Mỹ vung 86 triệu USD sắm máy bay do thám để… ‘trùm mền’ 7 năm
Hơn 86 triệu USD là số tiền mà chính quyền Mỹ đã “vung” cho máy bay do thám ATR 42-500, định dùng nó để chống ma túy ở Afghanistan. Nhưng 7 năm trôi qua, món hàng 86 triệu USD vẫn chưa một lần cất cánh.
Sau khi người Mỹ hao tổn 86 triệu USD, chiếc ATR 42-500 này vẫn cứ ung dung nằm đất giải lao – Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ
Thật ra thì đơn giá ban đầu của chiếc ATR 42-500 chỉ vào khoảng 1/10 con số kể trên ở thời điểm người Mỹ mua nó vào năm 2008, tức chỉ 8,6 triệu USD. Nó thuộc một chương trình phối hợp giữa cơ quan phòng chống ma túy (DEA) và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giúp chính quyền Afghanistan chống ma túy. Lúc đó, DEA tuyên bố rằng chiếc ATR 42-500 sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng 3 năm ở Aghanistan với tổng chi phí vào mức 22 triệu USD.
Thế nhưng thanh tra của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 30.3 công bố báo cáo cho thấy sau hơn 7 năm được tậu về, chiếc ATR 42-500 vẫn trong tình trạng không thể hoạt động được, đang nằm ì ở Delaware (Mỹ), theo BBC.
Sau nhiều lần nâng cấp, bảo dưỡng cộng với hàng loạt chi phí “khủng” khác như xây nhà chứa máy bay ở Kabul (Afghanistan), chi phí để “nuôi” con chim sắt chưa một lần bay đã lên đến hơn 86 triệu USD, theo báo cáo kể trên.
Báo cáo đánh giá rằng giới chức hàng không của DEA đã không tính toán kỹ lưỡng về thời điểm, các chi phí cần thiết để vận hành máy bay như thuê phi công, thợ máy, người huấn luyện, phụ tùng…
Đến nay, chỉ có một điều chắc chắn: chiếc ATR 42-500 sẽ không phải bay sang tận Afghanistan nữa, vì chương trình chống ma túy dự định sẽ sử dụng nó đã kết thúc vào năm 2015.
Video đang HOT
Lính Mỹ tại Afghanistan – Ảnh: AFP
Giới chức DEA nay nói với các thanh tra rằng một khi chiếc máy bay sẵn sàng, nó sẽ được chuyển sang họat động ở vùng Caribê và Mỹ Latinh; nhưng đó rõ ràng không phải là mục đích để tốn tiền mua chiếc máy bay ngay từ đầu, theo Bộ Tư pháp.
Vụ bê bối máy bay do thám chống ma túy được công bố chỉ 2 tháng sau khi thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan, ông John Sopko tố cáo Bộ Quốc phòng Mỹ lãng phí hàng triệu USD cho các chương trình tái thiết cẩu thả ở Afghanistan. Chẳng hạn như việc chi đến 6 triệu USD để nhập về đàn dê vàng từ Ý, được cho là giúp ngành dệt vải cashmere ở Afghanistan, nhưng đó là một chương trình rất kém hiệu quả, đến nỗi ông Sopko kết luận còn chưa rõ đám dê vàng đó đã… vào nồi hết chưa.
Hay chi phí đến 43 triệu USD đã đổ ra để xây dựng một trạm xăng ở Afghanistan nếu đem so sánh với một trạm xăng tương tự ở nước Pakistan sát sườn thì thấy cao gấp…140 lần. Thanh tra Sopko cho rằng gian lận và tham nhũng là lý do đẩy chi phí lên tới mức khó tin kể trên.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mắt thần U-2 NATO muốn do thám Nga từng bị bắn hạ
Tướng Mỹ chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu tuyên bố cần cho máy bay do thám U2 của EU trở lại thực hiện hoạt động trinh sát Nga.
Tờ Independent trích lời tướng Philip Breedlove tuyên bố, những chiếc máy bay này là phương tiện tình báo bổ sung cần thiết để đương đầu hiệu quả với "mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Moscow".
Ngay từ hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2014 các đồng minh trong NATO đã thông qua quyết định tăng cường hiện diện quân sự của khối này trên biên giới phía đông của liên minh. Như lý giải của NATO, động thái cần thiết như vậy gắn với tình hình khủng hoảng xung quanh Ukraine. Và xem ra máy bay do thám U-2 đang trở thành lựa chọn hàng đầu của NATO nhằm theo dõi Nga.
