Mỹ xót xa, Nga lấn át
Nga bị cáo buộc đã tiến hành không kích tiêu diệt thủ lĩnh phiến quân ở Syria nhằm giành toàn quyền ra quyết định.
Đổ lỗi cho Nga?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố rằng tiến trình đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng Syria có thể trở nên phức tạp sau khi Zahran Alloush – thủ lĩnh nhóm Jaish al-Islam ở Syria bị tiêu diệt.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/12 tại Washington, ông Toner nói: “Đòn đánh vào Alloush và nhóm Jaish al-Islam, cũng như hoạt động tấn công các nhóm đối lập khác, trên thực tế đang gây phức tạp cho nỗ lực tiến hành đàm phán chính trị và lệnh ngừng bắn chung”.
Zahran Alloush – thủ lĩnh nhóm Jaish al-Islam
Ông Toner cũng lưu ý rằng Mỹ “không ủng hộ Jaish al-Islam và đặc biệt quan ngại về hành vi của các băng nhóm trên chiến trường”.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cố “vớt vát” rằng nhóm Jaish al-Islam “đã ủng hộ tiến trình chính trị chấm dứt xung đột ở Syria và đang chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)”.
Ông này dẫn chứng rằng Jaish al-Islam đã tham gia hội nghị của phe đối lập Syria được tổ chức tại thủ đô Riyadh ( Saudi Arabia) và sẵn sàng tham dự các cuộc đàm phán với Chính phủ Syria.
Phát biểu của Mỹ được đưa ra sau khi Zahran Alloush đã thiệt mạng hôm 25/12 trong vụ không kích của Không quân Syria. Quân đội Syria chính thức lên tiếng xác nhận thông tin này, trong khi đó truyền thông phương Tây và khu vực lại cho rằng Nga đã không kích tiêu diệt Alloush.
Thêm kẻ đặt điều?
Tờ Ha”aretz” của Israel mới đây đưa ra nhận định cuộc không kích chính xác gần Damascus tiêu diệt Alloush là do Nga tiến hành. Đây là thủ lĩnh của một trong những nhóm nổi dậy mạnh nhất chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo tờ báo Israel, cuộc không kích là bằng chứng nữa cho thấy Moskva muốn toàn quyền ra quyết định về tương lai chính trị của Syria.
Video đang HOT
Theo đó, động thái này của Nga nhằm gửi đi hai thông điệp: Moskva sẽ không cho phép các chiến binh Hồi giáo nắm vai trò chủ chốt trong chính phủ Syria tương lai cũng như sẽ không để cho Saudi Arabia hoặc Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hòa bình.
Máy bay chiến đấu của Nga ở Syria
Tờ báo của Israel viết rằng Zaharan Alloush cùng với những chỉ huy hàng đầu thuộc các nhóm chiến binh đối lập Hồi giáo khác đã bị thiệt mạng do trúng tên lửa của không quân Nga khi đang tiến hành cuộc họp tại đại bản doanh ở khu vực phía Đông Ghouta, ở Đông Bắc Damascus.
Alloush, con trai của một giáo sĩ có ảnh hưởng người Saudi Arabia thuộc dòng Hồi giáo cực đoan Salafi, đã gây được sự chú ý trong số các chỉ huy nổi dậy nhờ các kỹ năng về quân sự.
Trong khoảng thời gian chưa đến 4 năm, ông này đã xây dựng một lực lượng quân sự và tập hợp được hơn 50 nhóm chiến binh dưới một tổ chức tập trung duy nhất, biến đội quân Hồi giáo này thành một trong những nhóm có ảnh hưởng nhất trong phe đối lập ở Syria.
Đội quân này có hơn 20.000 người với 26 chi nhánh trên khắp Syria. Năm 2014, nhóm này sáp nhập với Mặt trận Hồi giáo – đại diện cho hầu hết các nhóm chiến binh và phong trào Hồi giáo đang chiến đấu chống chính quyền Assad, và thay thế bằng một hệ thống cai trị Hồi giáo.
Bất chấp chủ trương tôn giáo cực đoan, lực lượng này được xem là một trong những nhóm “Hồi giáo ôn hòa” mà Mỹ tuyên bố sẵn sàng hợp tác.
Theo_Báo Đất Việt
Đối tượng mới của Nga nguy hiểm gấp bội IS
Hiện nay, đối tượng chính mà Nga cần tiêu diệt ở Syria là "Đội quân Chinh phục" (Jaish alFatahArmy of Conquest), mà trọng tâm là AlNusra Front và Ahrar alSham.
Nga thả FSA, diệt Ahrar al-Sham và Mặt trận Al-Nusra
Sở dĩ Nga muốn tiêu diệt "Đội quân Chinh phục" bởi đây là một liên minh giữa al-Qaeda và các nhóm đối lập Syria theo dòng Sunni, chống chính phủ người Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad (một nhánh của dòng Shia của người Shiite), có quân số lên tới hơn 70.000 quân.
Quân số lớn nhất trong liên minh này là Quân đội Syria tự do (FSA) với gần 35.000 quân, phong trào Ahrar al-Sham (Nhân dân Syria Tự do) có gần 15.000 quân và Mặt trận Al-Nusra (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) là hơn 10.000 quân.
al-Nusra nguy hiểm hơn IS
Ngoài ra, còn có hơn chục tổ chức khủng bố nhỏ lẻ khác dưới trướng 3 tổ chức lớn này.
