Mỹ xem xét tiến độ thiết lập các quy tắc riêng cho taxi bay
Văn phòng Tổng thanh tra, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ vừa cho biết họ sẽ xem xét tiến độ của các cơ quan quản lý trong việc thiết lập cơ sở chứng nhận taxi bay.
Các khoản lợi nhuận từ Hàng không cơ động đô thị (Urban Air Mobility), hay máy bay tự động hóa cao được thiết kế để hoạt động trong khu vực đông dân cư nhằm vận tải hành khách (taxi bay) và hàng hóa, đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này tạo ra những thách thức an toàn mới và phức tạp cho Cục Hàng không Liên bang Mỹ ( FAA). Do đó, cơ quan giám sát cho biết hiện họ đang xem xét các đơn đăng ký chứng nhận máy bay eVTOL.
Lĩnh vực này bao gồm máy bay sử dụng động cơ điện để cất cánh, bay lơ lửng và hạ cánh thẳng đứng. Những máy bay này thường chỉ có một phi công và chở một vài hành khách.
Mỹ xem xét tiến độ thiết lập quy tắc riêng cho taxi bay của FAA
FAA cho biết “sẽ hợp tác toàn diện với Văn phòng kiểm toán của Tổng thanh tra và mong muốn được cung cấp thông tin về công tác an toàn rộng rãi của chúng tôi trong lĩnh vực này”. Khi nêu rõ những thách thức đối với FAA, văn phòng tổng thanh tra lưu ý rằng quy định hiện hành về chứng nhận máy bay đang được sử dụng “vẫn chủ yếu dành cho các máy bay nhỏ truyền thống có phi công trên máy bay, trong khi máy bay eVTOL có thể hoàn toàn tự vận hành”.
Theo Reuters, các nhà sản xuất ô tô và hàng không lâu đời như Boeing, Embraer, Airbus, United Airlines, Toyota Motor Corp và Stellantis nằm trong số các công ty rót tiền đầu tư vào lĩnh vực eVTOL.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley năm ngoái ước tính thị trường tiềm năng cho eVTOL có thể đạt giá trị 1 nghìn tỉ USD vào năm 2040, với giả định các kết quả pháp lý thuận lợi. Nhưng họ cho biết rủi ro pháp lý là một trong những rủi ro bị đánh giá thấp nhất đối với lĩnh vực này do các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, khi các eVTOL hoạt động trong môi trường đô thị dày đặc, cũng như các mối lo ngại về tiếng ồn và ô nhiễm.
FAA tuần trước cho biết cơ quan này và các nhà chức trách hàng không dân dụng của Vương quốc Anh có một loạt các cuộc thảo luận “tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra chứng nhận và xác nhận máy bay mới dành riêng cho eVTOL, bao gồm sản xuất, chứng nhận máy bay trong tình trạng tốt và có thể tiếp tục hoạt động (continued airworthiness), hoạt động và cấp phép nhân sự”.
Tại một số đất nước phát triển, taxi bay đã được thử nghiệm trong thời gian gần đây. Một số nước thậm chí đã có kế hoạch đưa vào hoạt động loại hình này, có thể kể đến như Trung Quốc, Pháp hay Singapore.
Sự thật điên rồ: Elon Musk không phải người tạo ra Tesla, sau khi rót tiền vào đây ông đã sa thải gần hết bộ máy chủ chốt, trở thành Chủ tịch kiêm CEO
Superman Elon Musk thực chất không phải người tạo ra "công ty ô tô quan trọng nhất thế giới" Tesla.
Công ty khởi nghiệp ô tô thành công nhất được thành lập từ 111 năm trước. Đó là Ford. Còn Tesla thì sao, công ty mới thành lập được gần 20 năm hiện đang ngày càng bành chướng và được ưa thích. Giá trị thị trường của họ hiện đạt gần 1.000 tỷ USD. Morgan Stanley từng gọi đây là "Công ty ô tô quan trọng nhất trên thế giới" và một khảo sát rộng rãi năm 2014 cho thấy mẫu xe Model S của Tesla là "Chiếc xe được yêu thích nhất tại Mỹ".
