Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Ngày 6/9, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, ông John Podesta cho biết giới chức Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh song phương để thảo luận về những nỗ lực giảm phát thải khí methane, loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên và những loại khí thải khác gây hại môi trường song không phải là CO2.
Ông John D. Podest, lúc là Chánh Văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC ngày 6/11/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Podesta đưa ra thông tin như vậy khi trả lời báo giới tại Bắc Kinh, sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Về cuộc gặp này, ông Podesta cho biết hai bên đã có cuộc thảo luận rất tích cực về Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP 29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan, vào tháng 11 tới. Hai bên cũng thảo luận về việc chuẩn bị đệ trình các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng vào năm 2035 lên Liên hợp quốc trước thời hạn vào đầu năm sau.
Theo Đặc phái viên này, hai bên thừa nhận vẫn tồn tại những khác biệt trong quan điểm về các biện pháp giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, song đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh khiến Trái Đất nóng lên, như methane, N2O và chlorofluorocarbon (viết tắt là CFC).
Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm CO2 – loại khí nhà kính nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, methane (CH4) – một loại khí thải khác có khả năng khiến Trái Đất ấm lên – cũng đã trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận gần đây.
Video đang HOT
Methane là mục tiêu then chốt của các quốc gia muốn cắt giảm khí thải nhanh chóng và làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu. Nguyên nhân là do lượng lớn khí methane đang rò rỉ vào khí quyển từ cơ sở hạ tầng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng phát thải methane từ ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gia tăng trong 3 năm qua.
Tầm quan trọng đặc biệt của hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia
Các nhu cầu cấp bách về địa lý và kinh tế khiến bản thân mối quan hệ Australia - ASEAN trở nên quan trọng, nhưng đây cũng là điểm khởi đầu để phát triển những khả năng mới cho tương lai chiến lược của Australia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp toàn thể HNCC Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bình luận trên trang web của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) ngày 6/3, Anthony Milner, cố vấn cấp cao của Asialink tại Đại học Melbourne và là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Malaya cho rằng Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN - Australia tại Melbourne (diễn ra từ ngày 4 - 6/3) mang đến cơ hội cho Australia nắm bắt "chủ nghĩa khu vực bao trùm" của ASEAN và vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc làm trung gian cho cuộc cạnh tranh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giữa các cường quốc.
Hợp tác của Australia với Đông Nam Á đang bắt đầu đi vào thực chất khi Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanes sẽ sẽ thành lập Quỹ Tài trợ đầu tư Đông Nam Á trị giá 2 tỷ đô la Australia (1,3 tỷ USD) để thúc đẩy thương mại và đầu tư hai chiều với Đông Nam Á. Quỹ này cũng xúc tiến các khoản đầu tư của Australia vào năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng và nó đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Australia tuần này tại Melbourne.
Quỹ đầu tư trên - một khuyến nghị từ cố vấn kinh tế Đông Nam Á của Chính phủ Australia, Nicholas Moore - là một dấu hiệu đáng hoan nghênh về cam kết của Canberra liên quan đến việc khắc phục điểm yếu rõ ràng trong cam kết kinh tế quốc tế của nước này.
Tuy nhiên, từ góc độ dài hạn, hội nghị thượng đỉnh này còn có nhiều điều ý nghĩa hơn là thương mại. Một vấn đề quan trọng không kém đang được thảo luận là vị thế của Australia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang thay đổi và liệu Canberra có đủ khả năng điều chỉnh vị thế chiến lược của mình để đáp ứng những thay đổi đó hay không.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt đầu tiên giữa Australia và ASEAN vào năm 2018 chỉ nhận được năm dòng trong cuốn hồi ký chính trị dài 698 trang của thủ tướng lúc bấy giờ là Malcolm Turnbull, và cộng đồng chính sách Australia tiếp tục bận tâm đến Trung Quốc cũng như động lực Mỹ - Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh này mang lại cơ hội để xem xét lý do tại sao Đông Nam Á về cơ bản lại quan trọng đối với Australia và tại sao chặng đường này có thể không hề dễ dàng.
Các nhu cầu cấp bách về địa lý và kinh tế khiến bản thân mối quan hệ Australia - ASEAN trở nên quan trọng, nhưng đây cũng là điểm khởi đầu để phát triển những khả năng mới cho tương lai chiến lược của Australia.
