Mỹ vẫn mở cánh cửa nối lại đàm phán với Triều Tiên
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ, Mỹ khẳng định vẫn sẵn sàng đàm phán và tiến hành các thảo luận mang tính xây dựng với Triều Tiên để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa, thiết lập nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai. (Ảnh: qdnd.vn).
Hôm 24/5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ vẫn sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên và xác định rất rõ ràng quan điểm này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục tuân thủ thỏa thuận mà hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã đạt được tại Singapore hồi tháng 6/2018 với cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên và thiết lập nền hòa bình bền vững. Mỹ sẵn sàng thảo luận mang tính xây dựng với Triều Tiên để thúc đẩy tiến trình “một cách đồng thời và song song”.
Trước đó, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này cho biết, đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ không được nối lại trừ khi Washington đưa ra “phương thức tính toán mới”.
Video đang HOT
Theo Reuters, trong một diễn biến liên quan, ngày 25/5, phát biểu tại một cuộc họp báo tại Tokyo trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và kêu gọi nhà lãnh đạo Kim Jong Un quay trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả các cuộc thử nghiệm của Triều Tiên mới đây là “vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ”.
Phát biểu tại hội nghị bàn tròn báo chí, ông John Bolton nêu rõ, nghị quyết của HĐBA LHQ nghiêm cấm phóng bất kỳ tên lửa đạn đạo nào. Vì vậy, việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên mới đây rõ ràng là một sự vi phạm.
Ông John Bolton cho biết thêm, Washington sẽ không thay đổi lập trường của mình so với những gì đã được vạch ra tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội, song Tổng thống Donald Trump vẫn để mở cánh cửa đối thoại với Triều Tiên.
Trước đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul cho biết, Hàn Quốc và Mỹ đang cân nhắc “nhiều cách khác nhau” để nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa hiện đang đình trệ với Triều Tiên.
Đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ kể từ khi Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un diễn ra hồi tháng 2 vừa qua kết thúc mà không có thỏa thuận nào. Hai bên đã không tìm được tiếng nói chung về phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng cũng như việc nới lỏng trừng phạt của Washington.
Vụ phóng tên lửa ngày 9/5 vừa qua của Triều Tiên là vụ phóng thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần trong bối cảnh cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ lâm vào bế tắc.
Trước đó, ngày 4/5, Triều Tiên đã phóng một số vật thể bay với tầm bắn 70-200km trên biển. Sau đó, KCNA đã thông báo rằng, Triều Tiên vừa thử nghiệm các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa và vũ khí dẫn đường chiến thuật.
Những động thái quân sự liên tiếp này khiến bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt sau một thời gian dài bình yên khi Bình Nhưỡng ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa để tham gia các vòng đàm phán phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, phản ứng trước những động thái này của Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump cho biết ông không coi các vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên là hành động “phá vỡ niềm tin”. Trả lời phỏng vấn trang tin Politico, ông Donald Trump nhấn mạnh: “Đó đều là tên lửa tầm ngắn và tôi không coi đó là hành động phá vỡ niềm tin”.
Về phần mình, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun nhận định, Washington vẫn để ngỏ khả năng nối lại đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng, bất chấp các động thái gần đây của Triều Tiên./.
Theo Lâm Anh (qdnd.vn)
Kim Jong-un khăng khăng chỉ tiết lộ bí mật hạt nhân với Trump
Christopher Hill, nhà thương thuyết Mỹ, từng làm trưởng đoàn đàm phát hạt nhân 6 bên với Triều Tiên mới đây cho biết, Bình Nhưỡng đã từ chối tiết lộ chi tiết về chương trình hạt nhân của nước họ với Mỹ trước hội nghị song phương mới nhất và nhất quyết chỉ tiết lộ với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
"Điều tôi nghe được về đề xuất Yongbyon là họ không cung cấp thông tin chi tiết và chỉ muốn cung cấp thông tin chi tiết cho Tổng thống Trump. Họ khẳng định họ chỉ muốn cung cấp tất cả các chi tiết cho Tổng thống Trump, vì họ nghĩ rằng họ có cơ hội tốt hơn để mặc cả một thỏa thuận với ông Trump", ông Hill cho biết.
Trong khi đó, người đứng đầu văn phòng tại Seoul của báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) cùng ngày tiết lộ rằng các quan chức tình báo Mỹ và Hàn Quốc ước tính có "ít nhất 300 cơ sở liên quan đến hạt nhân" ở Triều Tiên.
Ông Yoshihiro Makino cho biết chúng bao gồm các mỏ uranium, địa điểm thử hạt nhân và các nhà máy sản xuất vũ khí. Ông nói thêm rằng các cơ sở làm giàu uranium chỉ có khoảng 10 nơi.
Bình luận trên được đưa ra để đáp lại một tuyên bố khác từ chính Tổng thống Trump, người đã tuyên bố với Fox News hôm Chủ nhật tuần trước rằng, có "năm" địa điểm hạt nhân ở Triều Tiên.
Theo Danviet
Triều Tiên mất kiên nhẫn về tiến triển trong đàm phán hạt nhân? Giới phân tích nhận định những động thái gần đây chứng tỏ Bình Nhưỡng ngày càng mất kiên nhẫn với cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ với Mỹ, cũng như hợp tác kinh tế liên Triều thiếu tiến triển. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: TTXVN Triều Tiên đã bắn một số vật thể bay tầm ngắn không xác...