Máy bay do thám U-2 và những thiết bị do thám bổ trợ.
U-2 là sản phẩm của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ, Không quân Hoa Kỳ và Công ty chế tạo chiến đấu cơ hàng đầu Lockheed, nó được coi là biểu tượng của Mỹ, thu được rất nhiều kết quả trong Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Trên thực tế, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của U-2 được triển khai vào tháng 8/1955, và chính thức được đưa vào hoạt động năm 1956 dưới sự quản lý của CIA.
Ban đầu, giám đốc dự án chế tạo U-2 nói rằng nó được sản xuất để nghiên cứu thời tiết phục vụ cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên sau đó, báo chí phát hiện ra các nhiệm vụ của U-2 ở bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Trên thực tế, U-2 chưa bao giờ được chế tạo để đo đạc thời tiết. Nó được trang bị những camera độ nét cao để chụp ảnh và hệ thống điện tử tinh vi nhằm thu thập các thông tin tình báo.
Mục tiêu chính của U-2 là lãnh thổ Liên Xô, đối thủ lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Mỹ sẽ dựa vào những thông tin này để đánh giá các tiến bộ trong khoa học và công nghệ của Liên Xô.
Ngoài ra, các máy bay U-2 cũng được sử dụng để thu thập thông tin tình báo liên quan đến các hoạt động quân sự trong các cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq, Ả-rập Xê-út, Lebanon và Yemen.
Bắn hạ U-2
Các hoạt động của U-2 gần như bí mật tuyệt đối trong nhiều năm, cho đến ngày 1/5/1960. Chiếc U-2 do phi công kỳ cựu Gary Powers, người đã chụp ảnh được hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong một căn cứ quân sự của Liên Xô, điều khiển đã bị bắn hạ bởi hàng loạt tên lửa đất đối không của quân đội Xô Viết.
14 tên lửa SA-2 đã đồng loạt bay lên khi phát hiện chiếc U-2 của Powers. Dù không thể đạt đến độ cao 20,4km mà chiếc U-2 đang bay, nhưng sóng xung kích từ các tên lửa phát nổ đã khiến chiếc máy bay bị vỡ vụn.
Phía Mỹ ngay lập tức khẳng định chiếc U-2 bị nạn khi làm nhiệm vụ đo đạc thời tiết, nhưng viên phi công bị bắt sống và toàn bộ dữ liệu từ xác chiếc máy bay được giải mã vạch trần âm mưu do thám của cơ quan tình báo Mỹ. Viên phi công Powers bị kết tội gián điệp và giam giữ trong 2 năm.
Thực tế, U-2 có thể bay ở độ cao hơn 21km, cao gấp đôi trần bay của máy bay thương mại thông thường. Ở độ cao này, rất ít loại tên lửa có thể với tới, nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho phi công trong khoang lái.
Do bay ở độ cao lớn nên phi công dễ bị khó thở do không khí quá loãng, vì vậy trang phục dành cho người điều khiển U-2 cũng rất đặc biệt.
Nó giống như bộ quần áo của các phi hành gia, nhằm đảm bảo áp suất. Ngoài ra, các phi công cần phải thở oxy một tiếng trước khi cất cánh để giảm lượng Nitơ trong máu.
Dù đã được sản xuất từ rất lâu, nhưng những chiếc U-2 vẫn vượt trội hơn so với máy bay do thám không người lái Global Hawk 30.
Những chiếc Global Hawk 30 tối tân có giá thành đắt đỏ chỉ có thể bay được ở độ cao 18.300m và dễ bị bắn hạ hơn. Ngoài ra, những bức ảnh do Global Hawk 30 chụp không thể nét bằng những gì U-2 có thể cung cấp.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc ra mắt máy bay do thám mới CSA-003 Được trang bị để hoạt động chuyên nghiệp, máy bay do thám điện tử mới nhất của Trung Quốc CSA-003 vừa được công bố. CSA-003. Với tên gọi Máy bay do thám điện tử "Scout" CSA-003, máy bay mới của TQ được thiết kế bởi Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc. CSA-003 là loại máy bay gián điệp đặc biệt, cũng...