt qua chuyện này, thậm chí chưa đi được nửa đường”, ông Joseph Kanter, quan chức Y tế ở Louisiana, nơi đã ghi nhận hơn 2.700 ca nhiễm virus corona mới, tăng gấp hơn 5 lần so với 1 tuần trước cho biết.
Trung tâm Hội nghị Ernest N. Morial rộng lớn của New Orleans, dọc theo sông Mississippi, đã được chuyển đổi thành một bệnh viện dã chiến lớn khi các quan chức bang này chuẩn bị cho khả năng hàng nghìn bệnh nhân nhiễm Covid-19 tràn vào các cơ sở chăm sóc y tế.
Tại New York, nơi có hơn 44.000 ca nhiễm virus corona trên toàn nước Mỹ cho biết, số người nhập viện đã vượt qua con số 6.000 vào thứ Sáu 27/3, gấp đôi so với 3 ngày trước đó.
Thống đốc Andrew Cuomo đã kêu gọi bổ sung thêm 4.000 giường bệnh tạm thời trên khắp thành phố New York, và chuyển đổi Trung tâm Hội nghị Jacob K. Javits thành một bệnh viện tạm thời.
Tiến sĩ John Brooks thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cảnh báo người Mỹ vẫn còn sống trong giai đoạn đại dịch tăng tốc và tất cả các khu vực ở Mỹ đều có nguy cơ bùng phát dịch.
Hơn 590.000 người đã nhiễm virus corona trên toàn thế giới và khoảng 26.000 người đã chết. Trong khi Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về các ca nhiễm Covid-19, có 5 quốc gia đã có số người chết vượt quá 1.500 người bao gồm: Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Iran và Pháp.
Covid-19 là 'thảm họa của một thế hệ' tại New Orleans
New Orleans - thành phố nổi tiếng với nhạc jazz và cuộc sống về đêm ở bang Louisiana, giờ trở thành một trong những ổ dịch lớn nhất tại Mỹ.
Đại lộ nhộn nhịp Bourbon của khu phố Pháp ở New Orleans những ngày qua yên tĩnh đến lạ thường. Những tiếng nhạc xập xình khi thành phố lên đèn nay biến mất, các quán bar và nhà hàng cũng đóng cửa.
Các chuyên gia y tế và quan chức địa phương tin rằng, Mardi Gras - bữa tiệc đường phố được tổ chức từ tháng 2 và kéo dài hàng tháng trời là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự lây lan chóng mặt ca mắc Covid-19 tại thành phố hơn 400.000 dân này.
Những người tham gia lễ hội Mardi Gras tụ tập trên con phố Bourbon hôm 20/2. (Ảnh: NYT)
Collin Arnold, Giám đốc Cơ quan An ninh và tình trạng khẩn cấp của New Orleans gọi đợt dịch này là "thảm họa của một thế hệ". Ông tin rằng, Mardi Gras là nguồn cơn dẫn đến tốc độ tăng ca mắc Covid-19 cao hơn bất cứ khu vực ở Mỹ của Louisiana.
" Chúng tôi có hơn 1,5 triệu người trong thành phố, bao gồm cả du khách quốc tế. Tất cả đều tham dự vào các cuộc diễu hành hàng ngày", ông Collin cho hay.
" Mardi Gras là cơn bão hoàn hảo cho sự lây lan của virus này", Rebekah Gee, cựu quan chức y tế của Louisiana cho biết, đồng thời nhấn mạnh mọi người từ khắp nơi trên thế giới tới đây tham dự lễ hội này.
" Mọi người ném hạt, chia sẻ đồ uống", bà Gee nói về truyền thống những người ngồi trên phao nổi ném chuỗi hạt nhựa vào đám đông.
"Họ không chỉ ném hạt, họ có thể đã ném cả virus corona", bà Gee cho hay.
Louisiana ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào ngày 9/3, khoảng 2 tuần sau khi lễ diễu hành đường phố cuối cùng của Mardi Gras kết thúc vào ngày 25/2.
Tiểu bang miền Nam nước Mỹ hiện ghi nhận 2.305 ca bệnh và 83 trường hợp thiệt mạng. Chỉ tính riêng New Orleans đã có tới 997 ca bệnh và 46 người chết.
Đường phố vắng bóng khách du lịch tại New Orleans. (Ảnh: WWNO)
Ngay sau khi các ca mắc Covid-19 đầu tiên được xác nhận, chính quyền Louisiana ra lệnh đóng cửa hàng loạt quán bar và nhà hàng. Trong những ngày đầu tiên thông báo này được đưa ra, cảnh sát phải triển khai lực lượng để giải tán các đám đông tụ tập trên đường phố.
Ông Collin cho biết, hầu hết người dân New Orleans tuân thủ khuyến cáo ở nhà tránh dịch nên trong nhiều ngày gần đây, các con phố trở nên trống rỗng.
Trong khi đó, tại các bệnh viện, nhân viên y tế phải vật lộn trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng máy thở và thiết bị bảo hộ.
"Nếu bạn thấy tình trạng ở Tây Ban Nha và Italy tồi tệ thế nào thì tình hình ở đây cũng đang trên đà phát triển như vậy", Tiến sĩ Gary Wagner tới từ Đại học Louisiana cho hay.
Thống đốc Louisiana John Bel Edwards dự báo nhu cầu về giường bệnh và máy thở của New Orleans có thể bị quá vào đầu tháng 4.
" Dịch bệnh bắt đầu và bạn nghĩ rằng mình ổn. Sau đó, nó bắt đầu tăng lên một chút, rồi tăng theo cấp số nhân. Đó là những gì đang xảy ra ở New Orleans bây giờ", Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ nhận định.
Video: Không để bệnh viện trở thành ổ dịch lây nhiễm
Trong số những người mắc Covid-19 ở Louisiana có Sean Payton, Huấn luyện viên của đội New Orleans Saints - Nhà vô địch Giải bóng bầu dục Mỹ Super Bowl mùa giải năm 2010.
Payton sau khi hồi phục tới Đài phát thanh địa phương kêu gọi người dân New Orleans tuân thủ "cách ly xã hội".
"Cứ tưởng tượng mỗi người đều cầm trên tay "quả lựu đạn" (Covid-19). Vậy nên cần tránh xa mọi người", Payton nói.
Anh tin rằng, New Orleans đã từng phải trải qua rất nhiều thảm họa và " thành phố này rất cứng cỏi, kiên cường và sẽ sớm vượt qua cuộc khủng hoảng này".
SONG HY (Nguồn: Straits Times)
'Đằng nào cũng chết' và thái độ bàng quan trước đại dịch trên đất Mỹ Bất chấp lệnh hạn chế tụ tập trên toàn quốc, nhiều người dân Mỹ vẫn ra đường, háo hức với kỳ nghỉ dường như vô thời hạn và trốn chạy trách nhiệm xã hội khi dịch bệnh đang tràn lan. Một địa điểm leo núi ở phía đông hẻo lánh của dãy Sierra Nevada thuộc thành phố Bishop, California, Mỹ chật kín người...