Mỹ vẫn sa lầy tại Afghanistan
Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ (Centcom) Kenneth McKenzie cho biết nước này sẽ giảm số quân đóng ở Iraq từ 5.200 xuống còn 3.000; đến cuối tháng 10-2020, số lượng quân Mỹ đóng ở Afghanistan giảm xuống còn 4.500 người.
Trước đó, có thông tin cho biết để thực hiện cam kết của Tổng thống Donald Trump liên quan đến việc Mỹ thoát khỏi các cuộc chiến “không hồi kết”, Washington có kế hoạch rút một phần quân lính từ Iraq và Afghanistan trước cuộc bầu cử ngày 3-11.
Nếu việc Taliban ở Afghanistan bị lật đổ trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, al-Qaeda ở nước này bị thiệt hại nặng nề và Osama bin Laden bị tiêu diệt, có thể coi là thành quả quan trọng mà Mỹ giành được khi phát động cuộc chiến thì sự trỗi dậy trở lại của Taliban ở dãy núi phía Đông Afghanistan và việc al-Qaeda vẫn tồn tại chứng tỏ tình hình Afghanistan đã trở lại tình trạng như trước khi Washington phát động chiến tranh.
Có lẽ điều mà Mỹ bất ngờ là họ đã sa lấy ở Afghanistan, bị thiệt hại quá nhiều về người và của cải. Hình ảnh quốc gia của Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, tính đến năm 2019 có khoảng 2.400 binh sĩ Mỹ chết ở Afghanistan, hơn 20.000 binh sĩ bị thương. Chi phí mà Washington dành cho cuộc chiến này cũng lên tới hàng nghìn tỷ USD, đó là chưa bao gồm đồng minh của Mỹ, thiệt hại về người và của cải của quân đội Chính phủ Afghanistan.
Tình hình thực tế tàn khốc đó chứng tỏ cuộc chiến Afghanistan đã trở thành “một vết thương khó lành” làm suy giảm sức mạnh quốc gia của Mỹ. Hơn nữa, cuộc chiến này còn khiến danh tiếng “bất khả chiến bại” của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến tranh từ đầu thế kỷ 21 đến nay bị hoen ố. Tình hình thực tế của cuộc chiến Afghanistan cũng buộc nhiều người Mỹ đánh giá thận trọng là có nên rút quân đội Mỹ khỏi chiến trường này hay không.
Tổng thống Donald Trump chủ trương rút quân khỏi Afghanistan. Khi tranh cử Tổng thống, ông coi việc thoát khỏi những cuộc chiến “không hồi kết” là một trong những cam kết và khi lên nắm quyền đã bày tỏ ý định muốn rút quân khỏi Afghanistan. Ông là người đã từng tuyên bố phí tổn của Mỹ ở Afghanistan quá lớn, hơn nữa sự an toàn của quân đội Mỹ ở đây không được đảm bảo, năm nào cũng có nhiều người chết và bị thương. Việc chấm dứt cuộc chiến 20 năm gần như là điều nước Mỹ không thể níu kéo được nữa.
Video đang HOT
Lính Mỹ tại Afghanistan.
Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ, nghị sĩ quốc hội và sĩ quan cấp cao lại không ủng hộ quyết định rút quân của Tổng thống Trump. Họ cho rằng việc rút quân quá nhanh sẽ phá hủy thành quả của Washington nhằm tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) và al-Qaeda, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia Mỹ. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford nhận định việc sử dụng cụm từ “rút quân” là quá sớm, trong môi trường an ninh hiện nay, lực lượng an ninh của Afghanistan cần sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Mỹ đã lấy danh nghĩa “chống khủng bố” để phát động cuộc chiến Afghanistan, và xác định Taliban là tổ chức khủng bố. Mỹ còn liên tục tuyên bố quyết không thỏa hiệp với bất kỳ tổ chức, lực lượng và phần tử khủng bố nào. Nhưng, điều gây bất ngờ là hiện nay Mỹ lại chuyển sang xem Taliban là đối tác đàm phán.
