Mỹ viện trợ trị giá 1 tỷ USD cho các nước đối mặt với nạn đói
Ngày 18/4, Bộ Nông nghiệp Mỹ và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USDA) thông báo sẽ viện trợ hàng hóa trị giá 1 tỷ USD của Mỹ cho các quốc gia có tỷ lệ nạn đói cao.
Các bà mẹ đưa con bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực tới khám tại một trung tâm dinh dưỡng của Hội chữ thập Đỏ ở Panthau, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (UNWFP), các quốc gia sẽ nhận được viện trợ – bao gồm CHDC Congo, Yemen, Nam Sudan, Sudan và Haiti – nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì nạn đói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack tuyên bố: “Khi hàng triệu người đang gặp khó khăn trên toàn thế giới, ngành nông nghiệp Mỹ có thể cung cấp hỗ trợ”.
LHQ cảnh báo nạn đói toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Năm 2023, có tới 745 triệu người trên toàn thế giới bị đói ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng, khiến thế giới đi chệch khỏi mục tiêu chấm dứt nạn đói vào năm 2030 trong Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Theo LHQ, nguyên nhân dẫn đến nạn đói gia tăng là xung đột toàn cầu, biến đổi khí hậu và quá trình phục hồi lâu dài sau đại dịch COVID-19 đối với người nghèo trên thế giới. Nạn đói đang gia tăng nhiều nhất ở châu Phi cận Sahara.
USDA cho biết các loại lương thực trồng ở Mỹ sẽ được mua và gửi ra nước ngoài bao gồm ngũ cốc và đậu. Cũng theo USDA, Mỹ cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ nạn đói gia tăng sau đại dịch và cơ quan này đã chi 2,3 tỷ USD để mua thực phẩm cho trường học và ngân hàng thực phẩm trong năm 2022.
IMF tài trợ khẩn cấp 112,7 triệu USD để Nam Sudan giải quyết vấn đề thiếu lương thực
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận với Nam Sudan về việc giải ngân khoản tài trợ khẩn cấp trị giá khoảng 112,7 triệu USD.
Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam Sudan ngày 6/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
IMF tuyên bố khoản tài trợ khẩn cấp mới này sẽ giúp Nam Sudan giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực, hỗ trợ chi tiêu trợ cấp xã hội và tăng cường dự trữ ngoại hối.
Sự kết hợp giữa xung đột cục bộ kéo dài, lũ lụt nghiêm trọng trong 4 năm liên tiếp và giá cả hàng hóa tăng cao liên quan tình hình xung đột tại Ukraine, đã đẩy số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở quốc gia châu Phi này lên 8,3 triệu người vào năm 2022 (hơn 2/3 dân số).
Phái đoàn IMF đến Nam Sudan từ ngày 7 - 17/11 để xác nhận những cải cách quan trọng đã được đưa ra kể từ khi bắt đầu chương trình do nhân viên của IMF giám sát vào tháng 3/2021, chẳng hạn như thống nhất được tỷ giá hối đoái chính thức và song song.
IMF đánh giá cao các biện pháp do Bộ Tài chính và Kế hoạch và Ngân hàng Nam Sudan triển khai thực hiện kể từ tháng 8 đến nay, nhằm khôi phục kỷ luật tài khóa và ngăn chặn xu hướng mở rộng cung tiền, giúp ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng gần đây.
Theo IMF, trong thời gian tới, yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan chức năng Nam Sudan là theo đuổi các chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, đồng thời củng cố và mở rộng những biện pháp đang được thực hiện theo chương trình do nhân viên IMF giám sát để cải thiện công tác quản lý tài chính công.
LHQ kêu gọi viện trợ 2,8 tỷ USD cho Gaza, Bờ Tây Ngày 16/4, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 2,8 tỷ USD trong năm này để giúp đỡ người dân Dải Gaza bị chiến tranh tàn phá, cũng như người Palestine tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng. Người dân xếp hàng chờ mua bánh mỳ tại thành phố Gaza ngày 14/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại một...