Tuy nhiên, trong Liên minh giữa các phần tử al-Qaeda và phe đối lập Syria này, trọng tâm tiêu diệt của Nga là al-Nusra và Ahrar al-Sham chứ không phải là Quân đội Syria Tự do, mặc dù có quân số lớn gấp 3 lần 2 nhóm kia, lại còn được Mỹ huấn luyện, cung cấp vũ khí.
Mặt trận al-Nusra, chủ yếu là các tay súng Syria, bắt đầu nổi lên khi chiếm được vùng lãnh thổ quan trọng tại miền bắc Syria vào năm 2014, sau khi đánh bại các nhóm nổi dậy khác.
Còn Ahrar al-Sham hiện là một trong những nhóm vũ trang chống chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad mạnh mẽ nhất, Nga không muốn nhóm này đóng vai trò lớn trong tiến trình hòa giải dân tộc, nên Moscow khăng khăng đòi liệt nhóm này vào danh sách khủng bố, loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Tuy nhiên, một vấn đề nguy hiểm hơn mà Nga phải đối phó, nếu muốn triệt hạ các phe phái đối lập Syria, giữ vững chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, là việc các nước Ả Rập theo dòng Sunni đang hết sức đạo diễn để biến Mặt trận al-Nusra từ "vai ác" sang "vai thiện".
Ảnh đại diện-không quân Nga
Và quả nhiên là theo thông tin mới nhất, Mỹ và một số quốc gia vùng Vịnh mà đầu tàu là Qatar và Saudi Arabia đã hối thúc Mặt trận Al-Nusra tách ra khỏi tổ chức khủng bố al-Qaeda, nhằm đưa nhóm khủng bố này trở thành một phe đối lập rất mạnh ở Syria.
Đây là điều hết sức nguy hiểm trong việc nỗ lực ngăn khủng bố đội lốt các tổ chức "đối lập ôn hòa" của Nga.
Do đó, trong thời gian qua, Moscow đã ra sức lôi kéo FSA ra khỏi sự ảnh hưởng của "Đội quân Chinh phục" và đã có những hỗ trợ nhất định cho lực lượng này nhằm trước hết là phá vỡ mối dây liên kết trong liên minh, hai nữa là tạo sự so sánh giữa 2 bên để liệt 2 tổ chức trên vào danh sách khủng bố.
Al-Nusral trước đây chính là một nhánh con của ISIL
Tuy các chỉ huy cao cấp của al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo có thể kình chống nhau, nhưng hai tổ chức khủng bố này có rất nhiều điểm tương đồng và về bản chất là có chung cội nguồn. Nói cách khác, trước khi Mặt trận al-Nusra và IS bắn giết lẫn nhau, al-Nusra thực chất là còn là một nhánh của ISIL.
Một số thủ lĩnh hàng đầu của Mặt trận al-Nusra hiện nay từng là thành viên của nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông" (ISIL-tiền thân của IS hiện nay), khi hàng chục nghìn binh lính Mỹ vẫn còn ở Iraq.
Nhóm phiến quân Ahrar al-Sham
Abu Mohammad al-Jolani, lãnh đạo al-Nusra, từng được Abu Bakr al-Baghdadi phân công mở một chi nhánh ISIL ở Syria để tận dụng môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi khi nội chiến leo thang.
Ali Abdallah Musa al-Juburi và Anas Hasan Khattab, hai thủ lĩnh của IS bị lọt vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ năm 2012, là hai kẻ giúp hình thành Mặt trận al-Nusra ở Syria.
Nếu nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo khét tiếng qua các hành động chặt đầu kẻ thù, chôn vùi tù nhân trong các ngôi mộ tập thể và đánh bại quân đội Iraq ở các thành phố lớn Mosul và Ramadi, nhóm Jabhat al-Nusra lại tập trung vào các hoạt động chống lại quân đội, chính phủ Syria.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi đánh bom tự sát và giết người như ngóe cũng là chiến thuật ưa thích của nhóm khủng bố al-Nusra.
Trên thực tế, nhóm thánh chiến Mặt trận al-Nusra (Jabhat al-Nusra) là "cùng một giuộc" với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, không từ một thủ đoạn nào chống những người bị chúng coi là "dị giáo" và đã phạm phải một loạt tội ác dã man không kém gì phiến quân IS.
Al-Nusra đối xử với với đối thủ và các tù nhân cũng dã man tàn bạo không kém nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Chặt đầu, tra tấn, hãm hiếp, ném đá và hành hình công khai... chính là cách hành xử của cái gọi là Mặt trận al-Nusra - chi nhánh của al-Qaeda và cũng là một quái thai của ISIL.
Theo_Báo Đất Việt
Syria học Israel, không kích diệt thủ lĩnh phiến quân Jaish al-Islam Không quân Syria vừa không kích vùng ngoại ô Damascus tiêu diệt thủ lĩnh nhóm phiến quân thân IS lớn nhất khu vực thủ đô là Jaish al-Islam (Mặt trận Hồi giáo). Hôm 26-12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một thủ lĩnh tối cao của nhóm phiến quân Jaish al-Islam, được cho là có đường lối đi theo tổ chức khủng bố...