Thực ra, Mỹ và Taliban đã tiếp xúc và đàm phán, trải qua một quá trình từ bí mật đến công khai. Từ tháng 10-2018, Chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều vòng đàm phán với Taliban tại Doha (Qatar), hai bên từng sắp đạt được thỏa thuận vào tháng 9-2019 nhưng Tổng thống Trump đột nhiên ngừng đàm phán song phương với lý do Taliban tấn công làm binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Cuối năm 2019, hai bên khởi động lại đàm phán. Nhưng, điều gây khó hiểu là tiếp xúc và đàm phán giữa hai bên lại được tiến hành khi không có sự tham dự của Chính phủ Afghanistan, mặc dù chính phủ này có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Hiện tồn tại một số bất đồng chính giữa Mỹ và Taliban. Với Taliban, quân đội nước ngoài đóng ở Afghanistan do Mỹ lãnh đạo là lực lượng xâm lược và chiếm đóng, nên toàn bộ phải rút khỏi nước này. Nhưng, đến nay Washington vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng đối với vấn đề này. Hai là vấn đề Chính phủ Afghanistan.
Mỹ yêu cầu Taliban đối thoại trực tiếp với Chính phủ Afghanistan nhưng Taliban lâu nay luôn từ chối thừa nhận chính phủ này. Ba là vấn đề ngừng bắn. Taliban cho rằng có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn trước với quân đội Mỹ nhưng có ngừng bắn với quân đội Chính phủ Afghanistan hay không thì lại là một vấn đề khác.
Mỹ và Taliban cuối cùng cũng đã ký thỏa thuận hòa bình vào ngày cuối cùng của tháng 2-2020 tại Doha, Qatar. Từ thỏa thuận hòa bình mà Mỹ ký với Taliban và tuyên bố chung Washington – Kabul, Mỹ và Taliban đã đạt được một số thỏa hiệp. Washington có cam kết giảm quy mô quân đội đóng tại Afghanistan và hơn một năm sẽ rút toàn bộ khỏi nước này. Đồng thời Taliban cũng đồng ý đối thoại và đàm phán với Chính phủ Afghanistan.
Thực ra, điều Mỹ thực sự quan tâm là làm thế nào chấm dứt cuộc chiến Afghanistan mà vẫn giữ thể diện, làm thế nào để rút khỏi Afghanistan thuận lợi. Một là vẫn tiếp tục giữ lại một ít quân ở Afghanistan hoặc duy trì sự hiện diện quân sự bằng một số hình thức khác. Hai là Chính phủ Afghanistan hiện tại có thể tiếp tục nắm quyền. Đương nhiên, đây chỉ là ý tưởng đơn phương của người Mỹ.
Thực tế đã chứng minh, diễn tiến của tình hình ở Afghanistan là điều mà Mỹ không thể hoàn toàn kiểm soát và điều khiển. Nếu Mỹ thực sự rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan, có nghĩa là cuộc chiến do Washington phát động cuối cùng không những không giành được thành quả mà còn gây thương vong nhiều cho quân nhân Mỹ và tổn thất hàng trăm tỷ USD, ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín quốc gia. Tình thế tiến thoái lưỡng nan đó khiến quan chức Lầu Năm Góc và Nhà Trắng lâm vào thế khó hiện nay.
Afghanistan với cuộc chiến 'bế tắc' trong 19 năm
Gần 2 thập kỷ sau khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích chống chính quyền Taliban cầm quyền khi đó ở Afghanistan, bắt đầu "khai hỏa" cuộc chiến được cho là dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, đất nước Tây Nam Á này vẫn đang đứng trước vô vàn khó khăn.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại Sangin, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc Mỹ đưa quân vào Afhganistan sau các vụ không kích ngày 7/10/2001, đã nhanh chóng lật đổ chế độ Taliban - mà Washington cho là đã hỗ trợ tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda - đứng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, khiến gần 3.000 người ở Mỹ thiệt mạng chỉ vài tuần trước đó. Thế nhưng, 19 năm đã trôi qua, Afghanistan vẫn chưa yên tiếng súng, nhiều vụ tấn công đã và đang xảy ra, cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường.
