Mỹ xem xét trao “thanh kiếm” tấn công cho Nhật Bản
Việc Mỹ trang bị vũ khí tấn công hiện đại cho quân đội Nhật để sử dụng sức mạnh ở nước ngoài có thể khiến Trung Quốc nổi giận.
Ngày 10/9, các quan chức Nhật Bản cho hay Mỹ đang xem xét khả năng trang bị các loại vũ khí tấn công hiện đại để cho phép Nhật Bản có thể sử dụng sức mạnh quân sự ở ngoài phạm vi biên giới của mình, một động thái có thể sẽ khiến Trung Quốc nổi giận.
Từ trước tới nay, trong mối quan hệ đồng minh giữa hai nước, Mỹ luôn coi Nhật Bản là một “tấm khiên” phòng thủ, còn Mỹ là “thanh kiếm” để tấn công kẻ thù trong trường hợp nước Nhật bị đe dọa. Tuy nhiên, với động thái trên, có vẻ như Mỹ đang muốn trao “thanh kiếm” vào tay Nhật để nước này thể hiện sức mạnh quân sự nhiều hơn.
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung trên biển
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang lên cao khi dịp kỷ niệm 2 năm ngày Nhật quốc hữu hóa nhóm đảo tranh chấp Senkaku trên biển Hoa Đông đang đến gần. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ người Nhật có cái nhìn không thiện cảm với Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 93%.
Hiện Tokyo vẫn đang thảo luận với Washington về thỏa thuận trang bị vũ khí tấn công này để giúp Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự cho một đất nước vốn chưa từng nổ một phát súng tấn công nào kể từ sau Thế Chiến 2.
Các chuyên gia quốc phòng cho hay việc tăng cường năng lực tấn công sẽ buộc Nhật phải thay đổi học thuyết quân sự nặng về phòng thủ của mình và chi hàng tỉ USD để mua sắm các hệ thống tên lửa tấn công, chẳng hạn như tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm giống Tomahawk của Mỹ.
Trong thời gian gần đây, mặc dù quân đội Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn bị bó buộc trong các điều khoản của bản hiến pháp hòa bình. Hiện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang sở hữu hàng chục tàu chiến, 16 tàu ngầm và 3 tàu chở trực thăng cùng một loạt tàu chiến khác đang được đóng. Nhật Bản cũng đang mua 42 chiến đấu cơ tàng hình F-35 để nâng cao năng lực chiến đấu trên không.
Các binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Việc biến quân đội Nhật Bản thành một lực lượng mạnh về tấn công hơn là chính sách cốt lõi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thể hiện bằng việc nội các nước này thay đổi cách giải thích hiến pháp để có thể đưa quân ra nước ngoài tham chiến.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia phân tích, việc Nhật Bản muốn được Mỹ trao “thanh kiếm” tấn công có thể khiến Trung Quốc giận dữ. Trước đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố rằng họ có quyền lo ngại về bất cứ động thái tăng cường sức mạnh quân sự nào của Nhật Bản.
Vì vậy, để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc, hiện Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thảo luận vấn đề “trao kiếm” trên trong các cuộc gặp chính thức, và hiện Mỹ vẫn chưa bày tỏ lập trường rõ ràng về vấn đề này.
Một quan chức giấu tên của Nhật Bản cho hay Tokyo sẽ cố gắng đưa ra kết luận cuối cùng về thỏa thuận này trong vòng 5 năm tới, và sau đó sẽ bắt đầu mua sắm các loại vũ khí tấn công để phục vụ cho học thuyết quân sự mới của mình.
Hồi năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rằng “khả năng tấn công các căn cứ quân sự chiến lược của kẻ thù ở nước ngoài” cũng chính là một phương án tự vệ mà quân đội Nhật Bản cần thực hiện.
Theo Khampha
Nhật khoe sức mạnh trong tập trận bắn đạn thật gần núi Phú Sĩ
Nhật Bản đã huy động nhiều loại khí tài như xe tăng, pháo, trực thăng và hàng trăm binh sĩ cho cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật thường niên quy mô lớn gần núi Phú Sĩ, bắt đầu từ hôm qua 19/8.
Cuộc tập trận mang tên "Sức mạnh Hỏa lực" được tổ chức tại khu vực huấn luyện Higashifuji, dưới chân núi Phú Sĩ, tại thành phố Gotemba, phía tây Tokyo.
Đây là cuộc tập trận quy mô lớn thường niên của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Giới chức quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận nhằm đẩy lùi một cuộc xâm lược giả định nhằm vào các đảo hẻo lánh của nước này.
Một thành viên của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản phóng tên lửa chống tăng vác vai trong một hoạt động diễn tập.
Tập trận "Sức mạnh Hỏa lực" năm nay có sự tham gia của 2.300 binh sĩ, 20 máy bay, 80 xe tăng và xe bọc thép, cùng các thiết bị quân sự khác.
Xe tăng nã pháo vào mục tiêu giả định.
Hàng loạt trực thăng và xe tăng tham gia diễn tập tại khu huấn luyện Higashifuji.
Quân đội Nhật muốn chứng tỏ khả năng bảo vệ các đảo trong bối cảnh vai trò của lực lượng này được mở rộng cả ở trong và ngoài nước dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Cuộc tập trận cũng thu hút sự chú ý giữa lúc căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc gia tăng vì các tranh chấp lãnh thổ.
Trực thăng AH-1S phóng tên lửa chống tăng.
Cuộc tập trận kéo dài tới ngày ngày 24/8.
Đông đảo người dân tới xem cuộc tập trận.
Toàn cảnh khu vực huấn luyện Higashifuji dưới chân núi Phú Sĩ.
An Bình
Theo Dantri/AFP, AP
Nhật tập trận núi Phú Sỹ sau khi thay đổi hiến pháp Các binh lính Nhật Bản ngày 19/8 vừa bắt đầu tham gia vào cuộc tập trận Fire Power tại chân núi Phú Sỹ. Các binh lính Nhật Bản ngày 19/8 vừa bắt đầu tham gia vào cuộc tập trận Fire Power tại chân núi Phú Sỹ. Theo dó, các quan chức thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (IDF) cho hay, cuộc tập...