Mỹ xoa dịu Trung Quốc sau nghị quyết Biển Đông
Sau nghị quyết Biển Đông lên án Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong cuộc điện đàm ngày 15/7 (giờ Việt Nam), ông Obama khẳng định muốn xây dựng quan hệ Mỹ-Trung theo hướng hợp tác thực chất và cùng quản lý các khác biệt.
Ông Obama cho rằng hai bên cần duy trì liên lạc và hợp tác để đảm bảo CHDCND Triều Tiên giải trừ hạt nhân.
Mỹ vội xoa dịu Trung Quốc sau nghị quyết Biển Đông
Ông Obama và ông Tập cũng thảo luận các nỗ lực quốc tế nhằm đạt một thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran.
Nhà Trắng cho rằng cuộc thảo luận đã đạt được những “tiến bộ quan trọng”. Trong khi đó, ông Tập nói hai nước cần thắt chặt hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ dường như hàm chứa mục đích xoa dịu Trung Quốc sau cú “vỗ mặt” là nghị quyết về Biển Đông mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua ngày 10/7.
Nghị quyết đã lên án việc gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Dù phía Trung Quốc chưa có phản ứng về nghị quyết này, tuy nhiên đó chẳng phải là điều Trung Quốc mong đợi.
Đó là chưa kể đến Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung vừa kết thúc mà không hề có bước đột phá nào khi cả hai bên Mỹ, Trung Quốc đều bảo lưu quan điểm của mình.
Làm Trung Quốc mếch lòng nhưng Mỹ thừa hiểu hai nước có những lợi ích không thể tách rời. Bản thân Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ lên tới hơn 1.300 tỷ USD, tính đến tháng 11/2013.
Chính vì thế, chiêu bài “vừa đấm vừa xoa” đang được Mỹ áp dụng triệt để.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Tập Cận Bình 'bới' lại tội ác của Nhật Bản để kích động Hàn Quốc
Hôm 4/7, trong ngày thứ hai tới thăm Seoul, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ lịch sử quân sự hung bạo của Nhật Bản đối với Trung Quốc và Hàn Quốc trong quá khứ.
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra chỉ sau vài ngày Nhật Bản quyết định sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp và cho phép thi hành "phòng vệ tập thể". Theo đó, quân đội Nhật Bản sẽ được phép tham chiến, giúp đỡ các đồng minh trong trường hợp những quốc gia này bị tấn công.
"Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật Bản đã tiến hành những cuộc chiến tranh hung ác chống lại người dân Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm trọn Hàn Quốc và xâm chiếm một nửa lãnh thổ Trung Quốc", tờ Aljazeer dẫn lời ông Tập phát biểu tại Đại học Quốc gia Seoul vào sáng nay (4/7).
Rõ ràng, việc "bới móc" lại những vấn đề quá khứ của Nhật Bản khi đi thăm Hàn Quốc là hành động rất có chủ ý của ông Tập Cận Bình. Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang tồn tại việc tranh chấp đối với quần đảo Dokdo/Takeshima đồng thời Hàn Quốc cũng chưa hoàn toàn quên chuyện cũ của quân đội Nhật Bản.
Trung Quốc đang bị cô lập trên trường quốc tế bởi những hành động hung hăng, coi thường luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Trung Quốc đang tiến tới thiết lập mối quan hệ thân thiết với Hàn Quốc, đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc ông Chủ tịch Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc trước khi tới Triều Tiên cũng đã khiến quốc gia cô lập phần nào cảm thấy "bị hắt hủi".
Một trong những nội dung chính được ông Tập đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm 2 ngày tới Seoul là chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đồng thời nhấn mạnh việc "giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên".
Hiện nay, cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên đều đang vướng phải hàng loạt những tranh cãi chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Điển hình, mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo đã bị đẩy xuống mức rất thấp do chính phủ hai nước tranh cãi về sự thống trị của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 - 1945.
Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng không ít lần dậy sóng liên quan tới cuộc chiến giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang nằm dưới sự quản lý của Tokyo.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Al Jazeera, một công ty truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera, đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế sau vụ khủng bố 11/ 9 nhờ một kênh truyền hình chuyên đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan.
Theo Infonet
Obama nghi ngờ có người bỏ cocaine vào bánh của mình Tổng thống Mỹ Barack Obama trở thành tâm điểm chú ý của báo chí Mỹ sau khi ông lỡ nói đùa về việc ông và gia đình sử dụng ma túy loại nặng. Người đứng đầu Nhà Trắng phỏng đoán là ma túy được bỏ vào thức ăn, cụ thể là món tráng miệng yêu thích của ông. Tổng thống Mỹ Obama Tuyên...