Video đang HOT
Vậy làm thế nào Tesla có thể phát triển mạnh mẽ trong thị trường nơi mà nhiều hãng khác đã thất bại?
Ai cũng nghĩ Tesla được tạo ra bởi CEO đại tài Elon Musk, đồng sáng lập PayPal. Tuy nhiên sự thật điên rồ hơn thế. Tesla là sản phẩm trí óc của một nhóm kỹ sư ở thung lũng Silicon.
CHIẾC XE CÔNG NGHỆ CAO ĐẦU TIÊN
Vào mùa hè năm 2004, nhà thiết kế sản phẩm có tên là Malcolm Smith nhận một cuộc điện thoại từ Martin Eberhard - một người ông từng làm việc cùng. "Tôi không thể nói cho bạn biết chúng ta đang làm gì. Tuy nhiên, tại sao bạn không đến và xem chiếc xe ô tô mà tôi có", Eberhard nói.
Sau đó Smith đã đến văn phòng nhỏ của Eberhard tại Menlo Park, California. Tại đây, Eberhard cùng các cộng sự đã nói về một kế hoạch kinh doanh táo bạo và một vài chi tiết kỹ thuật độc đáo cho chiếc xe ô tô mà họ muốn xây dựng. Đó là một chiếc xe ô tô điện.
Smith tỏ ra hoài nghi, chế nhạo và xem lẫn một chút tò mò. Anh nhận ra rằng Eberhard và Tarpenning đã không phải tái tạo những công nghệ về vật lý mà chỉ cần kết hợp những công nghệ có sẵn để tạo thành bước đột phá mới.
"Ồ, hãy lái thử xem". Smith bước lên chiếc xe ô tô nhỏ màu vàng lạ lẫm cùng Eberhard và nói có cảm giác như chiếc xe được làm bằng tay vậy.
Trên thân xe có đề chữ "tzero", ám chỉ chữ "to" - một biểu tượng trong toán học thường dùng để biểu thị sự bắt đầu của thời gian trong một hệ thống.
Khi họ lái chiếc xe xuống con đường nổi tiếng Sand Hill Road, Eberhard giảm tốc độ và nói với Smith rằng hãy "thử chạm vào bảng điều khiển điện". Sau đó Smith thốt lên rằng "Đây không phải là một trải nghiệm khoa học nhỏ. Nó là một chiếc xe công nghệ cao".
Cuối cùng, Smith đã trở thành một trong 20 nhân viên đầu tiên của công ty xe hơi do Eberhard làm chủ. Chức danh của anh là phó chủ tịch kỹ thuật cho Tesla Motors.
NGUỒN GỐC
The Roadster - dòng xe thể thao chủ lực của Tesla tạo ra làn sóng khi được giới thiệu vào năm 2008. Tiếp đó mẫu xe Model S được giới thiệu năm 2013 và được tôn vinh là "Xu hướng ô tô của năm". Cùng trong năm đó, mẫu Model S được ghi nhận bán chạy hơn cả Mercedes Bez S Class, BMW 7 Series và một vài mẫu xe cao cấp khác.
Tuy nhiên, Tesla chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1990.
Một kỹ sư có tên là Marc Tarpenning đang làm việc cho tập đoàn Textron tại Ả rập Saudi. Trong lần về thăm nhà tại California, anh gặp một người bạn cũ là Greg Renda - người đang làm việc cho Wyse Technology tại San Jose. Renda khăng khăng nài nỉ Tarpenning tới văn phòng của anh để xem các thiết bị đầu cuối của Wyse đang làm việc.
Ở đây, Tarpenning gặp Martin Eberhard và họ nhanh chóng trở thành bạn bè. Dựa trên những lần gặp gỡ và nói chuyện cùng nhau, Eberhard và Tarpenning nảy ra ý tưởng hợp tác kinh doanh. Họ bắt đầu làm tư vấn cho một số công ty ổ đĩa từ các quán cà phê với những thiết bị máy tính và điện thoại sơ khai.