Do đó, dù ngày 19/2 vừa qua, Taliban và Mỹ ký thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột, và hiện lực lượng này cũng đang tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Chính phủ Afghanistan, song nhiều người dân Afghanistan vẫn đang "sống trong sợ hãi", do lo ngại nguy cơ lực lượng Taliban mở rộng tầm ảnh hưởng. Hơn ai hết họ chính là những nhân chứng sống dưới chế độ tàn khốc của Taliban, từng chứng kiến lực lượng này sát hại phụ nữ với cáo buộc ngoại tình, tấn công các cộng đồng tôn giáo thiểu số, cấm trẻ em đi học. Như chia sẻ của cô Katayoun Ahmadi, một bà mẹ, 26 tuổi, đang sống ở thủ đô Kabul: "Chế độ Taliban giống như một cơn ác mộng" và cô rất lo ngại cho tương lai của mọi người và của chính con gái cô. Ahmadi nhớ lại hình ảnh những ngón tay và bàn tay đẫm máu, đứt lìa trên đường phố Kabul dù chủ nhân của chúng chỉ phạm những tội rất nhỏ.
Việc Mỹ đưa quân vào Afghanistan năm 2011 từng làm dấy lên hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho giới trẻ Afghanistan, đặc biệt là những trẻ em gái, mở ra một Hiến pháp mới đảm bảo một số quyền tự do trong đó có quyền được học hành. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Doha (Qatar), bắt đầu từ tháng trước, Taliban nhắc rất ít tới các vấn đề như quyền của phụ nữ. Còn anh Farzad Farnood, 35 tuổi, chồng của Ahmadi, và là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Afghanistan cho rằng việc gia tăng các vụ bạo lực liên quan đến Taliban kể từ khi lực lượng này ký kết thỏa thuận với Washington cho thấy về bản chất Taliban không hề thay đổi. Theo Farnood, thỏa thuận này không thể mang lại hy vọng cho người dân Afghanistan và toàn bộ những thành tựu đã đạt được trong 18 năm qua không hề tồn tại dưới chế độ Taliban.
Trong khi đó, ông Zia-ul-Rahman, từng tham gia lực lượng Taliban chống binh sĩ nước ngoài và quân chính phủ trong 4 năm cho biết Taliban đang thúc đẩy việc thành lập một hệ thống Hồi giáo, mặc dù Hiến pháp của nước này ưu tiên cho tôn giáo.
Trên thực tế, việc Mỹ đưa quân tới Afghanistan đã gây tổn hại rất lớn đối với cường quốc số 1 thế giới này, khi Washington phải tiêu tốn tới hơn 1.000 tỷ USD và mất đi mãi mãi khoảng 2.400 binh sĩ. Ngay cả Lầu Năm góc còn mô tả cuộc chiến này là bế tắc.
Dù Taliban và Chính phủ Afghanistan đang tiến hành đàm phán ở Doha, song tiến trình này chắc chắn phải kéo dài vài năm mới có thể tìm được tiếng nói chung trong một loạt vấn đề. Còn người dân cũng đang rất quan ngại việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan có thể giúp Taliban nắm quyền ở Afghanistan. Nếu điều này xảy ra, không ai dám khẳng định một tương lai tốt đẹp đón đợi đất nước Tây Nam Á này ở phía trước.
Giẫm đạp tại sân vận động ở Afghanistan làm 15 người thiệt mạng Giới chức Afghanistan cho biết, ngày 21/10, ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương trong vụ giẫm đạp xảy ra tại một sân vận động, nơi hàng nghìn người đang tập trung để xin thị thực từ lãnh sự quán Pakistan tại miền Đông Afghanistan. Người dân tập trung tại sân vận động sau vụ giẫm đạp ở...