Không có rào cản nào trong việc tăng cường tương tác của Australia với Đông Nam Á. Đây là khu vực châu Á gần Australia nhất, nơi các cường quốc, trong đó có Mỹ và Trung Quốc đang can dự mạnh. Tham gia tương tác hiệu quả với ASEAN chỉ có thể nâng cao ảnh hưởng rộng lớn hơn của Australia. Ngoài ra, hiện nay, khi Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dường như ngày càng trở nên đa cực thay vì do Mỹ dẫn đầu, việc định vị Australia trên trường quốc tế theo nghĩa hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN cũng như là một đồng minh của Mỹ là điều hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề đặt ra.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Trưởng đoàn và Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chụp ảnh chung. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Chắc chắn, Australia có lợi thế đối với ASEAN. Ngoài việc là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN cách đây 50 năm, nước này còn am hiểu về Đông Nam Á và các trường đại học của Australia là nhà cung cấp cơ họi giáo dục phương Tây hàng đầu cho khu vực.
Nhưng gần đây, mối quan hệ Australia - ASEAN đã thay đổi và nhiều người trong cộng đồng chính sách Australia chưa chú ý đến điều này. GDP của Australia đã từng lớn hơn tổng các nước ASEAN cộng lại và Australia có xu hướng coi mối quan hệ với khu vực là hỗ trợ phát triển. Ngày nay, GDP của ASEAN gấp đôi Australia, lớn hơn Ấn Độ và hơn 4/5 quy mô kinh tế của Nhật Bản. Giới lãnh đạo Nhật Bản thừa nhận rằng mối quan hệ cũ của họ với khu vực Đông Nam Á đã kết thúc. Về phía Trung Quốc, nhiều nước ASEAN xếp nền kinh tế này là điểm đến thương mại hàng đầu. Từ năm 2020, ASEAN đã đạt được vị thế là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc.
Bất chấp những số liệu thống kê ấn tượng như vậy, một số nhà bình luận vẫn tiếp tục coi Đông Nam Á là "sân sau" của Australia và các tuyên bố chính thức của Chính phủ Australia vẫn nói về "hỗ trợ phát triển cho Thái Bình Dương và Đông Nam Á".
Australia vào năm 1974 quan trọng hơn đối với Đông Nam Á so với ngày nay. Mặc dù ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia nhưng nước này chỉ đứng thứ tám trong danh sách mười đối tác hàng đầu của ASEAN. Sự thống trị hiện tại của Trung Quốc đã được nhiều người biết đến. Nhưng Hàn Quốc, một nước tầm trung cách đây vài thập kỷ, ngày nay có kim ngạch thương mại với Đông Nam Á tăng gấp đôi. Về đầu tư, Australia chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ có 3,45% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của nước này là vào khu vực Đông Nam Á. Trong khi Đông Nam Á đang thu hút vốn từ nhiều quốc gia khác, bao gồm cả ở châu Âu, đầu tư ra nước ngoài của Australia có xu hướng tập trung vào Anglosphere (thế giới nói tiếng Anh).
Năm thập kỷ trước, Australia là đồng minh thân cận của cường quốc thống trị khu vực và được coi là nước đi đầu trong phát triển kinh tế và phát triển dân chủ. Ngày nay nền dân chủ đó đã mất đi phần nào sức ảnh hưởng và cuộc khảo sát ở Singapore đối với quan điểm của các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á cho thấy Trung Quốc được coi là quốc gia có "ảnh hưởng chính trị và chiến lược" nhất. Những đóng góp của Australia cho khu vực tiếp tục được coi là mang tính xây dựng, nhưng nhiều quốc gia phát triển đang cạnh tranh sự chú ý của khu vực. Là một điểm đến cho giáo dục đại học, Australia vẫn có thế mạnh, mặc dù hiện nay có ít nhà lãnh đạo Đông Nam Á có bằng cấp của Australia hơn.
Chuyên gia Milner kết luận, trong khi việc tập trung vào "khí hậu và năng lượng sạch" và "nền kinh tế xanh" tại hội nghị thượng đỉnh mới nhất nên được hoan nghênh, thì sự tham gia sâu hơn với Đông Nam Á đồng nghĩa với việc có nhiều đầu tư, học bổng và sáng kiến phát triển hơn. Suy cho cùng, Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia mang đến cơ hội xem xét bản sắc quốc tế mới cho Australia, dù còn có những khác biệt quan trọng trong văn hóa chiến lược cần được xem xét nghiêm túc.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Trung Quốc hối thúc đoàn kết, hợp tác và hội nhập Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 18 ở Ấn Độ ngày 9/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi các nước thành viên kiên quyết thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, cùng duy trì sự ổn định và...