Thời kỳ đó, các thiết bị di động trở nên phổ biến và nhu cầu thời lượng pin dài càng tăng lên. Tarpenning nghĩ đến việc thay vì nạp điện sau mỗi 18 tháng như những bộ xử lý hiện tại, tại sao không thể sử dụng loại pin sạc lại sau mỗi 10 năm. Họ bắt đầu nghĩ về những ý tưởng kinh doanh liên quan đến vấn đề này: Có thể là thành lập công ty để giải quyết khúc mắc này nhưng sản phẩm nào thì có lợi khi thời lượng pin được kéo dài hơn?
Lúc đó Tarpenning cũng nghĩ đến những trang sách điện tử tiện dụng. Và ngày 15/4/1997, công ty NuvoMedia được thành lập và đến cuối 1998 họ cho ra mắt Rocket eBook và bán được hơn 20.000 chiếc trong năm 1999. Đến năm 2000 họ bán công ty này với giá 187 triệu USD.
Thời gian đó Eberhard ly hôn. Anh nói: "Tôi nghĩ đến chuyện mua một chiếc xe ô tô thể thao giống như bất kỳ người đàn ông nào khác nhưng tôi không thể đủ khả năng chi trả cho tiền xăng dầu". Lựa chọn tốt hơn sẽ là những chiếc xe điện, nhưng nó thực sự không tồn tại. Ý tưởng về xe ô tô điện bắt đầu. Sau nhiều nỗ lực, chiếc "tzero" ra đời.
Eberhard cân nhắc đến việc mở công ty riêng. Nhưng anh nghĩ đến việc tại sao đến nay ngành công nghiệp ô tô vẫn không nghĩ đến ý tưởng này. Tuy nhiên, thực tế trước đó GM đã thực hiện dự án sản xuất dòng xe EV-1 vào năm 2006 theo bộ phim tài liệu "Ai đã giết chết xe điện". The Washington Post cho biết GM đã phải chi hơn 1 tỷ USD phát triển dự án này nhưng thất bại.
Với niềm tin vào đội ngũ kỹ sư và những nghiên cứu về xe điện, Tarpenning đã bị thuyết phục để mở một công ty xe điện cùng Eberhard vào năm 2003.
KỶ NGUYÊN CỦA ELON MUSK
Tháng 2/2004, Elon Musk đã dành cho vòng huy động vốn Series A của Tesla 1 khoản đầu tư và gia nhập ban điều hành Tesla với vai trò chủ tịch. Từ khi còn đại học, mục tiêu số 1 của Musk là thương mai hóa các phương tiện chạy bằng năng lương điện, bắt đầu với những chiếc xe thể thao cao cấp hướng đến những lớp người đầu tiên có nhu cầu và càng nhanh càng tốt sau đó trở thành một xu thể phương tiện mới, bao gồm những chiếc sedans và xe bình dân.
Tháng 12/2007, Zeev Drori trở thành CEO và chủ tịch. Tháng 1/2008, Tesla đã sa thải một số thành viên chủ chốt làm việc tại công ty ngay từ những ngày đầu thành lập sau buổi giới thiệu bởi vị CEO mới. Theo Musk, Tesla buộc phải giảm 10% lực lượng lao động để giảm thiểu chi phí, vấn đề vốn bị mất kiểm soát từ năm 2007. Vòng huy động vốn thứ 5 diễn ra vào tháng 2/2008 tăng thêm 40 triệu USD. Musk đã đóng góp 70 triệu USD tài sản của anh vào công ty trong đợt này. Tháng 10/2008, Musk trở thành CEO của Tesla Motors còn Drori trở thành phó chủ tịch (nhưng sau đó tới tháng 12 anh này rời khỏi Tesla).
Tháng 7/2009, Tesla cho hay họ đã kiếm được xấp xỉ 1 triệu USD trong tổng doanh thu 20 triệu USD. Lợi nhuận chủ yếu đến từ dòng Roadster 2010, chiếc xe thể thao "đỉnh" nhất của Tesla.
Morgan Stanley từng gọi đây là "Công ty ô tô quan trọng nhất trên thế giới"
Ngày 29/6/2010, Tesla Motors bắt đầu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên sàn NASDAQ . Đợt IPO đã huy động được 226 triệu USD cho công ty. Đây là hãng chế tạo ô tô Mỹ đầu tiên IPO kể từ công ty Ford Motor Company IPO năm 1956. Suốt tháng 11/2013, cổ phiếu của Tesla đã sụt giảm hơn 20%, do những tin tức chiếc Model S thứ 3 bị cháy. Bất chấp sụt giảm, Tesla vẫn là công ty phát triển hàng top trong chỉ số Nasdaq 100 index năm 2013. Và cho tới thời điểm này, không còn nghi ngờ gì nữa, Tesla chính là nhà sản xuất ô tô có giá trị lớn nhất thế giới.
Ngày 1/10/2014, Musk đăng dòng tweet rằng đã đến thời gian giới thiệu dòng xe "D" và một số mẫu khác". Tesla đã giữ đúng lời hứa về một dòng xe tiện dụng hơn và giá cả hợp lý hơn so với Roadster trước đó. Cuối cùng lễ ra mắt diễn ra tại sân bay Hawthorne Municipal tại Los Angeles vào ngày 9/10.
Báo giới đồng loạt xôn xao về sự kiện này và về những bước đi của Musk. Công ty phân tích xã hội Crimson Hexagon nói rằng có hơn 7.500 dòng tweet về sự kiện này với chủ đề "Model D Car", "New Tesla Model D" và "Elon Musk". Ngoài ra có hơn 377 tin bài về sự kiện này trong ngày.
Thậm chí người ta còn nói: "Cảm nhận về sự kiện này giống như một buổi hòa nhạc hơn là lễ ra mắt sản phẩm". Musk đã tự tin đứng trên sân khấu giới thiệu về dòng xe mới với sự mong ngóng của khán giả.
Musk khẳng định mẫu Tesla D sẽ chính thức được bán vào tháng 2/2015.
TƯƠNG LAI RA SAO?
Kể từ đó, đã có rất nhiều công ty tham chiến thị trường xe điện, từ các startup nhỏ đến những ông lớn trong ngành. Tờ Bloomberg nhận định, cuộc chiến xem ai là người kiểm soát tương lai của ngành công nghiệp xe hơi sắp trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Tesla - nhà tiên phong của cuộc chiến này đã thống trị những giai đoạn đầu của kỷ nguyên năng lượng mới, nắm bắt trí tưởng tượng của các nhà đầu tư với tầm nhìn về thế hệ xe tiếp theo trông như thế nào. Họ chính là người chiếm ưu thế trong thị trường ô tô chạy hoàn toàn bằng điện còn rất non trẻ.
Ở phía bên kia là những gã khổng lồ theo đúng nghĩa đen khi xét về quy mô: Volkswagen AG và Toyota Motor là hai nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Với mỗi chiếc ô tô Tesla tạo ra vào năm ngoái, VW và Toyota đã bán được khoảng 10 hoặc 11 chiếc. Cả 2 công ty này đều hiểu rằng kỷ nguyên của các phương tiện chạy bằng pin đang hiện hữu và đang tìm cách làm sao để luôn dẫn đầu.
Trong vòng năm ngày của tháng trước, những bậc thầy về sản xuất ô tô hàng loạt này đã đặt ra kế hoạch chi 170 tỷ USD trong những năm tới để duy trì tuyên bố của họ đối với một ngành công nghiệp mà họ đã thống trị trong nhiều thập kỷ.
Toyota và Honda bị kiện vi phạm bằng sáng chế công nghệ Theo Nikkei, Toyota Motor và Honda Motor đã bị một công ty quản lý bằng sáng chế có trụ sở tại Mỹ cáo buộc vi phạm bằng sáng chế bao gồm các công nghệ liên lạc trong xe. Trong vụ kiện hiếm hoi nhắm vào các nhà sản xuất ô tô về việc sử dụng công nghệ liên lạc, Intelligence Ventures cáo buộc...